Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo. Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc truyện bằng giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo. Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn trong nhà.

- Giáo dục HS yêu quý các con vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG:- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 2 HS đọc bài: Thời gian biểu và TLCH trong SGK về nội dung bài.

- 1 HS nêu tác dụng của thời gian biểu.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)- GV giới thiệu chủ điểm Bạn trong nhà và bài đọc.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).

- HS luyện đọc các từ ngữ có vần khó: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo.

 + HS nhận xét; GV sửa sai.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích học Toán.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết BT1, BT3(a,c).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- HS đọc bảng cộng, bảng trừ.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng. 
- GV treo bảng phụ, HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét; GV chữa bài, củng cố bảng cộng, trừ.
Bài 2: HS làm bảng con. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm; lớp làm bảng con.
- HS nhận xét; GV củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 3: Làm miệng. (HS làm phần a, c; HS còn TG làm phần b, d). 
- GV treo bảng phụ, 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD cách làm. 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét; GV củng cố cách trừ nhẩm.
Bài 4: Làm vở.
- HS đọc đầu bài.
- HS lên bảng ghi tóm tắt.
- GV HD HS cách làm: 
 + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Bài toán về ít hơn) 
- HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở: 60 - 22 = 38 (l). 
- HS nhận xét, GV củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
- GV đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 5: HS làm nếu còn thời gian.
- HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.- HS nêu cách giải bài toán về ít hơn.
- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương. 
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Thêm sừng cho ngựa
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau các cụm từ. Biết đọc bài với giọng vui; phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật.
- HS hiểu nghĩa của từ được chú giải trong SGK. Cảm nhận được tính hài hước của truyện: Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa, con vật đó sẽ thành con bò.
- GDHS tính kiên trì, nhẫn lại.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS tiếp nối nhau đọc bài Tìm ngọc + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - GV giới thiệu ND bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc (10’ -15’)
- GV đọc mẫu toàn bài, nêu cách đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV lưu ý HS các TN khó HS hay lẫn.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn:( 3 đoạn)
- GV dùng lưu ý HS đọc ngắt nhịp đúng các câu: Đúng, / không phải con ngựa. // Thôi, / để con vẽ thêm hai cái sừng / cho nó thành con bò vậy. //
Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ: hí hoáy, giải thích.
- HS luyện đọc từng đoạn, cả bài trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc cả bài ).
HĐ2: HD HS tìm hiểu bài: (10 - 12’) 
GVHDHS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời các CH trong SGK.
+ HS đọc thầm đoạn 1 + 2.
- GV nêu câu hỏi: Bin ham vẽ như thế nào ?: ... Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức vẽ của Bin, bức được vẽ bằng phấn, bức được vẽ bằng than.
- GV nêu tiếp CH 1 ( SGK ) - HS TL: ... Bin định vẽ con ngựa của nhà.
+ HS đọc tiếp đoạn 3 + TLCH 2, 3 ( SGK ).
- CH 2: Mẹ không nhận ra đó là con ngựa, vì Bin vẽ không giống con ngựa.
- CH 3: ... Bin định thêm hai cái sừng để con vật trong tranh trở thành con bò.
+ GV: Truyện đáng cười chính là ở câu nói của Bin vì Bin ngây thơ, tưởng rằng: chỉ cần vẽ thêm hai cái sừng, con vật trong tranh của Bin sẽ trở thành con bò.
- CH 4 ( SGK ): Một số HS tiếp nối nhau nói lời động viên Bin
HĐ3: Luyện đọc 
- HS luyện đọc trong nhóm.- Gv tổ chức cho HS phân vai thi đọc toàn truyện theo nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS liên hệ.
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Luyện tập về phép cộng và phép trừ
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố các kiến thức về phép cộng và phép trừ đã học. 
- Rèn HS kĩ năng làm tính và giải toán.
- HS tích cực học tập.
II.Đồ dùng: 
- Bảng phụ chứa ND một số bài tập liên quan.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- HS đọc bảng trừ 18 trừ đi một số. 
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài.
	GV treo bảng phụ
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 76 + 18 54 + 39 43 + 27
 92 - 26 90 - 29 100 - 46
- Nêu cách đặt tính, tính?
- HS tự làm bài, chữa bài, nhận xét.
- Củng cố về bảng cộng, trừ, cách đặt tính rồi tính.
+ Phép tính dạng gì?
Bài 2: Tính
45dm + 15dm - 24dm = 76kg - 24kg + 31kg =
56cm - 28cm + 47cm = 90kg - 58kg - 30kg =
- Em có nhận xét gì về phép tính? Em tính như thế nào? Kết quả phải viết như thế nào?
- HS làm bài.
- Củng cố cách thực hiện dãy tính có kèm đơn vị đo.
Bài 3: Tìm x
 x + 28 = 51 70 - x = 27 x - 14 = 13 x + 37 = 56 + 8
- HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ?
- Làm bài, chữa bài.
- Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
Bài 4: Một cửa hàng có 48 máy bơm. Sau khi cửa hàng đã bán một số máy bơm thì còn lại 19 máy bơm. Hỏi cửa hàng đó đã bán bao nhiêu máy bơm?
- HS tự đọc đề toán, HS nêu tóm tắt
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
+ Bài toán dạng gì?
- Củng cố về giải toán.
Bài 5: Một sợi dây dài 5dm, cắt đi 20cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
- HS tự đọc đề toán, HS nêu tóm tắt
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
+ Vận dụng những kiễn thức nào để giải bài?
- Củng cố về giải toán.
3. Củng cố dặn dò.
- Tiết học củng cố kiến thức gì?
- Nêu cách đặt tính, tính phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100?
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
buổi chiều
Ngày soạn: 12/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa Ô, Ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Ô Ơ . Viết chữ hoa Ô Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng; Ơn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa Ô Ơ; chữ và câu ứng dụng Ơn; Ơn sâu nghĩa nặng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa Ô Ơ đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu. Cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con chữ hoa: O, Ong.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa Ô Ơ: (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa Ô Ơ
- GV gắn chữ mẫu lên bảng cho HS quan sát.
- 1 HS nêu cấu tạo của chữ Ô Ơ.
 + Các chữ hoa Ô Ơ giống như chữ O, chỉ thêm các dấu phụ.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ Ô Ơ lên bảng. 
 + GV nêu cách viết:
. Chữ Ô: Viết chữ O hoa, sau đó thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK7.
. Chữ Ơ: Viết chữ O hoa, sau đó thêm dấu râu vào bên phải chữ.
 + GVviết mẫu chữ Ô Ơ lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ Ô Ơ vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
 GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Ơn sâu nghĩa nặng
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Ơn trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Ơn vào bảng con .
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét; GV sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Ô Ơ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa Ô Ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa Ô Ơ.
- Học sinh viết đúng chữ hoa Ô Ơ, chữ và câu ứng dụng Ơn sâu nghĩa nặng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa Ô Ơ
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa Ô Ơ
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa Ô Ơ trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa Ô Ơ , 2 dòng câu Ơn sâu nghĩa nặng”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa Ô Ơ , 2 dòng câu Ơn sâu nghĩa nặng
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
 Tập biểu diễn BH: Chúc mừng sinh nhật và Chiến sĩ tí hon
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nắm được cách biểu diễn bài hát: Chiến sĩ tí hon và Chúc mừng sinh nhật.
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS tính tự tin
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Chiến sĩ tí hon, Chúc mừng sinh nhật
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon, Chúc mừng sinh nhật
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 12/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nắm được một số từ ngữ về vật nuôi; Câu kiểu Ai thế nào?
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật. Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh. Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu đúng. 
- GD HS yêu quý các con vật nuôi trong nhà.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu: Ai thế nào?
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khoẻ, trung thành.
+ Những từ đã cho là từ chỉ gì?
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS nối tiếp nhau trả lời. 
+ Dựa vào đâu em chọn như vậy?
- HS nhận xét, GV chốt các từ đúng ghi bảng: 
Trâu khoẻ; Rùa chậm; Chó trung thành; Thỏ nhanh.
+ Đây là câu kiểu gì?
Bài 2: Làm miệng. 
- HS đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại: Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây.
- GV HD cách làm. 
+ Những từ cho trước là từ chỉ gì? Nhận xét từ điền ở bài mẫu? (Từ chỉ sự vật tương ứng)
- HS làm bài theo cặp, rồi viết ra giấy nháp. 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nhận xét; GV chốt lời giải đúng, ghi bảng: 
. Đẹp như tranh. Cao như sếu. Khoẻ như trâu.
. Nhanh như cắt. chậm như sên. Hiền như Bụt.
. Trắng như tuyết. Xanh như tàu lá. Đỏ như son.
+ Em lấy một số ví dụ khác có hình ảnh so sánh?
Bài 3: Làm viết.
 GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại: Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau.
+ Em viết tiếp câu này theo cách nói nào? (Có hình ảnh so sánh)
- HS làm bài vào vở nháp. Nhiều HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, GV cho điểm những HS đặt câu hay.
- GV viết lên bảng một số câu đúng:
 + Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve/ tròn như hạt nhãn.
 + Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung/ mượt như tơ.
 + Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non
+ Đây là câu kiểu gì? 
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?
- GV chốt kiến thức.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối học kì I.
Tiết 2: Chính tả ( Tập chép)
Gà “tỉ tê” với gà
I- mục đích, yêu cầu: 
- Chép lại chính xác đoạn: “ Khi gà mẹ thong thả... mồi ngon lắm.” Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả với r/ d/ gi; au/ ao.
- Trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu. Viết đúng: dắt, bầy con, nguy hiểm, kiếm mồi, lại đây. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ. Luyện viết đúng những âm, vần dễ lẫn: r/ d/ gi; au/ ao. 
