Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.

- HS hiểu nghĩa của các từ ( SGK ) và các từ mới: vùng vằng, la cà; hiểu ý diễn đạt qua các h/ ảnh: mỏi mắt chờ mong, ( lá ) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, ( cây ) xòa cành ôm cậu. Hiểu ND bài: Ca ngợi tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị ( nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, xác định được tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ dành cho con ); KN thể hiện sự cảm thông ( Hiểu cảnh ngộ trong c/ chuyện: người mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong con trở về ).

- GDHS tình cảm sâu sắc của mẹ với con.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ để HD luyện đọc; Tranh minh hoạ bài đọc; Quả vú sữa, lá cây vú sữa .

- Các phương pháp, KT dạy học: PP đóng vai; trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân và phản hồi tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài Cây xoài của ông em và trả lời câu hỏi về ND bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV kết hợp cho HS quan sát tranh ( SGK ), quan sát quả vú sữa.

b. Các hoạt động:

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc lại cách thực hiện. 
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.58 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính rồi ghi KQ tính vào vở BT. 
- Một số HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Củng cố cho HS về cách thực hiện phép trừ dạng 33 - 5.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài + nêu SBT và ST trong trường hợp ( a ).
- 1 HS nêu cách đặt tính, cách tính.
- HS làm bài vào vở BT, tự đặt tính rồi tính hiệu. 3 HS lên bảng làm bài. GV lưu ý cho HS cách đặt tính.
- HS nhận xét, chữa bài, nêu tên gọi các thành phần và KQ của từng phép trừ.
- Củng cố KN thực hiện phép trừ dạng 33 - 5. 
+ Bài 3 ( a, b ):
- HS nêu yêu cầu của bài, xác định thành phần cần tìm trong mỗi trường hợp + nêu cách tìm: ( a, b: tìm số hạng chưa biết - c: tìm số bị trừ chưa biết ).
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài thống nhất KQ đúng.
- Củng cố cho HS về cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng; cách tìm số bị trừ.
+ Bài 4 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- HS đọc yêu cầu của bài - GV kết hợp vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát hình vẽ trên bảng - GV gợi ý, HD cách vẽ.
- HS tự vẽ vào vở, GV khuyến khích HS nêu các cách vẽ khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ 13 trừ đi một số.
 Tiết 4: đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS có KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
- GDHS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ ( SBT đạo đức ).
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, PP đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Cả lớp khởi động hát bài : Tìm bạn thân.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Kể chuyện Trong giờ ra chơi.
- Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
- Cách tiến hành: + GV kể chuyện: Trong giờ ra chơi ( SGV - 43, 44 ).
+ HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi:
. Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã ?
. Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Tại sao ?
+ Đại diện các nhóm trình trình bày.
-> Kết luận: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm, nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
* HĐ 2: Việc làm nào là đúng ?
- Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo nhóm 4, quan sát 7 tranh trong SBT và chỉ ra những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn ? Tại sao ?
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ GVKL: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
* HĐ 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn ?
- Mục tiêu: HS biết được lí do vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn ?
- Cách tiến hành: + HS làm bài tập 3 SBT - 20.
+ HS bày tỏ ý kiến và nêu lí do vì sao.
+ GV Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó..
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn ?
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS tích cực học tập. 
 Ngày soạn: 16 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 23 - 11 - 2017.
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( tập chép ) 
mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS chép chính xác bài chính tả; Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Hiểu và làm đúng các BT phân biệt iê/ yê/ ya; r / gi. 
- Rèn kĩ năng tập chép chính tả; KN phân biệt iê/ yê/ ya; r / gi.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả.
II. chuẩn bị: 
- Phấn màu, bảng phụ, ...
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết trên bảng lớp và bảng con : con nghé, người cha, suy nghĩ, lười nhác, nhút nhát ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS tập chép.
- GV đọc một lần bài viết - 2 HS đọc lại - Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả: 
+ Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào ?
+ Nêu cách viết những chữ đầu ở mỗi dòng thơ ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. GV lưu ý một số chữ HS dễ lẫn: lời ru, bàn tay, quạt, ngôi sao, ngoài kia, chẳng bằng, giấc tròn, ... 
- HS chép bài vào vở, GV bao quát nhắc nhở. 
- HS đổi vở để soát lỗi .
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS nêu quy tắc chính tả ghi âm đôi iê, yê, ya.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. - HS sửa bài theo lời giải đúng. 
- GV củng cố quy tắc chính tả ghi âm đôi iê, yê, ya .
+ BT 3 ( a): - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS thi tìm nhiều tiếng bắt đầu bằng r, bằng gi.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt, chữ viết có tiến bộ.
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả. 
- HS đọc lại bài viết. GV lưu ý chữ viết hoa, cách viết âm đôi: iê, yê, ya.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
 Từ ngữ về tình cảm. dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở vốn từ về tình cảm gia đình. HS biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu; nói được 2, 3 câu về HĐ của mẹ và con được vẽ trong tranh; Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu ( ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu ).
- Rèn KN sử dụng vốn từ ngữ về tình cảm, KN sử dụng dấu phẩy.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 3 ( SGK ); Bảng phụ ghi sẵn 3 câu văn ở BT 2, 4.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và tác dụng của mỗi đồ vật đó ?
- Tìm những TN chỉ việc làm của em ( hoặc người thân trong gia đình ) để giúp đỡ ông bà ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập, mở rộng vốn từ ngữ về tình cảm.
. GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3 ( SGK - 99, 100 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV ghi các từ mẫu lên bảng và giúp HS hiểu nghĩa của các từ đó.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài - vài HS đọc lại kết quả đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến.
+ Bài 2: - GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền. 
- GV lưu ý HS sử dụng các từ chỉ tình cảm cho phù hợp.
VD: ( từ : mến yêu - để thể hiện tình cảm bạn bè, người ít tuổi hơn ).
- HS nhận xét, chữa bài. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Cháu kính yêu ( yêu quý, thương yêu, yêu thương, ... ) ông bà.
b) Con yêu quý ( kính yêu, thương yêu, yêu thương, ... ) cha mẹ.
c) Em yêu mến ( yêu quý, thương yêu, yêu thương, ... ) anh chị.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp quan sát tranh ( SGK ). GV gợi ý HS nói đúng ND tranh, có dùng từ chỉ HĐ.
VD: Người mẹ đang làm gì ? Bạn gái đang làm gì ? Em bé đang làm gì ? ...
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. GV cùng HS khác nhận xét.
. Củng cố, khắc sâu vốn TN về tình cảm.
* HĐ 2: Luyện tập về dấu phẩy.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 4 ( SGK - 100 ).
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng và gợi ý HS: đọc lần lượt từng câu rồi tìm các bộ phận giống nhau trong câu sau đó đặt dấu phẩy vào giữa các bộ phận đó. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng, cho HS đọc lại các câu văn đã điền đúng dấu phẩy.
. GV củng cố, khắc sâu tác dụng của dấu phẩy, cách sử dụng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND đã luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. 
 Tiết 3: Toán
 T.59: 53 - 15
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15. Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9. Biết vẽ hình vuông theo mẫu trên giấy ô li.
- Rèn KN thực hành làm tính và giải toán về phép trừ, dạng 53 - 15; KN vẽ hình vuông theo mẫu.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- GV + HS: 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
- HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm ở bảng con:
+ Đặt tính rồi tính: 76 - 6 ; 43 - 5. 
- GV + HS nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: HD thực hiện phép trừ dạng 53 - 15.
- GV nêu bài toán để dẫn tới phép trừ: 53 - 15 = ?
- HS thao tác trên que tính, tự tìm kết quả. 
- GV hỏi: Có 53 que tính, lấy đi 15 que tính, còn lại bao nhiêu que tính ? ( ... còn 38 q/ tính ) - GV ghi bảng: 53 - 15 = 38.
- GVHDHS tự đặt tính rồi thực hiện phép tính: 
 53 . 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1.
 - 15 . 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 3 8
- HS khá, giỏi nhắc lại cách làm.
* HĐ 2: Thực hành.
 GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.59 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS làm ở bảng lớp và bảng con - chữa bài, nêu cách tính cụ thể.
- Củng cố KN thực hiện phép trừ dạng: 53 - 15.
( HS - làm dòng 1).
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài, xác định số bị trừ và số trừ trong mỗi trường hợp.
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách tính.
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, chữa bài. 
- GV hỏi để củng cố cho HS về tên gọi các thành phần và KQ của các phép trừ.
+ Bài 3 ( a ): - HSnêu yêu cầu của bài, xác định thành phần cần tìm trong phép tính 
( phần a ): tìm số bị trừ chưa biết.
- HS xác định thành phần cần tìm trong các trường hợp b, c + nêu cách tìm.
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Củng cố về cách tìm số bị trừ ( a ); cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng ( b, c ).
+ Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV kết hợp vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- GV gợi ý, HD cách vẽ.
- HS tự vẽ vào vở, lần lượt chấm từng điểm vào vở sau dùng bút và thước nối các điểm để có hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ dạng 13 trừ đi một số.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 đồ dùng trong Gia đình
I. Mục đích yêu cầu:
- HS kể được tên của một số đồ dùng của gia đình mình; biết được công dụng của một số đồ dùng và biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.
II. chuẩn bị:
- Tranh vẽ trong SGK trang 26, một số đồ dùng bằng đồ chơi: ấm chén, nồi, chảo, ...
- Phiếu BT " Những đồ dùng trong gia đình ".
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể về gia đình em.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ.
+ Mục tiêu: HS kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
+ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi:
. GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3 ( SGK - 26 ).
. HS kể tên những đồ dùng có trong từng hình và cho biết: Chúng được dùng để làm gì ?
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. ( Đồ dùng nào HS không biết, GV HD giải thích công dụng của chúng ).
- GVKL: . Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
. Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện KT nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt.
* HĐ 2: Thảo luận về: Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà.
+ Mục tiêu: HS biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong nhà. Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp: q/ sát hình 4, 5 , 6 ( SGK - 27 ) nói xem bạn của mình đang làm gì ? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì ?
- HS kể với bạn trong nhóm về công việc ở nhà mình và ai làm việc đó.
- Một số nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
- GV hỏi thêm:
. Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ ( sứ, thuỷ tinh, ... ) bền, đẹp ta cần lưu ý điều gì ?
. Khi dùng hoặc rửa, dọn bát ( đĩa, ấm, chén, phích nước, lọ hoa, ... ) chúng ta phải chú ý điều gì ?
. Đối với bàn, ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
- GVKL: Muốn đồ dùng bền, đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ, khi dùng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS kể tên các đồ dùng có trong gia đình mình, nêu công dụng và cách bảo quản từng đồ dùng đó.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS phải cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình.
 Ngày soạn: 17 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 - 11 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 luyện tập: Kể về người thân
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết kể về bố, mẹ hoặc một người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý. Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về bố, mẹ hoặc người thân.
- Rèn luyện KN nghe, nói, viết kể về người thân.
- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực và thể hiện sự cảm thông.
- GDHS tình cảm yêu quý đối với bố, mẹ và người thân.
II. chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 1.
- Các PP/ KT dạy học: PP trải nghiệm, đóng vai và trình bày 1 phút. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đoạn văn đã viết nói về người thân của em ở BT 2 Tuần 10.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Kể về người thân dựa vào câu hỏi gợi ý.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1: 
 Kể về bố, mẹ ( hoặc một người thân ) của em.
 Gợi ý: a) Bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em bao nhiêu tuổi ?
 b) Bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em làm nghề gì ?
 c) Bố, mẹ ( hoặc người thân ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào ?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý, GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn các gợi ý lên bảng và lưu ý HS:
+ Các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý.
+ Yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải là trả lời câu hỏi.
- GV khơi gợi tình cảm với bố, mẹ, người thân ở HS.
- Cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể - GV yêu cầu một số HS nói trước lớp: Em sẽ chọn kể về ai ?
- GV mời 2 HS kể mẫu trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS tập kể trong nhóm ( kể theo cặp ). GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể tự nhiên nhất, hay nhất.
* HĐ 2: Viết đoạn văn ngắn Kể về người thân.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2:
 Dựa theo lời kể ở BT 1, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 - 5 câu ) kể về bố, mẹ hoặc một người thân của em.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV nhắc HS chú ý:
+ Bài tập yêu cầu các em viết lại những điều các em vừa kể ở BT 1.
+ Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
- HS viết bài.
- Một số HS đọc bài viết. Cả lớp nhận xét, GV nhận xột, khen một số bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt ND bài học. GDHS tình cảm yêu quý, kính trọng bố, mẹ, người thân.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thiện lại bài viết. 
 Tiết 2: Toán
 T.60: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc bảng trừ: 13 trừ đi một số; Thực hiện được các phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15; Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15.
- Rèn KN thực hành làm tính và giải bài bài toán vận dụng bảng trừ 13 trừ đi một số, vận dụng phép trừ dạng 33 - 5 và 53 - 15.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. Chuẩn bị: - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc TL bảng trừ 13 trừ đi một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.60 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm rồi nêu miệng kết quả.
- Củng cố bảng trừ: 13 trừ đi một số.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự đặt tính rồi tính KQ vào vở BT - Một số HS lên làm trên bảng lớp. 
- HS nhận xét, chữa bài. GV lưu ý HS cách đặt tính và thực hiện phép trừ ( có nhớ ). 
- Củng cố kĩ năng trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 5; 53 - 15.
+ Bài 4: - 1 HS đọc đề bài, nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự làm rồi chữa bài.
- Củng cố cho HS cách giải bài toán bằng một phép trừ dạng 53 - 15.
+ Bài 3 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- GVHDHS thực hiện phép tính ở cột 1: trừ từ trái sang phải.
- HS nêu cách làm.
- HS tự làm các phần còn lại bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài. 
- HS so sánh KQ ở từng cột tính -> nhận xét: 33 - 9 - 4 = 33 - 13 ( Vì cùng bằng 20 ).
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- GVHDHS thực hiện p/ trừ rồi đối chiếu KQ với từng câu TL để chọn ra câu TL đúng.
- HS nêu kết quả ( khoanh vào chữ C ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ bảng trừ dạng 13 trừ đi một số.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt Sao
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi SH văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới.
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
....
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc