Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 13 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn. Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong truyện.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: Sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài. Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật: Chi, cô giáo.

- Giáo dục HS biết hiếu thảo với cha mẹ, thật thà.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7) Bài: Cây xoài của ông em.

- 3 HS đọc thuộc lòng bài: Mẹ và TLCH trong SGK về nội dung bài.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

 * GV đọc mẫu.

 * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).

- HS luyện đọc các từ ngữ có vần khó: Sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa.

 + HS nhận xét; GV sửa sai.

- HD HS đọc câu văn dài: GV treo bảng phụ lên bảng:

 . Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//

 . Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ/ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.//

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 13 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn cỏc nhúm đúng vai theo nội dung trờn.
- Nhận xột.
- Cỏch ứng xử nào khụng phự hợp? Vỡ sao?
 *Kết luận: Quan tõm, giỳp đỡ bạn phải đỳng lỳc, đỳng chỗ và khụng vi phạm nội quy của nhà trường.
HĐ2: Tự liờn hệ.
- Nờu cỏc việc em đó làm thể hiện sự quan tõm, giỳp đỡ bạn bố.
- Hướng dẫn cỏc tổ lập kế hoạch giỳp đỡ cỏc gặp khú khăn trong lớp.
 *Kết luận: Cần quan tõm, giỳp đỡ bạn bố, đặc biệt là những bạn cú hoàn cảnh khú khăn:
 Bạn bố như thể anh em
 Quan tõm, giỳp đỡ càng thờm thõn tỡnh.
HĐ3: Trũ chơi “Hỏi hoa dõn chủ”
- Gọi HS lờn hỏi hoa và trả lời cõu hỏi.
	+ Em sẽ làm gỡ khi em cú một quyển truyện hay mà bạn hỏi mượn?
	+ Em sẽ làm gỡ khi bạn đau tay lại đang xỏch nặng?
	+ Em sẽ làm gỡ khi trong giờ học vẽ bạn ngồi bờn cạnh em quờn mang hộp bỳt chỡ màu mà em lại cú?
	+ Em sẽ làm gỡ khi thấy cỏc bạn đối xử khụng tốt với 1 bạn là con nhà nghốo?
	+ Em sẽ làm gỡ khi trong tổ em cú bạn bị ốm?
 *Kết luận chung: SGV/48.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- Tổng kết bài: GV LH GDHS.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
buổi chiều
Tiết 1: Thể dục
(Đ/c Nga dạy)
Tiết 2:	 Toán *
(Đ/c Thúy dạy)
Tiết 3: Dưới cờ
*****
Ngày soạn: 14/ 11/ 2014
Ngày dạy: Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
Buổi sáng:
Tiết 1: Tiếng anh
(Đ/c Thanh dạy)
Tiết 2: kể chuyện
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS dựa vào tranh minh hoạ, gợi ý cuối mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Thể hiện lời kể tự nhiên. Biết tham gia cùng các bạn kể lại câu chuyện theo vai. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng;
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 4HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện: Sự tích cây vú sữa.
- 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- HS - GV nhận xét.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn kể chuyện: (30 - 33’)
 * Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mở bảng phụ ghi các ý chính của từng đoạn.
- Hướng dẫn HS kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý 1: 
 + HS kể, GV đặt câu hỏi gợi ý.
- Kể chuyện trong nhóm:
 + HS kể chuyện trong nhóm 4: 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm (hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể).
- Kể chuyện trước lớp: Gọi HS kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. Sau mỗi lần một HS kể, HS và GV nhận xét: Về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện...
* Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- HS kể trong nhóm 4
- Thi kể chuyện trước lớp mỗi em 1 đoạn).
- Gọi 3- 4 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- 4HS phân vai dựng lại câu chuyện, HS nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên truyện.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Câu chuyện bó đũa.
Tiết 3:	 chính tả (Tập chộp)
 Bông hoa Niềm Vui
I. mục đích, yêu cầu:	
- Chép chính xác đoạn: “ Em hãy hái... cô bé hiếu thảo ”. Củng cố quy tắc chính tả với: iê/ ya/ yê; r/ d. 
- Viết đúng: Chi, hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo; trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật. Viết hoa tên riêng và các chữ cái đầu câu, tên riêng bông hoa. Làm đúng các bài tập phân biệt chính tả.
- HS hiếu thảo với cha mẹ. Có ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Bảng lớp chép sẵn nội dung bài chính tả. Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: lặng yên, tiếng nói.
- HS nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn tập chép: 
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị: (7’)
- GV đọc đoạn chép trên bảng lớp. 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi:
 + Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai? Vì sao?
 (. Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo). 
- HD HS nhận xét: 
 + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? 
 (Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa).
 + HS trả lời; Lớp và GV nhận xét.
- HS viết bảng con: Chi, hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
 + HS nhận xét; GV sửa sai. 
 * HS chép bài vào vở: (12 - 15’)
- GV theo dõi, uốn nắn.
 * Đánh giá, chữa bài: (5 - 6’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’)
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu của bài: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV nêu lần lượt các gợi ý.
- HS nối tiếp nhau nêu những từ chứa tiếng có iê hoặc yê.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: yếu, kiến, khuyên.
Bài 3a: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp.
- GV HD cách làm.
- 1, 2 HS đặt câu phân biệt một cặp từ làm mẫu:
 + Em thích xem rối nước./ Em không thích nói dối.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét; GV sửa chữa về câu, chính tả.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc loại văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: toán
Tiết 62: 34 - 8
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 34- 8, lập được bảng 14 trừ đi một số. Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 14- 5.
- Có kĩ năng giải các bài tập về phép trừ. Củng cố thành phần, kết quả của phép trừ.
- Có ý thức tự giác, chăm chỉ luyện tập.
II. Đồ dùng: - Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con: 14 - 5; 14 - 7.
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng 14 trừ đi một số.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động: (27 - 29 ')
HĐ1: Hình thành kiến thức: (15 - 16’)
 * HD HS cách thực hiện phép trừ 34 - 8.
- GV nêu bài toán dẫn đến phép tính 34 – 8. 
- GV thao tác với que tính trên bảng.
- HS lấy que tính ra tìm kết quả và nêu cách tìm.
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính (như SGK).
- 2, 3 HS nhắc lại cách tính.
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: (cột 1,2, 3)
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bảng con theo dãy.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Củng cố cho HS cách tính “mượn 1 chục, trả 1 chục”.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cùng HS phân tích bài toán.
- HS làm bài vào vở, HS làm bảng lớp. 
- GV nhận xét 1 số bài.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- 2 HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ .
- HS làm bài vào vở phần a, HS làm thêm phần b.
- 2HS lên bảng 
Bài 2: (Nếu còn thời gian cho HS làm vào vở).
- HS làm bài. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nêu cách đặt tính và cách tính 34 - 8.
- GV nhận xét tiết học; chuẩn bị tiết sau: 54 - 18
buổi chiều
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì?; biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì? HS sắp xếp được trên 3 câu theo yêu cầu.
- GD HS làm việc nhà phù hợp với bản thân.
II. Đồ dùng:
- Tranh trong bộ DDDH (Bài 1). Bảng phụ chép bài tập 2. Bảng lớp chép BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?	
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
- HS quan sát Tranh minh hoạ - GV giới thiệu bài.
b. HD HS làm bài tập: (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- GV treo tranh cho HS quan sát.
- HS đọc yêu cầu của bài: Kể những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
- HS làm việc cá nhân, tự ghi các việc làm ở nhà của mình vào giấy nháp.
- Một số HS đọc hoạt động của mình. HS khác bổ sung.
- GV ghi bảng; nhận xét. Chốt các công việc phù hợp với các em.
Bài 2: Làm viết.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì?
- GV treo bảng phụ lên bảng và yêu cầu HS gạch 1 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở nháp.
- HS GV nhận xét, chữa bài. Chốt lời giải đúng.
 b) Cây xoà cành ôm cậu bé.
 c) Em học thuộc đoạn thơ.
 d) Em làm ba bài tập toán.
Bài 3: Làm viết.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Chọn và xếp các từ ở ba nhóm thành câu.
- GV phân tích mẫu trên bảng lớp. 
- GV: Với các từ ở 3 nhóm trên, các em có thể chọn và sắp xếp để tạo nên nhiều câu. Lưu ý: Đầu câu viết hoa, cuối câu đặt dấu chấm.
- HS làm bài vào vở. GV đỏnh giỏ 7 - 10 bài. Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về tình cảm GĐ. Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Tiết 2: tự nhiên & xã hội
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh, nơi nuôi gia súc và ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Quan sát, nhận xét, nêu ý kiến của mình. Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Có ý thức thực hiện giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở với các thành viên trong gia đình.
II.Đồ dùng: - Tranh vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Em hãy nêu một số đồ dùng trong gia đình? 
- Muốn đồ dùng bền đẹp em phải làm gì?
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Khởi động: Trò chơi Bắt muỗi
- GV hướng dẫn cách chơi. 
- HS chơi trò chơi.
 + Làm thế nào để nơi ở không có muỗi? 
HĐ2: Làm việc với SGK.
 + Mục tiêu: Kể tên những việc cần làm và ích lợi của việc giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
 + Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK theo cặp - Trả lời các câu hỏi:
 . Mọi người đang làm gì để giữ vệ sinh môi trường?
 . Những hình nào cho biết mọi người trong gia đình đều tham gia giữ vệ sinh môi trường.
 . Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà có lợi gì?
- HS làm việc cả lớp.
 . HS nêu ý kiến.
 . HS - GV nhận xét, bổ sung.
 + Kết luận: Mỗi người đều phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, phòng tránh bệnh tật.
HĐ3: Đóng vai
 + Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở (sân, vườn,...) và nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, .
 + Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho HS liên hệ:
 . ở nhà các em làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở?
 . Xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không?
 . Nói về tình trạng vệ sinh ngõ xóm nơi em ở?
- GV nêu tình huống. Ví dụ: Em đi học về thấy 1 đống rác trước cửa và biết là chị vừa mới mang ra đổ. Em ứng xử thế nào?
- HS đóng vai, xử lí tình huống.
- Lớp nhận xét, GV chốt lại.
- HS tự nêu thêm một số tình huống và đóng vai xử lí.
 + Kết luận: Không vứt rác bừa bãi, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường.
3. Củng cố dặn dò.
- Em cần làm gì để môi tưrờng xung quanh nhà ở sạch sẽ? 
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
Tiết 3: thể dục
 (Đ/c Thu dạy)
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 15/ 11/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa L
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa L . Viết chữ hoa L (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Lá (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần). Viết đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa L; chữ và câu ứng dụng Lá; Lá lành đùm lá rách. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tình đoàn kết, biết giúp đỡ nhau. ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa L đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu. Câu ứng dụng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa: K 
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con chữ hoa: K K ề. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa L: (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa L.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng cho HS quan sát.
 - HS nêu cấu tạo của chữ L.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ L lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GVviết mẫu chữ L lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS K nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ L vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng:
- GV treo bảng phụ; 2 HSTB đọc câu ứng dụng: Lá lành đùm lá rách. - GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
* HD HS QS và NX:
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét; GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ L á trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ L á vào bảng con .
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa L. GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Quà của bố
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết chính xác đoạn: “Bố đi câu về.....mắt thao láo”. Củng cố quy tắc chính tả: iê/ yê, d/ gi.
- Trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu. Viết đúng: lần nào, niềng niễng, thơm lừng, quẫy. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt iê/ yê, d/ gi. 
- Giáo dục HS kính trọng, vâng lời và biết ơn bố.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết quy tắc chính tả với iê/ yê. Bảng phụ chép bài tập 2, 3a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con: yếu ớt, khuyên bảo, kiến đen.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi:
 + Quà của bố đi câu về có những gì? 
 (Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối).
- HD HS nhận xét: 
 + Bài chính tả có mấy câu? (4 câu).
 + Những chữ đầu câu viết thế nào? (Viết hoa).
 + Những câu văn nào có dấu chấm? (Câu 2)
 + Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
 + HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con : lần nào, niềng niễng, thơm lừng, quẫy.
 + HS nhận xét; GV sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (12 - 15’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài: (5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 5, 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (5’)
Bài 2: Điền vào chỗ trống iê hay yê?
- GV treo bảng phụ lên bảng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống iê hay yê.
- 2HS lên bảng làm bài; Lớp làm bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: chuyện, yên, viên, luyện.
- GV treo bảng phụ viết quy tắc chính tả với iê/ yê lên bảng. HS đọc.
Bài 3a: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống : d hay gi? 
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV HD cách làm. 2 HS lên bảng làm; HS nhận xét.
- GV sửa sai, chốt lời giải đúng: dăng dung dẻ, dắt, giời, dê.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc quy tắc chính tả với iê/ yê. 
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi. GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Âm nhạc 
 (Đ/c Hường dạy)
ơ
*****
Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
(Nghỉ - Kỉ niệm ngày 20/11)
****
Ngày soạn: 15/ 11/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Kể về gia đình
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước.
- Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt. Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình mình.
- GD HS tình cảm gia đình.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nhắc lại tên bài học tiết trước.
- HS đọc lại đoạn văn kể về con vật. 
- HS nhận xét, GV đánh giá
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Làm miệng.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV lưu ý HS: Bài tập yêu cầu em kể về gia đình chứ không phải là trả lời câu hỏi. Các câu hỏi chỉ là gợi ý để kể. Có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể dài.
- Cả lớp đọc thầm các câu hỏi để nhớ những điều cần nói.
- HS kể mẫu về gia đình dựa vào gợi ý.
- 3, 4 HS thi kể trước lớp.
- GV HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
Bài 2: Làm viết.
- GV nêu yêu cầu của bài: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, viết một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) về gia đình em..
- GV nhắc HS: viết lại những điều vừa nói khi làm bài tập 1 (viết từ 3 - 5 câu); dùng từ, đặt câu đúng, rõ ý. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Đánh giá một số bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- 2HS đọc đoạn văn vừa viết.- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: toán
 Tiết 64: Luyện tập 
I- mục đích, yêu cầu: 
- Thuộc bảng 14 trừ đi một số. Củng cố về: + Phép trừ có nhớ dạng: 14 - 8; 34 - 8; 54 - 18. Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết. Giải bài toán. Vẽ hình.
- Rèn kĩ năng tính toán và vẽ hình.
- HS yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 2HS làm bảng lớp; Lớp làm bảng con: 54 - 28 ; 74 - 19.
- 2HS đọc thuộc bảng 14 trừ đi một số.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét; GV củng cố bảng trừ: 14 trừ đi một số.
Bài 2: (cột 1, 3)
- HS nêu yêu cầu BT.
- 2HS làm bảng lớp; lớp làm bảng con.
- HS nhận xét; GV củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS nêu cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm SBT trong phép trừ.
- GV hướng dẫn HS cách giải. Lưu ý HS cách trình bày.
- HS làm bài vào vở. 
- HS chữa bài; GV nhận xét.
Bài 4:
- HS đọc bài toán. 
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài và ghi tóm tắt lên bảng.
- HS làm bài vào vở: 84 - 45 = 39 (máy bay).
- Đánh giá 7 - 10 bài. Nhận xét.
Bài 5: (HS làm nếu còn thời gian) GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Vẽ hình theo mẫu.
- GV HD HS tự chấm các điểm vào vở theo mẫu trong SGK rồi dùng thước và bút nối 4 điểm để có hình như SGK.
- 2 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét, GV chữa bài.
- GV giúp HS nhận dạng hình mới vẽ được (hình vuông đặt lệch).
3. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- HS đọc thuộc bảng 14 trừ đi một số. HS nêu quy tắc tìm số hạng và số bị trừ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Tiết 3: luyện viết chữ đẹp
Bài 13: Chữ hoa L
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cấu tạo, quy trình viết chữ hoa L. Viết đúng chữ hoa L (2 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Lá (3 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần), Liệu cơm gắp mắm (3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ hoa L đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.
- HS: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách v

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc