Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 18 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Tiếp tục ôn Tập đọc; Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút ); trả lời được 1 hoặc 2 CH về nội dung đoạn, bài. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn ( BT 2 ).

- HS tích cực, chủ động hoc tập.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. 3 tờ phiếu viết 3 đoạn văn trong BT 2.

- HS : Vở BT TV in.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp khi ôn tập.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ 1: Ôn tập đọc - Từng HS lên bốc thăm bài TĐ ( sau khi bốc thăm, xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút ).

- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 18 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách tính chu vi hình chữ nhật, cách tìm một phần mấy của một số.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị kiểm tra cuối kì I. 
Chiều (tiết 1) tự nhiên - xã hội
 vệ sinh môi trường
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu tác hại của rác thải, biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh và làm hại sức khoẻ con người và động vật. Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh.
 - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
 - GD HS có ý thức giữ gìn môi trường, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
 - Hình vẽ trong SGK tr 68, 69. 
 - Thảo luận nhóm.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
Cách tiến hành : 
- Bước 1: Thảo luận nhóm GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý 
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có tác hại như thế nào ? 
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người
 GV gợi ý để HS nêu được các ý :
 + Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn,..) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
 + Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh...
- Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác, phân, nước thải và tác hại đối với sức khoẻ con người và động vật.
=>Kết luận : SGV trang 89.
* HĐ2: Làm việc theo cặp 
Mục tiêu : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. 
Cách tiến hành :
 - Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc thu gom rác thải. 
- Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 GV gợi ý: 
 + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
 + Em hãy làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
 + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.
 Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống.
 GV giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu KT.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
Tiết 2: luyện từ và câu*
 ôn tập 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Đọc thầm đoạn văn, bài văn đường vào bản khoảng 15 phút , rồi trả lòi câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý đúng.
 - GD HS có ý thức khi học tập.
II. chuẩn bị: 
 - Vở BTTV in. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học và HD HS cách làm bài.
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút, giải thích đề.
- GV yêu cầu HS mở vở BTTV ( trang 97, 98)
+ GV HD HS nắm vững yêu cầu của đề bài, cách làm bài.
+ HS đọc thật kĩ bài văn trong khoảng 15 phút.
+HS đánh dấu X vào ô trống bằng bút chì . làm bài xong, kiểm tra lại kết quả, rà soát lời giải cuối cùng, đánh dấu chính thức bằng bút mực.
 Đáp án: 
 Câu 1: ý a Câu 3: ý c Câu 5: ý b
 Câu 2 ý b Câu 4 : ý b
- GV thu bài chấm nhận xét , chữa bài 
* HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - GV nhắc HS ôn bài - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tích cực.
 - Dặn dò ôn lại các bài TĐ đã học. 
Tiết 3 : toán *
 Luyện tập về chu vi hình vuông
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
 - Rèn kĩ năng làm các bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tự giác, hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị: GV : Một số bài tập
II. Các hoạt động dạy- học :
* HĐ1: Củng cố về chu vi hình vuông 
Bài 1: Tính chu vi hình vuông biết cạnh lần lượt là 9 cm; 19 cm; 124 mm.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS nờu cỏch tớnh chu vi hình vuông.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố về cách tính chu vi hình vuông. 
Bài 2: Một thửa ruộng hình vuông có cạnh là 25 m. Tính chu vi thửa ruộng đó?
- Gọi HS đọc, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố về cách tính chu vi hình vuông. 
Bài 3: a, Tính chu vi HCN có chiều dài 8 dm và chiều rộng bằng 1/5 chiều dài.
 b, Tính cạnh hình vuông có chu vi gấp đôi chu vi HCN trên
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố về giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình vuông.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - GV HD HS hệ thông KT : nhắc lại cách tính CV hình vuông, tính cạnh hình vuông
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tích cực.
 - Dặn dò ôn lại các bài TĐ đã học. 
 Ngày soạn : /29 /12 / 2017
 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 05 / 12 / 2018
 Tiết 1 : tập làm văn
 kiểm tra định kì cuối học kì i (Kiểm tra viết)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - HS viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày bài sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ ( hoặc văn xuôi). Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
 - Rèn kĩ năng làm bài KT đúng.
 - HS tự giác trong khi làm bài.
II. chuẩn bị : (Đề nhà trường ra).
III. các hoạt động dạy- học :
* HĐ1:
 - GV giao đề cho HS.
 - HS đọc thầm đề.
 - GV đọc cho HS viết chính tả.
 - Cho HS làm tập làm văn.
 - GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, trình bày bài sạch sẽ.
* HĐ2: 
 - GV thu bài. GV nhận xét tiết KT.
 - Dặn dò HS.
* HD chấm (GV lưu đề và HD chấm).
Tiết 2: Thủ công 
Cắt, dán chữ : vui vẻ ( Tiết 2)
I- Mục đích ,yêu cầu :
- Củng cố cách kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ
 - Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ . Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II- Chuẩn bị : 
 Giấy màu, kéo, heo, hồ dán, thớc kẻ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
1 . Kiểm tra: 
 Nêu quy trình cắt, dán chữ VUI Vẻ.
2 . Bài mới . 
 a - Giới thiệu bài .
- GV nêu yêu cầu tiết học.
 b – Các hoạt động
* HĐ3 : HS thực hành cắt, dán chữ VUI Vẻ
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, cắt chữ VUI Vẻ.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ theo quy trình :
 + Bước 1 : Kẻ chữ VUI Vẻ.
 + Bước 2 : Cắt chữ VUI Vẻ.
 + Bước 3 : Dán chữ VUI Vẻ.
 - GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ VUI Vẻ .Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uồn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. Chú ý khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
 3 . Củng cố – Dặn dò .
 - HS nêu qui trình kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ.
 - Nhận xét về ý thức học tập.
Tiết 3 : toán
 Tiết 90 : kiểm tra định kì cuối học kì I
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học ; bảng chia 6, 7. Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số. Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính. Tính chu vi HCN, chu vi HV. Giải bài toán có hai phép tính.
 - Rèn kĩ năng làm bài đúng, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
 - HS có ý thức tự giác làm bài.
II. chuẩn bị :
- GV (Đề nhà trường ra).
- Đồ dùng học tập
III. các hoạt động dạy- học :
* HĐ1:
 - GV giao đề cho HS.
 - HS đọc thầm đề.
 - GV cho HS làm bài. 
 - GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
* HĐ2: 
 - GV thu bài. GV nhận xét tiết KT.
 - Dặn dò HS.
* HD chấm : (GV lưu đề và HD chấm).
 Tiết 4: sinh hoạt 
 sinh hoạt sao
i. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- HS thấy được các ưu nhược điểm, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi SH văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới.
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
* Ưu điểm: .
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
* Hạn chế:...
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .
................................................................................................................................................. 
5. Phương hướng tuần tới.
- Thực hiện tốt chủ điểm của thỏng 1.
- Tiếp tục củng cố và duy trì các nề nếp theo quy định, khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Duy trì tốt nề nếp tự quản; nề nếp học tập trên lớp. 
- Thực hiện tốt phong trào TĐ học tập giữa các tổ, p/ trào rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch; 
- Thực hiện tốt nhiệm vụ lao động được phân công.
+ Các nhóm thảo luận và đề xuất công việc thực hiện trong tuần tiếp theo.
+ Chủ tịch cùng phó chủ tịch cùng GV hội ý thống nhất các đề xuất trên.
+ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho các ban.
6. Sinh hoạt văn nghệ.
Chiều Tiết 1 tập làm văn*
 ôn các dạng văn đã học
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về các dạng văn : kể về người hàng xóm ; viết thư ; về thành thị, nông thôn.
 - Rèn kĩ năng nói lưu loát, rõ ràng. viết chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
 - HS chăm chỉ học tập, có thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
II . Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt ô li.
III . Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Củng cố kể về người hàng xóm 
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
 - 3 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 - GV nêu câu hỏi gợi ý HS : 
 + Người thân đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
 + Người thân đó làm nghề gì ?
 + Tình cảm của em đối với người hàng xóm đó ntn?
 + Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ntn ?
 - 1, 2 HS dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể miệng về người hàng xóm của mình.
 - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
 - GV cho HS làm bài vào vở BT. 
 - GV theo dõi giúp đỡ em còn lúng túng.
 - Gọi một số HS đọc lại bài viết của mình.
 - Cả lớp, GV nhận xét, bổ sung. GV chấm nhận xét 1 số bài.
* HĐ2: Củng cố về viết thư
 - GV gọi một vài HS nói hình thức của một lá thư.
 - HS, GV nhận xét, bổ sung.
 - GV củng cố cách viết một lá thư.
* HĐ3: Kể về thành thị, nông thôn
 - GV gọi một số em kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương.
3, Củng cố, dặn dò
 - 1, 2 HS nói lại trình tự mẫu của một lá thư.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt. - Dặn dò HS xem lại bài.
 Tiết 2 luyện viết
 bài 15 : chữ hoa Y
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố cách viết chữ hoa Y.Viết câu ứng dụng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - HS có ý thức luyện viết chữ đẹp hằng ngày. 
II. Chuẩn bị : 
- HS : Vở luyện viết chữ đẹp.
III. Các hoạt động dạy- học : 
* HĐ1: HD HS luyện viết chữ hoa Y
 - GV gọi 2 HS nêu lại cách viết chữ hoa Y
 - Cho HS luyện viết chữ hoa Y vào bảng con .
 - Giáo viên nhận xét, uốn nắn HS.
* HĐ2 : HD HS luyện viết câu ứng dụng
 - HS đọc câu ứng dụng : Yêu nước thương nòi,...
 - GV giúp HS hiểu nghĩa các câu ứng dụng. 
 - HS tập viết trên bảng con : Yêu
 - GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ3 : HD HS viết vào vở luyện viết
 - GVnêu yêu cầu viết các chữ .
 + Viết chữ Y : 3 dòng 
 + Câu ứng dụng : 
 . Yêu nước thương nòi : 1 dòng
 . Yêu cho ... cho bùi : 2 dòng
 . Yêu trẻ, trẻ đến già : 2 dòng 
 . Con ra.... mẹ hiền : 2 dòng
 - HS viết bài vào vở. GV chú ý HD các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* HĐ4 : Chấm, chữa bài
 - GV thu 1/3 số bài.
 - Nhận xét bài viết của HS.
* HĐ5 : Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại cách viết chữ hoa Y.
 - GV, NX tuyên dương HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS luyện viết ra nháp cho đúng, đẹp.
Tiết 3 toán * 
 Luyện tập về chu vi hình chữ nhật 
 và chu vi hình vuông
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về cách tính chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật khi biết độ dài các cạnh.
- Rèn kỹ năng thực hành tính chu vi của hình chữ nhật hình vuông theo số đo cho trước.
- Giáo dục HS đức tính say mê học Toán.
II. Chuẩn bị 
- GV: phấn màu, bảng phụ ghi BT. 
III. Các hoạt động dạy học 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS làm BT
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật, biết :
 a) Chiều dài 35m, chiều rộng 15m.
 b) Chiều dài 3m, chiều rộng 25dm.
 - HS xác định yêu cầu bài. Phần b) chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo ta làm thế nào ? ( Đổi 3m = 30dm)
- Cho cả lớp làm bài vào vở BT.
- 2 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 
- Củng cố về cách tính chu vi HCN.
Bài 2: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 130m, chiều rộng 50m. Tính chu vi thửa ruộng đó.
 - HS đọc bài toán, nêu yêu cầu tóm tắt bài toán.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. 
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS 
 - HS, GV chữa bài, rèn kĩ năng giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi HCN.
* HĐ2 : Củng cố về chu vi hình vuông
Bài 3: Một hồ nước hình vuông có cạnh 20m. Tính chu vi hồ nước đó.
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS làm trên bảng, nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố về giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình vuông.
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 200cm, chiều dài là 60 cm. Tính :
 a) Nửa chu vi hình chữ nhật.
 b) Chiều rộng hình chữ nhật.
 - HS đọc bài toán.
 - GV phân tích bài toán.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm.
 Bài giải 
 a) Nửa chu vi hình chữ nhật là :
 200 : 2 = 100 (cm)
 b) Chiều rộng hình chữ nhật là :
 100 - 60 = 40 (cm)
 Đáp số : a) 100cm ; b) 40cm.
Bài 3 Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 60 cm. Cạnh dài của miếng bìa là 19 cm. Tính cạnh ngắn của miếng bìa?
- Gọi HS đọc, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố về cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều dài.
3, Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
 BGH duyệt
Kiểm tra định kì cuối học kì I (Kiểm tra đọc)
I. Mục đích ,yêu cầu:
 - Kiểm tra đọc thành tiếng, đọc thầm và làm bài tập.
 - HS có kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng mạch lạc, làm một bài kiểm tra dạng trắc nghiệm và tự luận đúng, trình bày sạch sẽ.
 - HS có ý thức tự giác làm bài KT.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Đề bài kiểm tra in sẵn ( Đề nhà trường ra )
- HS: SGK T.Việt 3 - Tập 1; Bút mực, 	
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Kiểm tra đọc thành tiếng
 - GV phát đề kiểm tra cho từng HS (đề bài in sẵn).
 - GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài, chuẩn bị rồi đọc bài.
 - GV đánh giá cho điểm
* HĐ2: Đọc thầm và làm bài tập
 - Cho HS đọc thầm bài và làm bài tập.
 - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
 (Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng hoặc đánh dấu X vào ô trống)
 - GV nhắc HS đọc kĩ đề bài không chủ quan. Làm xong kiểm tra lại bài.
 - HS tự làm bài độc lập.GV quan sát theo dõi không cho HS bàn luận, coi bài, chép lẫn của nhau
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV thu bài 
 - Nhận xét tiết kiểm tra.
* HD chấm (GV lưu đề và HD chấm).
Buổi sỏng : 
 Tiết 1 : tập làm văn
 kiểm tra định kì cuối học kì i 
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá KN đọc thành tiếng, KN đọc hiểu của HS ở cuối HK I, KN nghe - viết chính tả và KN làm văn của HS ở cuối HKI.
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút ); trả lời được 1 hoặc 2 CH về nội dung đoạn, bài. Hiểu và làm đúng các BT theo yêu cầu. 
. Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày bài sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ ( hoặc văn xuôi ). Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: - GV: Đề bài kiểm tra in sẵn ( Đề nhà trường ra )
- HS: SGK T.Việt 3 - Tập 1; Bút mực, 	
III. Các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Kiểm tra đọc thành tiếng.
- GV phát đề kiểm tra cho từng HS ( đề bài in sẵn ).
- GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài, chuẩn bị rồi đọc bài.
- GV đỏnh giỏ, cho điểm HS.
* HĐ 2: Đọc thầm và làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
- Cho HS đọc thầm bài và làm bài tập.
- GV nhắc HS đọc kĩ đề bài không chủ quan. Làm xong kiểm tra lại bài.
- HS tự làm bài độc lập. 
- GV quan sát theo dõi không cho HS bàn luận, coi bài, chép lẫn của nhau 
* HĐ 3: KT viết chính tả.
- GV phát đề bài KT.
- GV đọc cho HS viết bài chính tả.
- Nhắc HS viết và trình bày bài sạch sẽ, KH.
* HĐ 4: KT Tập làm văn.
- HS đọc thầm đề văn.
- GVHDHS xác định rõ yêu cầu của đề. 
- HS suy nghĩ rồi làm bài tập làm văn theo yêu cầu.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, trình bày bài sạch sẽ.
* HĐ 5: Thu bài.
- GV thu bài. Nhận xét tiết KT.
 Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 vệ sinh môi trường
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- Biết rác thải là nơi chứa các mầm bệnh và làm hại sức khoẻ con người và động vật; rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Biết một vài biện pháp xử lí rác thải hợp vệ sinh. 
- Nêu được tác hại của rác thải.
- Các KNS được GD trong bài: KN quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rỏc tới sức khỏe con người.
- GD HS có ý thức giữ gìn môi trường, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ ( SGK ). Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_18_nam_hoc_2017_2018_bui.doc