Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS tiếp nối nhau đọc lại câu chuyện : Đất quý, đất yêu.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc bài thơ.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng dòng thơ : Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ, HS,GVphát hiện từ đọc sai và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ : HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc ở bảng phụ. GV giúp HS hiểu nghĩa từ : sông máng, cây gạo. (HS có thể đặt câu với từ cây gạo).

 - Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

* HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

 - GV cho HS đọc thầm từng khổ thơ, cả bài, trả lời câu hỏi:

 + Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?

 + Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy ?

 => GV giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.

 - HS trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi : Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất :

 a) Vì quê hương rất đẹp.

 b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.

 

doc47 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 11 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
 - Dặn dò HS yêu quý quê hương.
Tiết 2 Thủ công 
 cắt, dán chữ I, T ( Tiết 1)
I- Mục đích ,yêu cầu :
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II- Chuẩn bị : 
- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu chưa dán.
- Tranh qui trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Giấy màu, kéo, thước kẻ, bút chì, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
1 . Kiểm tra: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2 . Bài mới . a - Giới thiệu bài .
 b – Các hoạt động
* HĐ1: HD HS quan sát , nhận xét .
- GV giới thiệu mẫu các chữ I, T và HD HS quan sát để rút ra nhận xét :
 + Nét chữ rộng 1 ô.
 + Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau ( GV dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc ). Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ.
* HĐ 2: HD mẫu .
 - Bước 1 : Kẻ chữ I, T.
 -Bước 2 : Cắt chữ T.
- Bước 3 : Dán chữ I, T. 
 + GV cho HS quan sát tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 + Vài HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 + GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 + GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 3 . Củng cố – Dặn dò .
 - HS nêu qui trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 - Nhận xét về ý thức học tập.
Tiết 3: toán
 Tiết 55 : nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. mục đích, yêu cầu:
 - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 
 - Vận dụng trong làm tính và giải toán có phép nhân đúng.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị: GV phấn màu .
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bảng nhân 8. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
 - Nhân từ phải sang trái : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; mỗi lần viết một chữ số ở tích.
 - Cách thực hiện :
 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 x 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 246 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 - Kết luận : 123 x 2 = 246.
 - GV nhấn mạnh : Đây là phép nhân không nhớ.
* HĐ2 : Giới thiệu phép nhân 326 x 3
 - Tương tự như trên. GV gọi 1 HS nêu cách thực hiện, GV viết bảng.
 326 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.
 x 3 . 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 978 . 3 nhân 3 bằng 9, viết 9 .
 - Kết luận : 326 x 3 = 978.
 - Gọi 1số HS nói lại cách tính.
 - GV nhấn mạnh : Đây là phép nhân có nhớ sang hàng chục.
 - Cho HS tự nghĩ viết 1phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số rồi thực hiên phép tính ở trên bảng con. GV nhận xét chữa.
* HĐ3 : Thực hành
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. 
 - Cho HS làm bài vào bảng con, 2 HS làm trên bảng lớp.
 - Chữa bài, gọi 1 vài HS nêu cách tính.
Bài 2: - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở (HS làm cột a).
 - 2 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài.
 - Củng cố về nhân số có ba chữ số vói số có một chữ số.
Bài 3:- HS đọc bài toán.
 - HDHS phân tích bài toán, HS tự phân tích đề bài.
 - Cho HS tự tóm tắt và giải bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 - GV chuẩn xác KT.
 Bài giải
 Số người trên 3 chuyến máy bay là :
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số : 348 người.
Bài 4: - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS nêu tên gọi thành phần phép tính.
 - HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng.
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài, củng cố về tìm SBC.
3. Củng cố, dặn dò 
 - 2 HS nhắc lại cách nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- HS thấy được các ưu, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi SH văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới.
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
..... 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
5. Phương hướng tuần tới.
- Thực hiện tốt chủ điểm của tháng 11: Nhớ ơn thầy cụ.
- Tiếp tục củng cố và duy trì các nề nếp theo quy định, khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Duy trì tốt nề nếp tự quản; nề nếp học tập trên lớp. 
- Thực hiện tốt phong trào TĐ học tập giữa các tổ, p/ trào rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch; 
- Thực hiện tốt nhiệm vụ lao động được phân công.
+ Các nhóm thảo luận và đề xuất công việc thực hiện trong tuần tiếp theo.
+ Chủ tịch cùng phó chủ tịch cùng GV hội ý thống nhất các đề xuất trên.
+ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho các ban.
6. Sinh hoạt văn nghệ
- Trưởng ban văn nghệ lờn điều hành cho cỏc tổ sinh hoạt văn nghệ.
Chiều Tiết 1 tập làm văn*
 ôn nói về quê hương
 I. Mục đích yêu cầu 
 - Củng cố nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở.
- Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc khi nói trước đám đông.
- HS tích cực trong học tập và thêm yêu quý quê hương. 
II. Chuẩn bị 
- Phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học 
*HĐ1: HD HS làm BT 
- GV yờu cầu HS: Dựa vào những gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về quê hương mình.
a. Quê em ở đâu?
b. Cảnh vật quê em:
 + Dòng sông, con thuyền.
 + Cánh đồng lúa bát ngát.
 + Lũy tre xanh vươn cao.
 + Mái đình cong cong cổ kính.
c. Người dân quê em:
 + Trong lao động cần cù chịu khó.
 + Trong cư xử với mọi người thân thiết, chân thành.
 + Trong nếp sống hàng ngày giản dị, chất phác.
d. Tình cảm của em đối với quê hương"
 + Gắn bó thiết tha. + Nơi chôn rau cắt rốn.
 + Nhiều kỉ niệm êm đềm + Nơi nuôi em khôn lớn.
- Gọi HS trỡnh bày miệng.- HS khác nhận xét. 
- GV chốt câu nói hay.
- Cá nhân HS làm bài vào vở.
- GV chấm , nhận xét.
*HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2: Luyện viết 
 bài 8 : chữ hoa m, n
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố cách viết chữ hoa m, n. Viết câu ứng dụng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - HS có ý thức luyện viết chữ đẹp hằng ngày. 
II. Chuẩn bị : 
- HS : Vở luyện viết chữ đẹp.
III. Các hoạt động dạy- học : 
* HĐ1: HD HS luyện viết chữ hoa m, n
 - GV gọi 2, 3 HS nêu lại cách viết chữ hoa m, n. 
 - Cho HS luyện viết chữ hoa m, n. vào bảng con.
 - Giáo viên nhận xét, uốn nắn HS.
* HĐ2 : HD HS luyện viết câu ứng dụng
 - HS đọc câu ứng dụng : Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa ...
 - GV giúp HS hiểu nghĩa các câu ứng dụng. 
 - HS tập viết trên bảng con : Mây, Nước. Nắng
 - GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ3 : HD HS viết vào vở luyện viết
 - GVnêu yêu cầu viết các chữ .
 + Viết chữ hoa m :2 dòng 
 + Viết chữ hoa n: 2 dòng
+ Câu ứng dụng : 
 . Mây xanh thì ... mưa : 1 dòng
 . Nước... tan : 1 dòng
 . Nắng... lúa : 1 dòng 
 . Một cây... núi cao: 2 dòng .
- HS viết bài vào vở. GV chú ý HD các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* HĐ4 : Chấm, chữa bài
 - GV chấm nhận xét khoảng 7 đến 8 bài.
 - Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* HĐ5 : Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại cách viết chữ hoa m, n.
 - GV, nhận xét, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS luyện viết lại cho đúng, đẹp.
Tiết 3 toán *
Luyện tập Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số.
- Thực hiện thành thạo phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữa số.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
*HĐ1: HS làm BT
Bài 1: Tính: 
 423 217 334 102 115
 x 2 x 4 x 3 x 8	 x 5
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- HS làm bảng con. HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố về phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 2: Tìm x:
 x : 5 = 106 x : 7 = 102 x : 6 = 121
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3: Một đội trồng cây trong 4 ngày đầu, mỗi ngày trồng được 125 cây. Ngày thứ năm, đội đó trồng được 145 cây. Hỏi trong 5 ngày đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây?
- HS đọc bài toán, phận tích, vẽ sơ đồ.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở. 
- 1HS làm bài trên bảng lớp.
- HS trình bày bài giải rồi chữa.
- Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
*HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
 Duyệt của BGH
luyện viết
 bài 11 : chữ hoa R, P
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố cách viết chữ hoa R, P.Viết câu ứng dụng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - HS có ý thức luyện viết chữ đẹp hằng ngày. 
II. Chuẩn bị : HS : Vở luyện viết chữ đẹp.
III. Các hoạt động dạy- học : 
1, Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng viết chữ hoa O, Ơ, Ô, Q
- GV, HS nhận xét ,đánh giá.
2, Bài mới a , Giới thiệu bài : - GV nêu yêu cầu tiết học
 b , Các hoạt động.
* HĐ1: HD HS luyện viết chữ hoa R, P 
 - GV gọi 2, 3 HS nêu lại cách viết chữ hoa R, P.
 - Cho HS luyện viết chữ hoa R, P vào bảng con .
 - GV nhận xét, uốn nắn HS.
* HĐ2 : HD HS luyện viết câu ứng dụng
 - HS đọc câu ứng dụng : Rút dây động rừng,... 
 - GV giúp HS hiểu nghĩa các câu ứng dụng. 
 - HS tập viết trên bảng con : Rút, Ráng, Ruộng, Rủ, Bây.
 - GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ3 : HD HS viết vào vở luyện viết
 - GVnêu yêu cầu viết các chữ .
 + Viết chữ R : 2 dòng + Viết chữ P : 2 dòng
 + Câu ứng dụng : 
 . Rút dây động rừng : 1 dòng.
 . Ráng vàng ... thì mưa : 1 dòng.
 . Ruộng sâu trâu nái : 1 dòng.
 . Rủ nhau ... phong lưu : 2 dòng (HS : 4 dòng).
- HS viết bài vào vở. GV chú ý HD các em viết đúng nét, đúng độ cao và k/c giữa các chữ.
* HĐ4 : Chấm, chữa bài
 - GV chấm nhận xét khoảng 7 đến 8 bài.
 - Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3, Củng cố, dặn dò 
 - HS nhắc lại cách viết chữ hoa R, P.
 - GV, nhận xét tuyên dương HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS luyện viết ra nháp cho đúng, đẹp.
Ngày soạn: 28 - 10 - 2015
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 04 - 11 - 2015
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập đọc 
 Cây xoài của ông em
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ dài. Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- HS hiểu được nghĩa của các từ: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy, ... . Hiểu được ND của bài: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ.
- GDHS tình cảm thương nhớ và biết ơn đối với người thân.
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh cây xoài, quả xoài.
- Bảng phụ ghi những câu văn cần HD luyện đọc.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài Bà cháu + TLCH về ND bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc - GV giới thiệu thêm ảnh cây xoài + cho HS quan sát quả xoài -> G. thiệu: Xoài là loại cây có quả rất thơm ngon, được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và miền Nam là nơi trồng rất nhiều xoài. -> G.thiệu ND bài. 
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV lưu ý HS đọc đúng các TN: lẫm chẫm, nở trắng cành, quả sai lúc lỉu, trảy, xôi nếp, ...
- GV giúp HS hiểu nghĩa các TN: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy ( SGK ) và giải nghĩa thêm từ: xoài cát ( tên gọi một loại xoài rất thơm ngon, ngọt ); xôi nếp hương ( xôi nấu từ một loại gạo rất thơm ).
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. GV kết hợp dùng bảng phụ HDHS luyện đọc các câu:
+ Mùa xoài nào, / mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày lên bàn thờ ông. // 
+ ăn quả xoài cát chín / trảy từ cây của ông em trồng, / kèm với xôi nếp hương / thì đối với em / không thứ quả gì ngon bằng. //
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
* HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
GVHDHS đọc thầm từng đoạn, cả bài rồi trả lời các CH trong SGK.
- Câu 1: Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả to đu đưa theo gió.
- Câu 2: Quả xoài cát có mùi thơm dịu dàng, vị ngon đậm đà, màu sắc vàng đẹp.
- Câu 3: Mẹ chọn những quả xoài ngon nhất ... để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn.
- Câu 4: Vì xoài cát vốn đã thơm ngon, bạn đã quen ăn từ nhỏ, lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất.
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm và chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ND của bài. GV chốt: Bài văn Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ.
- HS liên hệ về tình cảm thương nhớ và biết ơn ông, bà và những người thân.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HSVN tiếp tục luyện đọc lại bài văn.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa I
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng chữ hoa I, chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ.
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa I.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ I viết hoa, phấn màu.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu cỡ chữ nhỏ trên dòng kẻ li: ích, ích nước lợi nhà. 
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV KT vở HS viết bài ở nhà. Cả lớp viết chữ cái hoa H đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng: Hai sương một nắng; Cả lớp viết bảng con chữ Hai. 
- GV nhận xét, uốn nắn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa I.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu.
- HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ I:
 + Cao 5 li.
 + Gồm 2 nét: . Nét 1: Kết hợp 2 nét cơ bản - nét cong trái và nét lượn ngang.
 . Nét 2: nét móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ I lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ I trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để HS viết đúng.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng: ích nước lợi nhà. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng: đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước, cho gia đình.
- GV viết mẫu câu ứng dụng.
- HDHS quan sát mẫu chữ ứng dụng, HS nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Khoảng cách giữa các chữ.
- GV lưu ý HS: Giữ khoảng cách vừa phải giữa i và c vì hai chữ cái này không nối nét với nhau.
- GV viết mẫu chữ ích.
- HDHS tập viết chữ ích ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HDHS viết vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ I cỡ vừa, 1 dòng chữ I cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ ích cỡ vừa, 1 dòng chữ ích cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: ích nước lợi nhà.
- GV theo dõi, uốn nắn thêm giúp HS viết đúng mẫu chữ.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HSVN luyện viết chữ I.
 Tiết 3: Toán
 T. 53: 32 - 8
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8 ; Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8 và biết tìm số hạng của một tổng. 
- Rèn KN thực hành làm tính trừ dạng 32 - 8 và giải toán, KN tìm thành phần chưa biết của phép cộng. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- 3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng trừ 12 trừ đi một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: GV tổ chức cho HS tự tìm ra KQ của phép trừ 32 - 8.
- GV nờu bài toán: Có 32 que tính. Bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- HS phân tích bài toán rồi rút ra phép trừ: 32 - 8 = ?. GV kết hợp ghi bảng.
- HS thao tác trên que tính -> còn 24 que tính.
- HDHS đặt tính rồi tính trên bảng lớp: 
 32 . 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 ( thẳng cột với 2 
 - 8 và 8 ), nhớ 1.
 24 . 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 ( thẳng cột với 3 và ở bên trái 4 ).
- HS nhắc lại cách thực hiện. 
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.53 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự ghi phép tính rồi tính KQ vào vở. Một số HS lên bảng làm bài. - ( HS - làm dòng 1).
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Củng cố cho HS về cách thực hiện phép trừ dạng 32 - 8.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài + nêu SBT và ST trong mỗi trường hợp.
- 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS làm bài vào vở BT, tự đặt tính rồi tính hiệu. 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét, chữa bài - ( HS - làm phần a, b ).
- Củng cố cho HS về tên gọi các thành phần và KQ của phép trừ, cách thực hiện phép trừ.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, nêu tóm tắt bài toán.
- 1 HS xác định dạng toán + nêu cách giải.
- HS tự ghi tóm tắt rồi trình bày bài giải vào vở - 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất lời giải đúng.
- Củng cố cho HS cách giải bài toán bằng một phép trừ dạng: Tìm một số hạng trong một tổng.
+ Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm x.
- 1 HS xác định thành phần cần tìm trong mỗi phép tính, nêu cách làm.
- HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_11_nam_hoc_2017_2018_bui.doc