- GD HS tình cảm mẹ con. Có ý thức rèn chữ viết.
II- đồ dùng: 
- Bảng lớp chép sẵn nội dung bài chính tả. Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 2 HS viết bảng lớp: thuỷ cung, rừng núi. 
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc dạng văn xuôi.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn tập chép:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ. 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi: 
 + Đoạn văn nói điều gì? (Cách gà mẹ báo tin cho con biết: “Không có gì nguy hiểm”, “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!”). 
- HD HS nhận xét: 
 + Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con? 
(“Cúc cúc cúc. Những tiếng này được kêu đều đều, nghĩa là 
“Không có gì nguy hiểm”; kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất, nghĩa là:
 “Lại đây mau!”).
 + Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ? 
(Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép).
- HS viết bảng con: dắt, bầy con, nguy hiểm, kiếm mồi, lại đây.
* HS chép bài vào vở. (12 - 14’)
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Đánh giá, chữa bài. (5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đânhs giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2: GV treo bảng phụ lên bảng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống ao hay au? 
- GV HD cách làm. 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét; GV chữa bài; chốt kết quả đúng.
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
+ HS tìm thêm một số từ có vần đã học, đặt câu với từ tìm được?
Bài 3a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
- 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét; chốt kết quả đúng: bánh rán, con gián, dán giấy, dành dụm, tranh giành, rành mạch.
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
+ Nêu quy tắc điền phụ âm r/d/gi?
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc dạng văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 
Tiết 3: Toán
Tiết 84: Ôn tập về hình học
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về hình học.
- Nhận dạng được và gọi đúng tên tên hình tứ giác, hình chữ nhật. Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết vẽ hình theo mẫu.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS chữa bài 3, 4 (Tr. 84). 
- HS nhận xét; GV đánh giá. 
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng. 
	 GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Mỗi hình dưới đây là hình gì?
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, nối tiếp nhau trả lời.
+ Nêu nhận biết của em về hình tứ giác, hình chữ nhật?
- HS nhận xét; GV chữa bài. 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm; 1dm.
- GV HD cách vẽ:
+ Thế nào được gọi là đoạn thẳng? Khi vẽ đoạn thẳng ta lưu ý điều gì?
- HS làm bảnglớp; lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét; GV củng cố cách vẽ đoạn thẳng.
Bài 4:
- HS đọc đầu bài: Vẽ hình theo mẫu.
 GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD HS chấm các điểm vào vở (như hình vẽ của SGK) rồi dùng thước và bút nối các điểm đó theo hình mẫu trong SGK.
- 1 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
+ Em vừa vẽ hình gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách vẽ hình.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
- HS quan sát hình vẽ tự xác định 3 điểm thẳng hàng.
- HS nối tiếp nhau trả lời. HS nhận xét; GV chốt câu trả lời đúng, ghi bảng:
	. Ba điểm A, B, E thẳng hàng. 	
 . Ba điểm D, B, I thẳng hàng.
	. Ba điểm D, E, C thẳng hàng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu các yếu tố về hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đo lường.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
I. mục đích, yêu cầu:	
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Biết cách sử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. Đồ dùng: 
- Tranh trong SGK..
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trong trường có những thành viên nào? 
- Mỗi thành viên trong trường làm những công việc gì? 
- HS nhận xét; GV bổ sung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Làm việc với SGK để nhận biết đợc các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
+Mục tiêu: Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân, cho người khác khi ở trường.
+Cách T/H:
- Bước 1: Động não.
	 + GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường.
	 + HS nối tiếp nhau trả lời. 
	 + GV ghi các ý lên bảng.
- Bước 2: Làm việc theo cặp.
	 + GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 36, 37 theo gợi ý:
	 . Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
	 . Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
	 + Gọi một số HS trình bày.
	 + GV phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động và kết luận.
	 + GV kết luận: SGV trang 59.
HĐ2: Thảo luận: Lựa chọn trò chơi bổ ích
+Mục tiêu: HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
+Cách T/H:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	 + Mỗi nhóm tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm.
- Bước 2: làm việc cả lớp
	 + HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Nhóm em chơi trò chơi gì?
	 Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
 Theo em, trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không?
 Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này để khỏi gây ra tai nạn?
 + HS nối tiếp nhau trả lời. 
 + HS ,GV nhận xét, bổ sung.
 + GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu các hoạt động nên tham gia và các hoạt động không nên tham gia để giữ an toàn cho mình và người khác.
- GV liên hệ GDHS.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp. 
*****
Ngày soạn: 12/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp. Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học.
- Rèn kĩ năng nói trong giao tiếp.
- GD HS học tập và làm theo thời gian biểu.
II- đồ dùng: - Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS kể tên một số vật nuôi trong nhà mà em biết.
- 2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em.
- HS nhận xét, GV 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan