Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

 HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện theo thời gian biểu.

- Học sinh năng khiếu: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.

*KNS : Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh , VBT.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (HĐ nhóm) : (13’).

Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Bước 1:- Bày tỏ ý kiến.HS thảo luận theo nhóm .

- HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến các hành động.

+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ. Bày tỏ ý kiến về một việc làm trong 1 tình huống, việc làm nào đúng việc làm nào sai? tại sao đúng , (sai)

+ Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập bạn Hà tranh thủ làm bài tập Tiếng việt còn bạn Tùng vẽ máy bay trên giấy nháp.

+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.

Bước 2 : Đại diện nhóm lên trình bày.

-Trao đổi tranh luận giữa các nhóm.

GV tổng kết 2 tình huống trên:

+Hà và Tùng nên dừng việc riêng và cùng làm bài tập toán cùng các bạn.

+Dương nên ngừng xem truyện cùng ăn cơm cùng với cả nhà.

Hoạt động 2: (12’) Biết cách lựa chọn cách ứng xử.

- Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể. Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Bước 1: GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm và thảo luận theo nhóm.

Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ giục Tuấn đi học bài.

Tình huống 2: Vào giờ ăn cơm tối, khi cả nhà đã bắt đầu ăn cơm thì Tùng vẫn mải mê đá bóng.

Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày.

- GV kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.

Hoạt động 3: (10’) HS biết cách thực hiện giờ nào việc nấy. (HĐ cá nhân, cặp đôi)

Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.

- GV nêu câu hỏi cho từng em trả lời.

+ Ví dụ: Buổi sáng em làm việc gì?

+Buổi trưa em làm việc gì?

+Buổi chiều em làm việc gì?

+Buổi tối em làm những việc gì?

- Từng học sinh lần lượt trả lời.

-GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập và vui chơ, làm việc nhà và nghỉ ngơi.

- GV đọc câu: Giờ nào việc nấy.

-HS đọc.

Hoạt động nối tiếp :

