Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; Biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- HS hiểu nghĩa của các từ mới: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết. Hiểu ND của truyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.

- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị, KN tự nhận thức về bản thân, KN hợp tác và giải quyết vấn đề.

- GDHS tình đoàn kết, thương yêu nhau giữa anh chị em trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ chủ điểm ( SGK ), tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ để HD luyện đọc.

- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP động não, trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài Quà của bố và trả lời câu hỏi về ND bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Anh em, tranh minh hoạ Câu chuyện bó đũa, GV giới thiệu ND các bài tập đọc gắn với chủ điểm nói về tình cảm anh em -> Giới thiệu ND câu chuyện.

b. Các hoạt động :

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 14 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết chữ cái hoa L, Lá đã học ở bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa M.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ M:
 + Cao 5 li.
 + Gồm 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ M lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ M trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: Miệng nói tay làm. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: nói đi đôi với làm.
- HS quan sát mẫu chữ ứng dụng, nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng.
+ Cách nối nét giữa các chữ: nét móc của chữ M nối với nét hất của chữ i.
- HDHS tập viết chữ Miệng ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HDHS viết vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ M cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ M cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Miệng cỡ vừa, 1 dòng chữ Miệng cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Miệng nói tay làm. 
- HS luyện viết bài theo yêu cầu. GV theo dõi, giúp HS viết đúng mẫu chữ.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS luyện viết chữ M.
 Tiết 3: Toán
 T.68: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số; Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học; Biết giải bài toán về ít hơn. 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các bảng trừ đã học để làm tính và giải toán, KN xếp hình. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- 4 hình tam giác vuông cân như hình vẽ trong SGK.
- Vở nháp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc TL các bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.68 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS thi đua nêu nhanh kết quả tính nhẩm. GV nên gọi nhiều HS tính nhẩm theo thứ tự khác nhau.
- Củng cố cho HS về kĩ năng tính nhẩm dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách nhẩm.
- HS tự tính nhẩm rồi chữa bài theo từng cột tính - ( HS làm cột 1, 2 ).
- HS nêu nhận xét và giải thích KQ ở từng cột tính: 15 - 5 - 1 cũng bằng 15 - 6 
( vì cùng bằng 9 hoặc vì trừ đi 5 rồi trừ tiếp đi 1 tức là trừ đi 5 + 1 = 6 ; ... )
- Củng cố cho HS về KN tính nhẩm.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài, nêu cách đặt tính, cách tính.
- HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, GV yêu cầu HS kiểm tra xem đặt tính và viết các chữ số của hiệu đã thẳng cột chưa. 
- Củng cố cho HS về kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ.
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán, nêu cách giải.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ): 
- GV cho HS quan sát hình mẫu đã xếp.
- HS dùng các hình tam giác đã CB tự xếp hình theo mẫu trong SGK. 
- 1 HS lên bảng xếp. HS cả lớp nhận xét.
- Củng cố KN xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng các bảng trừ đã học.
 Tiết 4: đạo đức 
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( T. 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Hiểu: giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- HS nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Các KNS được GD trong bài: KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có ý thức thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. chuẩn bị:
- Bộ tranh ( Vở BTĐĐ 2 - 23, 24 ); Sưu tầm các bài hát: Em yêu trường em ( Hoàng Vân ), 
Bài ca đi học ( Phan Trần Bảng ), Đi học ( Bùi Đình Thảo ). 
- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP thảo luận nhóm, động não.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu: Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Cả lớp khởi động hát bài: Em yêu trường em.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Câu chuyện Bạn Hùng thật đáng khen. 
- Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cách tiến hành:
+ HS đọc câu chuyện Bạn Hùng thật đáng khen + quan sát tranh ở BT 1 ( Vở BT Đạo đức 2 - T. 22 ).
+ GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi:
. Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình ? 
. Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng lại đặt thêm hộp giấy đó ?
- GVKL: Vứt giấy, rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* HĐ 2: Bày tỏ thái độ.
- Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cách tiến hành:
+ GV cho HS quan sát tranh ( BT 3 - Vở BT Đạo đức 2 - T. 23, 24 ) và thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
. Em đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không ? Vì sao ?
. Nếu là bạn trong tranh, em sẽ làm gì ?
+ Đại diện một số nhóm lên trình bày theo ND từng tranh từ tranh 1 đến tranh 5.
+ Tiếp theo, GV cho HS thảo luận lớp:
. Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
. Trong những việc đó, việc gì em đã làm được ? Việc gì em chưa làm được ? Vì sao ?
+ GVKL: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi; đi vệ sinh đúng nơi quy định...
* HĐ 3: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được trách nhiệm của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS làm BT 2 ( Vở BT Đạo đức 2 trang 23 ).
+ GV lần lượt nêu các ý kiến, HS tán thành - giơ tay, không tán thành - không giơ tay.
+ Một số HS giải thích lí do. Các HS khác có thể bổ sung.
+ GVKL: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được SH, học tập trong một môi trường trong lành.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ bản thân kể những việc em đã làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, nêu lợi ích của việc giữ trường lớp sạch đẹp.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
 Ngày soạn: 30 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 07 - 12 - 2017.
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( tập chép ) 
 Tiếng võng kêu
I. Mục đích yêu cầu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng võng kêu. Làm đúng các BT phân biệt l / n ; i / iê.
- Rèn KN phân biệt l / n ; i / iê và KN viết đúng chính tả.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ đầu, ND bài tập 2 ( a, b ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con ND bài tập 2 ( a, b ) ở tiết trước.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS tập chép.
- GV gắn bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ - 2 HS đọc lại - Cả lớp theo dõi.
- HS nêu nhận xét về cách viết các chữ cái đầu của mỗi dòng thơ.
- HS chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 ( a, b ):
- 1 HS đọc yêu cầu của BT . GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng làm ( mỗi em một phần ).
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
. Củng cố KN phân biệt l / n ( a ) ; i / iê ( b ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt.
- Nhắc HS kiểm tra lại và sửa hết lỗi trong bài chép và BT.
 Tiết 2: luyện từ và câu 	 
Từ ngữ về tình cảm gia đình. 
Câu kiểu Ai làm gì ? dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện tập TN về tình cảm gia đình, về câu kiểu Ai làm gì ?, Dấu chấm, Dấu chấm hỏi.
- Nêu được một số TN về tình cảm gia đình; Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ? Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi sẵn các nhóm từ ở BT 2 và ND bài tập 3 ( SGK - 116 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT 1, 3 ( tiết LTVC, tuần 13 ) - mỗi em làm 1 bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ ngữ về tình cảm gia đình.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1 ( SGK - 116 ):
- HS đọc yêu cầu của BT: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
- HS tự tìm và ghi vào vở BT - Một số HS nêu miệng các từ tìm được.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại những TN đúng: nhường nhịn, chăm sóc, giúp đỡ, chăm lo, chăm chút, chăm bẵm, ... .
. Củng cố vốn TN về tình cảm gia đình.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai làm gì ? 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 2 ( SGK - 116 ).
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn các nhóm từ lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS đọc, phân tích câu mẫu, GV lưu ý HS: 
+ Với những từ ở 3 nhóm đã cho có thể tạo được rất nhiều câu theo mẫu: Ai làm gì ? Khi đặt câu, chữ cái đầu câu cần viết hoa và đặt dấu chấm ở cuối câu.
+ Nếu HS đặt câu: Anh chăm sóc anh -> HDHS sửa thành: Anh tự chăm sóc mình.
Hoặc: Chị em chăm sóc chị. ( sai về nghĩa - vì " chị em" ở đây có nghĩa là " chị và em" trong gia đình, không có nghĩa khái quát là " chị em bạn bè". 
- HS làm bài vào vở BT, 2 HS lên bảng làm. 
( HS - xếp từ 4 - 5 câu ).
. Củng cố KN đặt câu kiểu Ai làm gì ?
* HĐ 3: Luyện tập dấu chấm, dấu chấm hỏi.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 108 ).
- HS đọc yêu cầu của bài. GV gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn văn lên bảng.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ rồi làm bài vào vở BT.
- 1 HS lên bảng điền - HS nhận xét, chữa bài.
- GV gọi 2, 3 HS đọc lại truyện vui và hỏi thêm HS xem truyện này buồn cười ở chỗ nào ? ( Cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho một bạn gái cũng chưa biết đọc ).
. Củng cố KN sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS vốn TN về tình cảm gia đình, KN đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? và KN sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. 
 Tiết 3: Toán 
 T.69: bảng trừ
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố các bảng từ có nhớ: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. HS thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20; Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
- Rèn KN vận dụng các bảng cộng, trừ để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - HS bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra xen kẽ luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn tập, củng cố các bảng từ có nhớ: 
 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 
- GVtổ chức cho HS làm Bài tập 1( SGK - T.69 ).
- HS tự tính nhẩm, thi đua nêu KQ từng phép trừ trong mỗi bảng trừ.
- GV kết hợp ghi bảng theo thứ tự ( SGK - T. 69 ).
- HS tiếp nối nhau đọc lần lượt từng bảng trừ.
* HĐ 2: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS làm BT 2 ( SGK - 69 ).
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. 
- 1 HS nêu cách tính.
- HS tự tính rồi ghi KQ vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
( HS - làm cột , 1, 2 ).
- HS nhận xét, chữa bài. 
- GV củng cố cho HS về KN vận dụng bảng cộng , trừ để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
+ Bài 3 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ).
- HS đọc yêu cầu của bài - GV kết hợp vẽ hình lên bảng + nhấn mạnh yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- GVHD cách vẽ: đánh dấu các điểm vào vở rồi dùng thước, bút nối các điểm để được hình theo mẫu.
- HS tự vẽ vào vở, GV bao quát lớp, giúp HS vẽ đúng hình theo mẫu.
- Củng cố KN vẽ hình theo mẫu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng các bảng trừ đã học.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc; Nêu được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống.
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. 
- Cú KN ra quyết định: nờn hay khụng nờn làm gỡ để phũng trỏnh độc hại khi ở nhà; KN tự bảo vệ: ứng phú với cỏc tỡnh huống ngộ độc. 
- ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
II. chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ ( SGK - 31, 32 ), Một số vỏ hộp hoá chất hoặc thuốc tẩy.
- Dặn HS xem xét trong nhà mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu.
- Cỏc PP dạy học: PP thảo luận nhúm; Suy nghĩ – Thảo luận cặp đụi – Chia sẻ và PP trũ chơi.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên những việc cần làm để giữ vệ sinh nơi ở.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận: những thứ có thể gây ngộ độc.
+ Mục tiêu: HS biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc; phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn, uống.
+ Cách tiến hành:
- HS kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống: Mỗi HS kể một thứ.
- GV ghi lên bảng.
- GV yêu cầu HS kể những thứ nào thường được cất trong nhà ?
- Tiếp theo, GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 30 ( mỗi nhóm quan sát 1 hình ).
- GV yêu cầu HS nêu các lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc.
- GVKL: 
. Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, thức ăn ôi thiu, hay thức ăn có ruồi đậu vào, ...
. Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lí do sau:
 Uống nhầm dầu hoả, thuốc trừ sâu ... do chai không có nhãn mác hoặc để lẫn với thứ ăn uống thường ngày.
 ăn những thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào.
 ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt. 
* HĐ 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
+ Mục tiêu: HS ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 ( SGK trang 31 ) và TL các CH: Chỉ và nói mọi người đang làm gì ? Nêu tác dụng của việc làm đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói trước lớp về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện được cất giữ ở đâu trong nhà ? Sự sắp xếp như vậy đã đảm bảo chưa và những thứ đó nên được cất giữ ở đâu là tốt nhất ?.
- GVKL về cách phòng tránh ngộ độc trong nhà ( SGV - 52 ).
* HĐ 3: Đóng vai.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
+ Cách tiến hành: 
- GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
- Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm.
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
- GV kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo và nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ý thức phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
 Ngày soạn: 01 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 08 - 12 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về ND tranh. Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý.
- Rèn KN quan sát tranh, TLCH, KN viết nhắn tin.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - Tranh - SGK.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS lên bảng kể ( hoặc đọc đoạn văn ngắn đã viết ) về gia đình mình.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK ):
- 2 HS nêu yêu cầu của bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh, trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình.
- GV ghi câu trả lời đúng, hay lên bảng - Cho HS đọc lại nhiều lần.
. Củng cố KN quan sát tranh, TLCH.
* HĐ 2: Luyện tập viết nhắn tin.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK ).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý.
- HS làm bài, viết vào vở BT, GV bao quát, giúp HS hoàn thành bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người viết nhắn tin hay nhất.
. Củng cố KN viết nhắn tin.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố, khắc sâu NDKT đã luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS thực hành viết nhắn tin.
 Tiết 2: Toán
 T.70: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạn vi 100, giải toán về ít hơn. Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết. 
- Rèn KN vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán; KN tìm SH chưa biết, tìm SBT.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra kết hợp khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.70 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- Củng cố KN trừ nhẩm trong phạm vi 20.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm.
 ( HS - làm cột 1, 3).
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về phép trừ có nhớ ( tính viết ).
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định thành phần cần tìm trong mỗi phép tính, nêu cách tìm.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm ( HS - làm phần a, b).
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán: Bài toán về ít hơn -> cách giải.
- HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày tóm tắt và lời giải bài toán.
- HS nhận xét, chữa bài 
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS: Đổi 1 dm = 10 cm sau đó quan sát hai đoạn thẳng rồi tập ước lượng bằng mắt độ dài hai đoạn thẳng - tính trừ nhẩm để tìm được độ dài đoạn thẳng MN khoảng 9 cm 
-> trả lời: khoanh vào C.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng trừ đã học.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi SH văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc