Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH, YấU CẦU:

- Hiểu nghĩa của cỏc từ ngữ: Ngỏp ngắn ngỏp dài, nắn nút, nguệch ngoạc, mải miết, ụn tồn, thành tài. Hiểu ý nghĩa của cõu tục ngữ: Cú cụng mài sắt, cú ngày nờn kim. Hiểu lời khuyờn từ cõu chuyện: Làm việc gỡ cũng phải kiờn trỡ, nhẫn nại mới thành cụng.

- Đọc đỳng, rừ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau cỏc dấu chấm, dấu phẩy, giữa cỏc cụm từ. Bước đầu biết đọc phõn biệt lời kể chuyện với lời nhõn vật (lời cậu bộ, lời bà cụ). Trả lời được cỏc cõu hỏi trong bài.

- Giỏo dục HS: làm việc gỡ cũng phải kiờn trỡ, nhẫn nại mới thành cụng.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết cõu văn cần HD luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

Kiểm tra sỏch vở, đồ dựng học tập của HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sỏch Tiếng Việt 2, tập một.

- GV YC cả lớp mở Mục lục sỏch. 2 HS đọc tờn 8 chủ điểm. Lớp đọc thầm GV giới thiệu và ghi tờn bài lờn bảng.

b. Cỏc hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc đoạn 1, 2: (20)

 * GV đọc mẫu.

 * Hướng dẫn (HD) HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc đoạn 1, 2.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S chuẩn bị. (9’)
- GV đọc đoạn chép trên bảng: “Mỗi ngày mài ... có ngày cháu thành tài”.
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi:
 + Đoạn này chép từ bài nào?(Có công mài sắt, có ngày nên kim).
	 + Đoạn chép này là lời của ai nói với ai? (Của bà cụ nói với cậu bé)
	 + Bà cụ nói gì? 
(Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được).
- HD HS nhận xét: 
 + Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? 
 + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? 
	. HS nhận xét, GV bổ sung.
- HS luyện viết bảng con: ngày, mài, sắt, cháu.
 + HS nhận xét, GV sửa sai.
 * HS chép bài vào vở. (13’)
- HS nhìn bảng chép bài.
- GV theo dõi, uốn nắn những HS viết chậm.
- HS đổi chéo vở để soát lỗi.
 * Chấm, chữa bài. (5’)
- GV chấm 7 - 10 bài.
- Nhận xét từng bài về: nội dung bài chép; chữ viết; cách trình bày.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả. (7’)
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống c hay k? 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp; Lớp làm vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: kim , cậu, kiên, cụ. 
+ Khi nào em viết với k? HS lấy VD.
- GV củng cố quy tắc viết c/ k.
Bài tập 3: 
- GV treo bảng phụ lên bảng. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng. - GV HD mẫu.
- 2 HS làm bài trên bảng phụ. Lớp làm vào vở Bài tập TV.
- HS, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV củng cố giúp HS phân biệt chữ và tên chữ cái.
- HS nhìn bảng đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.
Bài tập 4: 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Học thuộc bảng chữ cái vừa viết.
- GV xoá những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu 2, 3 HS viết lại .
- GV xoá dần các chữ cái. Từng HS đọc thuộc tên 9 chữ cái.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố dặn dò.
- Một HS nhắc lại quy tắc viết c/ k.
- 2 HS đọc thuộc tên 9 chữ cái trong bài tập 3.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: toán
 Ôn tập các số đến 100( tiếp)
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị , thứ tự của các số. Biết so sánh các số trong phạm vi 100. HS hoàn thành bài 1, 3, 4, 5. Còn TG HS làm bài 2.
- HS nắm chắc kiến thức và thực hành nhanh.
- HS tích cực học tập .
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS tìm số liền trước của số 45, số liền sau của số56.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1: (Làm bài cá nhân)
- GV treo bảng phụ
- HS đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn HS nêu cách làm, HDHS cả lớp làm bài rồi chữa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc, viết số.
- GV nhận xét. HS tự lấy VD - đố bạn.
+ Củng cố về đọc, viết số.
Bài 2: (Nếu còn TG)
- HS đọc đề bài.
- Các số trong bài có mấy chữ số? Chữ số đó thuộc hàng nào? – HS nêu.
- HS làm bài. GV chữa bài.
+ Củng cố phân tích số.
Bài 3: (Nhóm đôi)
- HS đọc đề bài, HS làm bài mẫu nêu cách làm, lớp tự làm bài vào vở. 1HS nêu số - 1HS so sánh.
- Em hãy nêu cách so sánh.
- GV nhận xét, củng cố. HS tự lấy VD rồi so sánh.
Bài 4,5:
- HS đọc đề bài, HS nêu cách làm, lớp làm bài, chữa bài, chốt cách làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tiết học củng cố kiến thức gì?
- So sánh : 45  90 - HS so sánh
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
 Tiết 1: Cơ quan vận động
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nhận biết cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ. Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của xương và cơ. Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động. 
- Chăm vận động để cơ và xương phát triển tốt.
II. Đồ dùng: 
- Tranh vẽ cơ quan vận động 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. Khởi động:
- GV cho cả lớp hát bài "Con công nó múa”.
b. Các hoạt động
HĐ1: Làm một số cử động.
+ Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện 1số động tác như :giơ tay, quay cổ, nghiêng người ...
+ Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các hình 1, 2 , 3, 4 trong SGK và làm như các bạn.
 +Trong các động tác em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
- GV kết luận.
HĐ2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động của cơ thể.
 + Mục tiêu: Biết xương và cơ là các cơ quan vận động. Nêu được vai trò của xương và cơ. 
 + Cách tiến hành :
 - GV cho HS thực hành: tự nắn cổ tay và cánh tay để trả lời câu hỏi:
 + Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
- GV cho HS cử động ngón tay, bàn tay...
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- HS lấy ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương - Nhận xét.
 + Kết luận: Cơ và xương là cơ quan vận động của cơ thể.
 + GV treo tranh: 
- Gọi HS nêu tên và chỉ một số cơ và xương trên hình vẽ .
- Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Trò chơi : " Vật tay "
- GV cho HS chơi theo cặp.
- Kết luận: Chăm tập thể dục để cơ quan vận động phát triển tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể? 
- Nêu vai trò của xương và cơ? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cách đọc toàn bài: biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, thể hiện được lời nhân vật.
- Hiểu rõ hơn ý nghĩa câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”: Khuyên chúng ta khi làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. 
- GDHS tính kiên trì, nhẫn nại. 
II. Đồ dùng;
- Bảng phụ viết câu văn cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài Có công mài sắt, có ngày nên kim 
+ TLcác CH: 1, 2, 3 ( SGK ). HS nêu ý nghĩa câu tục ngữ trong bài.
- 1 HS nêu ND chính của câu chuyện. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: (30 - 32’)
- HS đọc nối tiếp từng dòng, từng đoạn
- GV sửa cho HS, uốn nắn tư thế đọc + HDHS đọc đúng các từ: ngáp ngắn ngáp dài, nguệch ngoạc, ....
- GV treo bảng phụ chép câu văn HD HS đọc cho đúng.
- Vài HS đọc cả bài - HS khác nhận xét.
- GV nêu câu hỏi SGK để HS nhớ lại ND truyện.
- Hỏi thêm: Em học được gì qua câu chuyện?
+ Khi gặp một bài tập khó thì các con thường làm như thế nào? 
* GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu ý nghĩa bài đọc.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Ngày hôm qua đâu rồi? 
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc trơn được toàn bài; đọc đúng các từ ngữ có vần khó ( xoa, toả; lịch, ở lại, hạt lúa, .... Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới; các câu thơ. Nắm được ý của toàn bài: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian. 
- GDHS biết quý trọng thời gian. 
II. Đồ dùng;
- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ), 1 quyển lịch có lốc lịch.
- Bảng phụ viết câu thơ cần HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim + TLcác CH: 1, 2, 3 ( SGK ). 
- HS nêu ý nghĩa câu tục ngữ trong bài.
- HS nêu ND chính của câu chuyện. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu + cho HS quan sát quyển lịch -> giới thiệu bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng, GV uốn nắn tư thế đọc + HDHS đọc đúng các từ: ngoài, xoa, hoa; ở lại, lớn lên, lúa, là, ....
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. 
- GV dùng bảng phụ chép sẵn các câu thơ, HDHS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ,( thể hiện tình cảm qua giọng đọc)
 Em cầm tờ lịch cũ:// 
 - Ngày hôm qua đâu rồi ? //
 Ra ngoài sân hỏi bố/
 Xoa đầu em, / bố cười. //
- GV kết hợp HDHS hiểu nghĩa một số từ mới: lịch, toả hương, ước mong.
- HS luyện đọc tiếp nối từng khổ thơ theo nhóm 3. GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng.
- HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc từng khổ, cả bài thơ ).
- Cả lớp và GV n.xét, đánh giá.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HĐ2: HDHS tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng khổ thơ và trả lời lần lượt từng CH: 1, 2 ( SGK ).
+ Câu 2 ( SGK): GV nhấn mạnh cho HS yêu cầu của CH là nói lại ý của mỗi khổ thơ cho thành câu trọn vẹn:
. Khổ 2: Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
. Khổ 3: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.
. Khổ 4: Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.
 Sau mỗi câu trả lời của HS, GV cho HS quan sát tranh trong SGK và giải thích: Mỗi tờ lịch vẽ một hình ảnh về kết quả LĐ của ngày hôm đó. 
- Vì sao lại nói " Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng" ? 
GVKL: Nếu một ngày ta không làm được việc gì, không học được điều gì thì ngày ấy mất đi, không để lại gì. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có KQ thì KQ ấy chính là dấu vết còn lại của ngày hôm đó. 
+ Câu 3 ( SGK ): GV cho HS thảo luận theo cặp và cho HS phát biểu tự do.
- GV nêu tiếp CH, yêu cầu HSTL: Bài thơ muốn nói với em điều gì ? 
-> ND chính của bài + Ghi bảng: 
 Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian. 
HĐ 3: Luyện đọc TL bài thơ.
- GVHDHS HTL 1- 2 khổ thơ rồi cả bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc TL 1 - 2 khổ thơ trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên bài học.
- 1 HS nêu ý nghĩa bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: toán *
 Ôn tập các số đến 100 (tiếp)
I. mục đích, yêu cầu:	
- Tiếp tục củng cố, khắc sâu KT cho HS về: Đọc, viết, thứ tự các số trong phạm vi 100. Số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau. Số tròn chục.
- Rèn KN đọc, viết các số đến 100.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các số tròn chục?
- Tìm các số tròn chục liền trước số 70?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Thực hành
	Treo bảng phụ ghi nội dung BT
Bài 1: Đọc các số sau:
	 19, 23, 25, 27, 30, 97, 98, 59
- Vài HS đọc số nối tiếp nhau, HS nhận xét.
- HS viết số, HS khác đọc.
- GV nhận xét.
Bài 2: Viết các số sau:
	 Tám mươi hai
	 Bảy mươi bảy
	 Hai mươi
	 Chín mươi mốt
	 Bảy mươi lăm
- HS viết bảng con, 2HS viết bảng lớp.
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 3: 
	 a. Tìm số liền trước của 29	c. Tìm số liền sau của 79
	 b. Tìm số liền sau của 18	d. Tìm số tròn trục liền trước của 20
- Vài HS trả lời miệng.
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 4: So sánh các số sau:
	 17........27	24.........27	90 + 2.........93
	 19........37	18.........81	15 + 5.........20
- HS nêu cách so sánh.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài (2 HS làm cột 1, 2; Còn TGHS làm cột 3).
Bài 5: (Nếu còn TG)
	Viết các số sau: 19, 91, 17, 27, 72, 32
	 a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
	 b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Muốn sắp xếp được các dãy số ta cần làm gì trước tiên?
- HS tự làm bài và chữa bài.
- HS, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
buổi chiều
Ngày soạn: 16/ 8/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: A
I. mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa A; viết chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Nếu còn TGHS viết đúng và đủ các dòng tập viết ở lớp.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho HS. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở, tính cẩn thận. Giáo dục tình cảm anh em.
II.Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
- HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở - đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’) GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD viết chữ hoa: (8’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa A.
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát. 
- HS nêu cấu tạo của chữ hoa A. Cả lớp nhận xét.
- GV miêu tả các nét của chữ hoa A: Nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải; nét 2 là nét móc phải; nét 3 là nét lượn ngang.
- GV HD quy trình viết:
 + GV nêu cách viết chữ hoa A:
	. Nét 1: Đặt bút (ĐB) ở đường kẻ ngang 3 (ĐK 3), viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút (DB) ở ĐK 6.
	. Nét 2: Từ điểm DB ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, DB ở ĐK 2.
	. Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.
 + GV viết mẫu chữ A lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
* HD HS viết chữ A vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (8’)
* Giới thiệu câu ứng dụng
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2HS đọc câu ứng dụng: Anh em thuận hoà. 
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Đưa ra lời khuyên: Anh em trong nhà phải thương yêu nhau.
* HD HS QS và NX
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các chữ. 
 . HS nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Anh trên dòng kẻ; nhắc HS lưu ý: điểm cuối của chữ A nối liền với điểm bắt đầu chữ n.
* HD HS viết chữ Anh vào bảng con .
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết:
 + HS: 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng chữ A cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Anh cỡ vừa, 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ.
3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Anh em thuận hoà.
 + Còn TGHS: Viết thêm 1 dòng chữ A cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Chấm, chữa bài: (2 - 3’)
- GV chấm khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo của chữ hoa A. 
- HS nêu quy trình viết chữ hoa A.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa Â, Ă.
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: A
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa A
- HS viết đúng chữ hoa A, chữ và câu ứng dụng Anh em thuận hoà. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa A.
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa A.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa A. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa A., 2 dòng câu Anh em thuận hoà”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa A, 2 dòng câu Anh em thuận hoà
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp? Nêu cách trình bày bài viết? 
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán *
Ôn Số hạng - Tổng
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
- HS làm được các bài tập có liên quan.
- HS tự giác làm bài.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nêu tên thành phần và kết quả ttrong phép tính sau: 
	 13 + 12 = 25	
- Lớp, GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức
- GV viết lên bảng phép cộng: 20 + 31. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính KQ - Dưới lớp làm ở bảng con.
- GV gọi một số HS nêu tên gọi các thành phần và KQ của phép cộng.
- HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
- HS nhắc lại tên gọi thành và kết quả của phép cộng:
 Số hạng là các thành phần của phép cộng.
 Tổng là KQ của phép cộng. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài ( 28’)
 GV treo bảng phụ chép NDBT lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
50
16
64
54
Số hạng
20
23
34
23
Tổng
- 4 HS lên bảng làm (mỗi em làm 1 cột).
- HS nêu các số hạng thứ nhất, SH thứ hai.
- Đề bài cho biết SH yêu cầu tính gì?
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng. GV củng cố lại cách tìm tổng.
Bài2: Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng:
	 a. 34 và 15	c. 63 và 23
	 b. 14 và 25	d. 11 và 17
- HS làm bài vào vở; 2 HS lên bảng chữa bài.
- Tính tổng là làm phép tính gì?
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng. GV củng cố lại cách tính tổng.
Bài 3: Mẹ hái được 14 quả cam. Chị hái được 13 quả. Hỏi cả mẹ và chị hái được bao nhiêu quả?
- 2HS đọc BT, GV giúp HS làm bài.
- Đề bài cho biết gì? Hỏi gì? 
- HS làm bài vào vở; 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: (Nếu còn TG).
	 Điền số thích vào chỗ chấm
	16 + 5... = 66	...6 + 1... = 87	5... + ...6 = 67
- GV nêu yêu cầu và giúp HS nắm yêu cầu.
- HS làm bài vào vở; 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
*****
Ngày soạn: 16/ 8/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ và câu
I. mục đích, yêu cầu:	
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành. Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); HS nêu được khái niệm từ. 
- Viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3). Viết được hai câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3). 
- HS có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu.
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập: (29 - 31’)
Bài 1: HS làm miệng. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây. 
- GV HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- 1HS đọc mẫu.
- GV phân tích mẫu và HD HS cách làm. 
- HS hoạt động nhóm đôi sau đó từng HS trả lời miệng.
- HS nhận xét; GV chốt lời giải đúng: 
 1. trường; 2. HS; 3. chạy; 4. cô giáo; 5. hoa hồng; 6. nhà; 7. xe đạp; 8. múa.
Bài 2: Làm miệng
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ chỉ: đồ dùng học tập, hoạt động của HS, tính nết của HS (đọc cả mẫu).
- GV HD HS cách làm; chia lớp làm 3 nhóm và giao việc:
 + Nhóm 1: Tìm từ chỉ đồ dùng học tập.
	 + Nhóm 2: Tìm từ chỉ hoạt động của HS.
	 + Nhóm 3: Tìm từ chỉ tính nết của HS.
- HS trong nhóm thảo luận, tìm các từ theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm nêu các từ vừa tìm được.
- HS nhận xét; GV chốt kiến thức: Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài: Viết một câu về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh. (Đọc cả mẫu).
- GV HD HS nắm vững yêu cầucủa bài.
- HS QS 2 tranh trong SGK và thảo luận theo nhóm.
- HS nối tiếp nhau đặt 1 câu thể hiện ND từng tranh.
- HS NX - GV bổ sung.
- HS làm bài vào vở: Viết 2 câu: mỗi nội dung tranh viết 1 câu. Còn TG HS viết 4 câu: mỗi nội dung tranh viết 2 câu.
- Chấm 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 1HS nêu khái niệm từ.
- GV nêu: Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. Dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
	 . 1HS nêu các từ chỉ đồ dùng học tập; 1HS đặt 1 câu có từ đó.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
Ngày hôm qua đâu rồi?
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nghe - viết khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi? Hiểu cách trình bày một bài t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc
Giáo án liên quan