Về nhà các em xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bảng. VD: 
- Bạn có chắc chắn khi nhún chân thì chân phải cử động không ?
- Vì sao bạn biết khi quay cổ thì đầu và cổ phải cử động ? 
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
GVcho HS mở SGK trang 4 và quan sát tranh 1,2,3,4.Và làm theo một số động tác như bạn nhỏ đã làm. 
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
-Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
*Gv kết luận :Để thực hiện các động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng đầu, nhún chân.... thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.
Hoạt động 2: Nhận biết cơ quan vận động :
*Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề 
- HS nắm cổ tay, bàn tay của mình và trả lời câu hỏi ? Dưới lớp da của cơ thể có gì?
- Nhờ đâu mà ngón tay , bàn tay, cánh tay... cử động được
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh : 
- GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 7- Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào vở TN-XH
-HS có thể dự đoán : + Dưới lớp da của cơ thể có (xương và bắp thịt(cơ))
+ Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng 
+ Bạn có chắc dưới lớp da của cơ thể có (xương và bắp thịt (cơ) không ?
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- HS thực hành cử động : ngón tay, bàn tay, cánh tay... tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay
*Bước 5: Kết luận kiến thức
-Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
GV kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Bước 3: HS quan sát hình 5,6 chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể 
- HS thực hành nêu
- GV kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể 
Hoạt động 3: Trò chơi “Vật tay”
Mục tiêu : HS hiểu rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phátt triển tốt.
*Hướng dẫn cách chơi : Hai em ngồi đối diện cùng tì khuỷu tay phải hoặc trái lên bàn. Hai cánh tay phải đan chéo nhau. Khi “chuẩn bị” thì hai cánh tay để sẵn sàng lên mặt bàn. Khi “bắt đầu” thì cả 2 bạn dùng sức ở tay mình để cố gắng kéo thẳng cánh tay của đối phương. Tay ai kéo thẳng được tay của bạn sẽ là người thắng cuộc.
- HS chơi theo cặp . - Hai bạn đối diện cựng chơi, thi xem ai khoẻ nhất.
- GV cùng HS theo dõi
- GV kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy tay cứng và tay khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần chăm chỉ thể dục và ham thích vận động .
Hoạt động nối tiếp: 
- Về nhà nhớ tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh.
- Xem trước bài Bộ xương
Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.Mục tiêu :
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- HS năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
III.Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu các tiết kể chuyện ở lớp 2.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn kể chuyện (25’)
*Kể từng đoạn theo tranh ( HĐ nhóm)
- GV kể mẵu, 1 HS đọc lại yêu cầu của bài.
-Kể chuyện trong nhóm:
+HS quan sát tranh SGK đọc thầm lời gợi ý từng tranh.
+HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
*Kể chuyện trước lớp
+HS kể chuyện trước lớp, GV nhận xét sau mỗi lần HS kể.
 Về nội dung, cách thể hiện
-Một số HS kể 1 đoạn, em khác kể nối tiếp.
- Các nhóm kể chuyện theo phân vai.
*Kể toàn bộ câu chuyện: (HĐ cá nhân)
- HS năng khiếu kể
- GV nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò :(2’)
- GV nhận xét giờ học
- HS nhắc lại tên bài 
-Về nhà kể cho mọi người nghe 
Thể dục
THẦY QUÂN DẠY
 Chính tả 
 CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
 I.Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT (SGK) ; trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS làm được các bài tập 2,3,4.
II.Hoạt động dạy học :
A.Bài mới:(25’)
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn tập chép:
- GV đọc bài chép ở bảng, HS theo dõi 
- 2 HS đọc lại bài chép.
? Đoạn này chép từ bài nào (Có công mài sắt có ngày nên kim)
? Đoạn chép này là lời của ai nói với ai
? Bà cụ nói gì
? Bà cụ đã giảng giải cho cậu bé hiểu ra điều gì
? Đoạn chép này có mấy câu (2 câu)
? Cuối mỗi câu có dấu gì( dấu chấm)
? Những chữ nào trong bài được viết hoa
? Chữ đầu đoạn được viết như thế nào
- HS trả lời
- HS viết bảng con: mài , sắt,ngày.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS chép bài vào vở,GV theo giỏi.
- HS đổi chéo vở soát lỗi của nhau
- GV chấm bài.
3.Hướng dânHS làm bài tập:(7’)
Bài 2: (HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu:Điền vào chỗ trống c hay k?
 ..im khâu, ...ậu bé, ...iên nhẫn, bà c....̣
-HS làm vào vở BT, GV nhận xét: kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ
Bài 3: (HĐ cá nhân, cặp đôi)
 Viết vào vở BT những chữ cái còn thiếu vào bảng sau
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
1
A
a
2

ớ
3

bê

- HS làm vào vở, GV và lớp chữa bài.
Bài 4:- Cho học sinh đọc thuộc những chữ cái ở BT3.
- Cả lớp đọc, nhóm, cá nhân.
- Giáo viên nhận xét .
4.Củng cố dặn dò: (2p)
- GV tuyên dương những HS viết chữ đẹp và nhắc nhở những HS viết chưa đẹp.
-Về nhớ luyện viết thêm
Toán
CÔ MỸ HOA DẠY
 Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2020
Thủ công
 GÂP TÊN LỬA (TIẾT 1)
I.Mục tiêu:
- HS biết gấp tên lửa, các nếp gấp tương đối phẳng.
- HS yêu thích gấp sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- Quy trình gấp, giấy màu, vật mẫu.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới 
a.Giới thiệu: 2’
 GV giới thiệu – ghi bảng.
b.Hướng dẫn các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 7’
Giới thiệu mẫu gấp tên lửa – Đặt câu hỏi: 
Hình dáng của tên lửa?
Màu sắc của mẫu tên lửa?
Tên lửa có mấy phần?
Chốt: Tên lửa có 2 phần đó là: phần mũi và phần thân.
Gợi ý: Để gấp được tên lửa cần tờ giấy có hình gì?
GV mở dần mẫu giấy tên lửa.
Kết luận: Tên lửa được gấp từ tờ giấy có hình chữ nhật.
GV lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu. GV nêu câu hỏi:
Để gấp được tên lửa, ta gấp phần nào trước phần nào sau?
Chốt lại cách gấp
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật. 10’
-Treo quy trình gấp – Giới thiệu 2 bước: Gấp tạo mũi và thân tên lửa (H1 đến H4), tạo tên lửa và sử dụng (H5 và H6).
- Gợi ý qua hình vẽ để HS nêu cách gấp từng hình.
GV thao tác mẫu từng bước:
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- GV thực hiện các bước gấp từ H1 đến H4.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H.1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho hai mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H.2).
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 2 vào sát đường dấu giữa được hình 3.
Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 vào sát đường dấu giữa được hình 4
Lưu ý: Sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- GV thực hiệc các bước gấp từ H5 đến H6
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa (H.5). Cầm vào nếp gấp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra (H.6) và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không tung.
- Giáo dục HS an toàn khi vui chơi.
Chốt các bước gấp tên lửa và lưu ý: 2 cách phải đều nhau để tên lừa không bị lệch.
Hoạt động 3: Củng cố. 15’
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi HS trong nhóm thực hành gấp tên lửa.
- Quan sát, uốn nắn và tuyên dương nhóm có tiến bộ.
 3. Củng cố - Dặn dò: 5’
- Chuẩn bị: Giấy màu (10 x 15 ô)
-Tập gấp nhiều lần và tập phóng tên lửa để học tiết 2
Đạo đức
 HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
- Học sinh năng khiếu: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
*KNS : Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh , VBT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (HĐ nhóm) : (13’).
Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Bước 1:- Bày tỏ ý kiến.HS thảo luận theo nhóm .
- HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến các hành động.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ. Bày tỏ ý kiến về một việc làm trong 1 tình huống, việc làm nào đúng việc làm nào sai? tại sao đúng , (sai)
+ Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập bạn Hà tranh thủ làm bài tập Tiếng việt còn bạn Tùng vẽ máy bay trên giấy nháp.
+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
Bước 2 : Đại diện nhóm lên trình bày.
-Trao đổi tranh luận giữa các nhóm.
GV tổng kết 2 tình huống trên:
+Hà và Tùng nên dừng việc riêng và cùng làm bài tập toán cùng các bạn.
+Dương nên ngừng xem truyện cùng ăn cơm cùng với cả nhà.
Hoạt động 2: (12’) Biết cách lựa chọn cách ứng xử.
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể. Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Bước 1: GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm và thảo luận theo nhóm.
Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ giục Tuấn đi học bài.
Tình huống 2: Vào giờ ăn cơm tối, khi cả nhà đã bắt đầu ăn cơm thì Tùng vẫn mải mê đá bóng.
Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Hoạt động 3: (10’) HS biết cách thực hiện giờ nào việc nấy. (HĐ cá nhân, cặp đôi)
Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- GV nêu câu hỏi cho từng em trả lời.
+ Ví dụ: Buổi sáng em làm việc gì?
+Buổi trưa em làm việc gì?
+Buổi chiều em làm việc gì?
+Buổi tối em làm những việc gì?
- Từng học sinh lần lượt trả lời.
-GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập và vui chơ, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
- GV đọc câu: Giờ nào việc nấy.
-HS đọc. 
Hoạt động nối tiếp : 
Về nhà các em xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
Toán
SỐ HẠNG – TỔNG
I.Mục tiêu :
- Biết số hạng ; tổng.
- Biết thực hiện phép cộng có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.
- HS cả lớp làm bài 1,2,3.
II.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (5’) (HĐ cả lớp)
- HS viết bảng con các số : 42, 39, 84 theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
- GV cùng HS nhận xét.
2.Bài mới :(28’)
a.Giới thiệu số hạng và tổng
- GV ghi bảng phép tính: 35 + 24 = 59
-HS đọc 
- GV nói: Trong phép cộng 35, 24 được gọi là số hạng, 59 được gọi là tổng.
- GV hỏi: 
? 35 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 (số hạng).
? 24 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 (số hạng).
? 59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 (Tổng).
? Số hạng là gì (Số hạng là thành phần của phép cộng).
? Tổng là gì (Tổng là kết quả của phép cộng).
+
 35 	Số hạng
 24 	Số hạng
 59	Tổng
- GV ghi phép tính : 63+ 15 = 78, HS nêu thành phần của phép cộng 
- GV nhận xét và kết luận.
b.Thực hành:
Bài 1: (HĐ cá nhân)
 - Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu).
- HS nêu cách làm và trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 2: (HĐ cá nhân) Đặt tính rồi tính (theo mẫu).
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
- GV làm mẫu và giải thích : 42 và 36 . 
 +
-HS làm bảng con 2 phép tính đầu, còn lại làm vào vở.
-1HS lên bảng làm, lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: (HĐ cá nhân, nhóm)
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. HS đọc thầm và nêu tóm tắt và giải vào vở.
? Bài toán cho biết gì (Buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 20 xe đạp).
? Bài toán hỏi gì (Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu xe đạp?)
 Tóm tắt : Bài giải:
Buổi sáng bán: 12 xe đạp Cả hai buổi cửa hàng bán số xe đạp là:
Buổi chiều : 20 xe đạp 12 + 20 = 32 (xe đạp)
Cả hai buổi bán: .... xe đạp? Đáp số : 32 xe đạp
-1HS lên bảng làm, Lớp cùng HS nhận xét về lời giải, phép tính và đáp số.
- HS chia sẻ bài trong nhóm.
- GV nhận xét bài.
3.Củng cố, dặn dò: (5’)
-HS nêu lại nội dung vừa học.
- GV nhận xét giờ học
-Về nhà ôn bài. 
Tập đọc
 TỰ THUẬT
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần ttrả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch) .Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:(5’) (HĐ cặp đôi)
- Tiết trước ta học bài gì?
- HS kiểm tra bạn đọc đoạn1 trong bài Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nhận xét bạn đọc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’) 
2. Luyện đọc (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu: (HĐ cá nhân)
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong mỗi đoạn.
- GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em.
- GV ghi bảng : tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.
- HS đọc từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu cho đến quê quán; Đoạn 2: Quê quán đến hết
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
 .Họ tên // Bùi Thanh Hà . //
 .Nam, nữ // nữ
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chỗ.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.(HĐ nhóm)
- Các nhóm (2 người) luôn phiên nhau đọc.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’)
- HS đọc thầm câu hỏi, thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
? Em biết gì về bạn Thanh Hà 
? Nhờ đâu mà em biết về bạn Thanh Hà như vậy (nhờ bản tự thuật)
? Hãy cho biết họ và tên em. 
- HS thực hành từng cặp một 
- Một số HS lên bảng trình bày. 
4.Luyện đọc lại bài (10’)
-3 HS đọc lại bài.
- GV cùng HS nhận xét.
7.Củng cố,dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà xem bài sau.
Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- HS cả lớp làm bài 1, bài 2(cột 2),3(cột a,c) bài 4.
- HS năng khiếu làm thêm: Bài 2(cột 1,3),bài 3 (cột b).Bài 5.
II.Hoạt động dạy học: (28’)
1.Bài cũ: (5’)
? Tiết trước ta học bài gì (Số hạng - tổng)
 25 + 14 = 39 nêu thành phần của phép cộng đó
- HS trả lời, GV nhận xét .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Củng cố lại kiến thức về cộng, trừ không nhớ và gọi tên các thành phần trong phép cộng.
b.Thực hành:
Bài 1: (HĐ cá nhân)
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.Tính.
+
? 32 gọi là gì trong phép cộng trên
? 42 gọi là gì trong phép cộng trên
? 76 gọi là gì
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
Bài 2: (HĐ cá nhân)
- Dành cho HSNK cột 1,3. HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm
- HS trả lời kết quả.
 50 + 10 + 20 tính nhẩm là :5 chục cộng 1 chục bằng 6 chục, 6 chục cộng 2 chục bằng 8 chục, vậy 50 + 10 + 20 = 80
- HS làm từng cột
 . 50 + 10 + 20 = 80 
 . 50 + 30 = 80
-HS nêu nhận xét: 
Bài 3: (HĐ cá nhân)
 - Dành cho HS NK cột b .- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính tổng, biết số các số hạng là.
 43 và 25 20 và 68 5 và 21
- HS nêu cách đặt và cách thực hiện: khi đặt tính hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng đơn vị. thực hện từ phải sang trái.
- GV nhắc lại
- HS làm vào vở, 1 SH lên bảng làm
+
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: - Cho học sinh đọc yêu cầu bài. HS đọc bài toán và phân tích bài toán
? bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
? Muốn biết số học sinh có trong thư viện ta làm phép tính gì
- HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ
 Bài giải
 Số học đang ở trong thư viện có là:
 25 + 32 = 57 (học sinh)
 Đáp số: 57 học sinh
- HS cùng GV chữa bài 
- GV chấm bài và nhận xét.
Bài 5: (HĐ cá nhân) (Dành cho HSNK)
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Điền số thích hợp vào ô trống +
? Ta diền số nào vào ô trống để có kết quả như là 77
- HS trả lời 
 ? Vì sao lại là số 5 (Vì 2 + 5 bằng 7)
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài học 
Thể dục
THẦY QUÂN DẠY
 Luyện từ và câu
TỪ VÀ CÂU
I.Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen khái niệm từ và câu thông qua các BT thực hành.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập(BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
A.Mở đầu: (5’)
- Giới thiệu môn học 
B.Bài mới : (28’)
1.Giới thiệu : Tiết học hôm nay ta học bài đầu tiên của phân môn Luyện từ và câu và bài học hôm nay ta học về Từ và câu.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: (miệng).(HĐ cặp đôi)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập: 8 bức tranh trong SGK vẽ về người, vật hoặc việc làm mỗi bức tranh có một số thứ tự: Em hãy chỉ tay vào các số thứ tự ấy và đọc lên.
Số 1: Trường.
- HS làm việc theo cặp.
- Một số cặp nêu kết quả 
- GV ghi bảng lời giải đúng: 1.Trường; 2. học sinh; 3. chạy; 4.cô giáo; 5. hoa hồng; 6. nhà; 7. xe đạp; 8. múa.
Bài tập 2: (HĐ nhóm)
Thảo luận theo nhóm.
- GV treo bảng phụ HS đọc yêu cầu và mẫu: Tìm các từ
Chỉ đồ dùng học tập
Chỉ hoạt động của học sinh
Chỉ tính nết của học sinh
M:bút
đọc
chăm chỉ









- GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu HS làm.
- GV theo dỏi và gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: Viết. (HĐ cá nhân)
-2HS đọc yêu cầu và câu mẫu: Hãy viết một câu về người hoặc vật trong mỗi tranh sau:
-HS nhìn vào tranh ở SGK và viết bài vào vở rồi đọc bài làm của mình.
Ví dụ: Tranh 1: Huệ cùng các bạn đang dạo chơi công viên.
 Tranh 2: Huệ đang ngắm nhìn những khóm hoa hồng.
- GV nói : Tên của vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
C.Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bảng chữ cái gồm 9 chữ cái đã học.
 Tập viết
 CHỮ HOA A
I.Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa vối chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS năng khiếu viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở Tập viết 2.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ A
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :
- HS viết bảng con : A, Anh
- GV nhận xét.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài (2’)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’)
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ :A
- Chữ A:
+GV gắn bảng mẫu chữ A và hỏi.
- Độ cao của chữ hoa A?
- Gồm mấy nét ? Đó là những nét nào?
- GV nêu cách viết :
+Nét 1 đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1chuyển hướng viết , viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2.
+Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang chữ từ trái sang phải.
- GV viết mẫuc chữ A cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. 
*Hướng dẫn HS viết bảng con 
- HS viết trên không .
- HS viết bảng con :A
- GV nhận xét .
3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’)
- HS đọc :Em yêu trường em.
*Hướng dẫn HS nhận xét .
- Những con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li, 1,25li?
- Cách đặt dấu thanh .
4.HS viết vào vở(15’)
- HS viết bài,GV theo dõi và chữa bài và nhận xét.
- HS viết đủ các dòng trên vở tập viết
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học .
- Nhắc nhở HS viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn .
 Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2020
 Chính tả
 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I.Mục tiêu:
- HS nghe viết đúng khổ thơ cuối của bài 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan