Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Phép tính: 36 - 6 = 30.

Trả lời: Trang còn lại 30 tờ giấy màu.

- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.

4. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Thứ 5, ngày 15 tháng 4 năm 2021

BÀI 18: THỰC HÀNH:

RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Xà phòng

- Mô hình hàm răng.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Khăn mặt ( mỗi HS có 1 khăn riêng)

- Bàn chải đánh răng ( mỗi HS có 1 bàn chải răng riêng)

- Cốc ( ly đựng nước), kem đánh răng trẻ em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

RỬA TAY

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

1. Lợi ích của việc rửa tay

1. Hoạt động 1: Thảo luận lợi ích của việc rửa tay

 * Mục tiêu

- Nêu được lợi ích của việc rửa tay

 * Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 SGK (hình vẽ cho thấy sau khi tiếp xúc với đất, 1 bạn lấy tay dịu mặt, 1 bạn cầm thức ăn để ăn), sau đó sẽ cùng hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây:

+ Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao?

(Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bẩn cầm thức ăn sẽ gây đau bụng, . )

+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay.

( Gợi ý: Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh được các bệnh về ăn uống, về da, về mắt, )

+ Hàng ngày, bạn thường rửa tay khi nào?

( Gợi ý: rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

Bước 2: Làm việc cả lớp

 - Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.

- Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “ Em có biết?” ở cuối trang 116 SGK

 LUYỆN TẬP

2. Rửa tay như thế nào?

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đóng vai. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò “Vượt chướng ngại vật”. 
- GV hướng dẫn HS cách chơi: 
+ Trên sàn lớp học có đặt rải rác các miếng bìa làm chướng ngại vật. Trên mỗi miếng bìa ghi tên một đồ vật nguy hiểm, có thể làm em bị bỏng. 
+ Lần lượt từng đội chơi (gồm 4 – 5 HS/đội) phải nắm tay nhau đi từ điểm xuất phát đến điểm đích nhưng không được chạm vào các chướng ngại vật.
+ Đội nào có một thành viên chạm vào chướng ngại vật, đội đó sẽ bị loại. 
- HS chơi trò chơi. 
- Cả lớp vỗ tay khen những nhóm thắng cuộc. 
- Sau khi HS chơi xong, GV đưa ra câu hỏi thảo luận lớp: Vì sao chúng ta không nên chơi gần những vật này? 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm những đồ vật có thể gây bỏng 
* Mục tiêu: 
- HS kể được tên một số vật có thể gây bỏng. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 68 và kể tên những đồ vật có thể gây bỏng. 
- GV mời một số HS trả lời, yêu cầu mỗi HS chỉ nêu tên một đồ vật. 
- GV hỏi tiếp: Ngoài những đồ vật đó, em còn biết những đồ vật nào khác có thể gây bỏng? 
- HS nêu ý kiến.
- GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều đồ vật có thể gây bỏng như: phích nước sôi, bàn là, nồi nước sôi, ấm siêu tốc, diêm, bật lửa, bếp lửa, lò than, bếp ga, lò vi sóng, lò nướng, ống pô xe máy, nồi áp suất,... Do vậy, chúng ta cần phải cẩn thận khi đến gần hoặc sử dụng chúng.
Hoạt động 2: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng 
* Mục tiêu:
- HS xác định được một số hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh ở SGK Đạo đức 1, trang 69 và cho biết: 
1) Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? 
2) Việc làm ấy có thể dẫn đến điều gì? 
- HS làm việc theo cặp. 
- GV mời một số cặp HS trình bày ý kiến. Mỗi cặp chỉ trình bày ý kiến về một tranh.
- GV kết luận về từng tranh: 
+ Tranh 1: Bạn nữ đang kê ghế đứng nghịch bếp, trong khi trên bếp có nồi thức ăn đang sôi. Bạn nữ có thể bị bỏng do lửa tạt vào tay hoặc nồi thức ăn nóng đổ vào người. 
+ Tranh 2: Bạn nam đang thò tay (không đeo găng) vào lò nướng để lấy chiếc bánh mì vừa nướng xong còn đang rất nóng. Bạn có thể bị bỏng tay bởi lò nướng hoặc chiếc bánh. 
+ Tranh 3: Bạn nam đang ở trong phòng tắm và mở vòi nước nóng để nghịch. Bạn có thể bị bỏng tay hoặc cả người do nước nóng bắn vào. 
+ Tranh 4: Bạn nữ đang mở phích nước sôi để lấy nước. Bạn có thể bị phích nước đổ vào người và bị bỏng. 
+ Tranh 5: Bạn nam đang chơi đá bóng trong bếp, trong khi trên bếp đang có nồi canh đang sôi. Nếu quả bóng rơi trúng nồi canh nóng, bạn có thể bị bỏng do nước nóng đổ hoặc bắn vào người. 
+ Tranh 6: Bạn nhỏ đốt giấy. Bạn có thể bị giấy cháy vào tay gây bỏng. 
- GV hỏi tiếp: Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có thể gây bỏng? 
- HS nêu ý kiến. 
- GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh, video clip về hành động nguy hiểm, có thể gây bỏng. 
- GV kết luận chung: Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm chúng ta bị bỏng, gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
TỰ HỌC
TỰ ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
	Học sinh tự ôn luyện một số kiến thức đã học về : 
 - Luyện tập củng cố : Luyện đọc bài: Sẻ anh, sẻ em
 - Luyện viết bài: Chuyện trong vườn
 - Luyện Toán dạng 39 - 15
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	+ Phiếu học tập ghi nội dung bài tập của từng nhóm.
 + Vở bài tập, BTTV, sách TV
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC: 
1. GV nêu mục tiêu tiết học 2’: 
	2. Tổ chức cho các em tự học: 30’
*. Hoạt động 1: Chia nhóm HS
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Đọc, viết chưa đảm bảo yêu cầu
 b. Nhóm 2: Chưa nắm chắc các dạng 39 - 15
 c. Nhóm 3: Đọc viết tốt, làm toán tốt.
 *. Hoạt động 2 : Các nhóm làm việc 
* Giao việc và hướng dẫn các nhóm hoàn thành.
- Phát phiếu học tập cho từng thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc nội dung phiếu và cách giải quyết.
	- Các nhóm tự học dưới sự điều khiển của nhóm trưởng 
	+ Đại diện nhóm nêu lại nhiệm vụ của nhóm mình .
	+ GV lệnh cho các nhóm làm việc 
- GV nhận xét, bổ sung, nếu cần.
Nhóm1: Luyện đọc Luyện đọc bài: Sẻ anh, sẻ em
 - GV đọc mẫu bài
 - HS thi đọc trước nhóm , giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương những em đọc tiến bộ.
Nhóm 2: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 65 - 14 = 38 - 35 =
 37 - 16 = 57 - 24 =
 69 - 26 = 78 - 25 =
Bài 2: Tính 
 13 + 4 = 32 + 5 =
 10 + 6 = 17 + 2 =
 12 + 3 = 26 + 3 =
Nhóm 3: 1. Đọc trơn, đọc diễn cảm bài tập đọc: 
2. Luyện viết bài: 
 Gv viết mẫu, hs nhìn chép bài Sẻ anh, sẻ em
	* Hoạt động 3 : Hệ thống kiến thức 
	Giáo viên giải đáp thắc mắc, hệ thống lại các kiến thức vừa ôn dưới hình thức cả lớp .
	3. Cũng cố: 2’ 
	? Chúng ta đã tự học được nội dung gì? 
	4. Dặn dò:1’ 
	+ Nhận xét chung tiết học 
Thứ 4, ngày 14 tháng 4 năm 2021
 TOÁN
Bài 64: PHÉP TRỪ DẠNG 27 - 4, 63 - 40
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 100 (trừ không
nhớ dạng 27 - 4, 63 - 40).	
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi, bộ đồ dùng Toán
- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5 ’
 HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm hai số tròn chục, phép trừ dạng 39 - 15.
- GV nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 2
- HS đặt tính rồi tính và viết kết quả vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.
Bài 3
- HS quan sát mẫu, nói cách thực hiện phép tính dạng 63 - 40.
- GV hướng dẫn HS:
+ Đọc yêu cầu: 63 - 40 = ?
+ Đặt tính (thẳng cột).
+ Thực hiện tính từ phải sang trái:
3 trừ 0 bằng 3, viết 3.
6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
+ Đọc kết quả: Vậy 63 - 40 = 23.
- GV chốt lại cách thực hiện, một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.
- HS thực hiện các phép tính khác rồi đọc kết quả.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- GV nhắc lại cách đặt tính dọc, quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.
Bài 4
- HS đặt tính rồi tính và viết kết quả vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.
Lưu ý: GV quan sát kĩ các thao tác của HS, nếu có HS trừ từ trái sang phải, GV nêu trước lớp để nhắc nhở và khắc sâu cho HS.
3. Hoạt động vận dụng
Bài 5
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 36 - 6 = 30.
Trả lời: Trang còn lại 30 tờ giấy màu.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.
4. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Thứ 5, ngày 15 tháng 4 năm 2021
BÀI 18: THỰC HÀNH: 
RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT
(3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Xà phòng
- Mô hình hàm răng.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
- Khăn mặt ( mỗi HS có 1 khăn riêng) 
- Bàn chải đánh răng ( mỗi HS có 1 bàn chải răng riêng)
- Cốc ( ly đựng nước), kem đánh răng trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
RỬA TAY
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Lợi ích của việc rửa tay
1. Hoạt động 1: Thảo luận lợi ích của việc rửa tay
	* Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc rửa tay
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 SGK (hình vẽ cho thấy sau khi tiếp xúc với đất, 1 bạn lấy tay dịu mặt, 1 bạn cầm thức ăn để ăn), sau đó sẽ cùng hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây:
+ Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao?
(Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bẩn cầm thức ăn sẽ gây đau bụng, .. )
+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay.
( Gợi ý: Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh được các bệnh về ăn uống, về da, về mắt,  ) 
+ Hàng ngày, bạn thường rửa tay khi nào?
( Gợi ý: rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “ Em có biết?” ở cuối trang 116 SGK 
	LUYỆN TẬP 
2. Rửa tay như thế nào?
2. Hoạt động 2: Thực hành rửa tay 
	* Mục tiêu 
- Thực hiện được 1 trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay.
	GV gợi ý cho HS làm ướt tay, lấy xà phòng và thực hiện các động tác theo hình trang 117 SGK ( chà xát lòng bàn tay; cọ từng ngón tay; chà xát mu bàn tay; chà xát các kẽ ngón tay; chụm 5 ngón tay này cọ vào lòng bàn tay kia và đổi lại) và cuối cùng xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch rồi lau khô tay bằng khăn mặt hoặc khăn giấy sạch.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình vẽ, HS khác và GV nhận xét.
	Lưu ý: GV có thể làm mẫu rửa tay đúng cách cho cả lớp quan sát trước khi các em thực hành, rửa tay thật theo nhóm. 
Bước 3: Làm việc theo nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm; phát vật dụng ( hình “Chúng mình cần” trang 117 SGK) dùng để thực hành rửa tay.
- HS thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành.
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay theo đúng cách. 
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay trước lớp. Các bạn nhận xét, góp ý. 
Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 117 SGK.
CHẢI RĂNG
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Lợi ích của việc chải răng
1. Hoạt động 1: Thảo luận lợi ích của việc chải răng. 
	* Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc chải răng.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình trang 118 SGK và nói cho nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi: hàng ngày, em chải răng vào lúc nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp trình bày kết quả thảo luận với cả lớp.
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 SGK.
	LUYỆN TẬP 
2. Chải răng như thế nào?
2. Hoạt động 2: Thực hành chải răng
	* Mục tiêu
- Thực hiện được 1 trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là chải răng đúng cách, 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt đặt câu hỏi: 
+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng.
( 1 vài HS lên trước lớp, chỉ vào mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng).
+ Hàng ngày em quen chải răng như thế nào?
( 1 vài HS lên làm thử các động tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp trên mô hình hàm răng).
- Tiếp theo, GV làm mẫu lại các động tác chải răng trên mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước:
(1) Chuẩn bị cốc (ly) và nước sạch.
(2) Lấy kem chải răng vào bàn chải ( mỗi lần bằng khoảng 1 hạt lạc).
(3) Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên, lần lượt từ phải qua trái; chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
(4) Súc miệng kỹ rồi nhổ ra vài lần.
(5) Sau khi chải răng xong, rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, cắm ngược bàn chải vào giá.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV phân chia khu vực cho nhóm thực hành chải răng thật bằng nước sạch và bàn chải do các em mang theo.
- Lần lượt HS chải răng theo quy trình GV hướng dẫn trên mô hình, các bạn trong nhóm quan sát, nhận xét.
- GV đi đến các nhóm và giúp đỡ.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên làm động tác mẫu trước lớp. Các bạn nhận xét và góp ý.
- HS khác nhận xét cách chải răng của bạn đúng hay sai. Nếu bạn làm sai, em đó lên làm lại.
	Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 119 SGK.
RỬA MẶT
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Lợi ích của việc rửa mặt
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận lợi ích của việc rửa mặt
	* Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc rửa mặt.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chơi theo nhóm
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ” theo nhóm lớn. 
- Mỗi nhóm cầm 1 quả bóng, khi bóng tung đến bạn nào, bạn đó phải đỡ bóng và tìm 1 cụm từ để nói về lợi ích của việc rửa mặt. Bạn nào không đỡ được bóng hoặc không nói nhanh được lợi ích của việc rửa mặt là thua.
	Lưu ý: Do có sự thi đua giữa các nhóm nên trong cùng 1 thời gian nếu nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt hơn, nhóm đó sẽ được về nhất.
Bước 2: Báo cáo trước lớp
- Đại diện các nhóm báo cáo về số lượng cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt trước lớp.
- GV động viên, khen thưởng (nếu có) nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt.
2. Rửa mặt như thế nào?
	LUYỆN TẬP 
2. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
	* Mục tiêu
- Thực hiện được 1 trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa mặt đúng cách.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình vẽ các bước rửa mặt trang 121 SGK và nói với nhau tên từng bước, đồng thời tập làm động tác theo hình vẽ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa mặt như hình vẽ. HS khác và giáo viên nhận xét.
	Lưu ý: GV có thể làm theo mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát:
(1) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt
(2) Hứng nước vào 2 bàn tay xoa lên mặt, xung quanh 2 mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là 2 má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
(3) Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm nước trên mặt, bắt đầu từ 2 mắt, sau đó là lau 2 má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
(4) Vò sạch khăn, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy 2 lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi ( các bộ phận này nhiều chất bẩn, nên phải lau sau).
(5) Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
(6) Phơi khăn ra chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời ( phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi).
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm; HS sử dụng khăn mặt riêng của mình để thực hành rửa mặt.
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hành.
	Lưu ý: Nên cho các em thực hành rửa mặt dưới vòi nước chảy hoặc cử 1 bạn dùng gáo múc nước để dội khi vò khăn. Trong trường hợp dùng chung chậu thì sau khi 1 HS thực hành rửa mặt xong, cần yêu cầu rửa sạch chậu trước khi đến lượt em khác thực hành.
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem, các bạn nhận xét, góp ý. GV uốn nắn từng động tác cho các em nếu cần.
- Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 121 SGK.
IV. ĐÁNH GIÁ
	GV có thể sử dụng các câu hỏi của bài 18 VBT để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này.
______________________________________
TIẾNG VIỆT
GÓC SÁNG TẠO
TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM YÊU THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
- Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày sản phẩm. - Biết bình chọn sản phẩm mình yêu thích. 
- Biết giới thiệu sản phẩm tự tin, to, rõ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Sản phẩm của HS, ĐDHT phục vụ triển lãm, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
- Các viên nam châm của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài 2’
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày những sản phẩm đã làm từ tuần trước, giới thiệu sản phẩm của mình, nghe các bạn giới thiệu; cùng bình chọn sản phẩm ấn tượng.
- GV kiểm tra lại sản phẩm của HS và ĐDHT đã chuẩn bị. 
2. Luyện tập 30’
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách:
- HS 1 đọc YC của BT 1; 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 lời giới thiệu dưới 4 tranh. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát 4 sản phẩm mẫu.
- HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn...); (đọc cả phần lời dưới các tranh minh hoạ mẫu). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.
- HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên - bảng lớp để tác giả của mỗi sản phẩm sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 
2.2. Trưng bày
- GV chỉ vị trí cho các nhóm, tổ trưng bày sản phẩm (trên bảng lớp, bảng nhóm, trên tường, hoặc bày trên mặt bàn). (GV nhắc HS: Nếu đính sản phẩm trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Nếu làm bài trong VBT thì mở trang vở đó).
- GV cùng cả lớp đếm số sản phẩm của mỗi tổ. 
- Các tổ thi trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo. 
2.3. Bình chọn
Lần lượt từng tổ đi xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác. Tổ 1 xem trước. Cả tổ trao đổi nhanh, bình chọn tổ trưng bày đẹp, chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến tổ 2, 3, 4,...
2.4. Tổng kết
GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp.
2.5. Thưởng thức 
- HS có sản phẩm được gắn lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự tin.
- Cả lớp giơ tay bình chọn những sản phẩm được yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, kết luận. /Cả lớp hoan hô các bạn.
* GV có thể chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời các thành viên giới thiệu sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Quà tặng ý nghĩa”: đọc trước SGK (tr. 123 124 và 132, 133); tìm và mang đến lớp ảnh hoặc tranh vẽ thầy, cô hoặc 1. bạn em quý mến.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba cô con gái, chuẩn bị cho tiết T đọc sách bảo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ).
TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: BA CÔ CON GÁI
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Ba cô con gái.
- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà mẹ, lời ba cô con gái.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi lòng hiếu thảo của cô con gái út. Chế trách chị cả và chị hai không quan tâm, chăm sóc mẹ khi mẹ ốm đau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
GV gắn lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Chuyện của hoa hồng, mời 2 HS: HS 1 kể theo 3 tranh đầu, HS 2 kể theo 2 tranh cuối.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu truyện (gợi ý) 7’
1.1. Quan sát và phỏng đoán
- GV chiếu lên ti vi 6 tranh minh hoạ chuyện Ba cô con gái. Mời HS xem tranh để biết ngoài bà mẹ và ba cô con gái, câu chuyện còn có nhân vật nào. (HS: có sóc con).
- GV chỉ từng cô: Cô cả mặc váy nâu. Cô út – váy xanh. Cô hai – váy hồng.
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Câu chuyện kể về cách cư xử của ba cô con gái với mẹ. Qua câu chuyện, các em sẽ biết cô gái nào hiếu thảo, yêu thương mẹ.
2. Khám phá và luyện tập 20’
2.1. Nghe kể chuyện.
GV kể chuyện 3 lần, giọng diễn cảm. Đoạn 1, 2: kể chậm rãi. Đoạn 3, 4, 5 kể với nhịp độ nhanh hơn. Câu cuối: kể khoan thai. Lời của chị cả và chị hai: ngọt ngào. Lời sóc nói với chị cả và chị hai: cao giọng, mỉa mai; nói với cô út: nhẹ nhàng, âu yếm.
Ba cô con gái
(1)Xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Ba cô đều rất xinh đẹp. Khi các cô đi lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
(2) Năm tháng trôi qua, bà mẹ ngày càng già yếu. Một lần bà bị ốm nặng, bà liền viế

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc