Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

1. Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn văn đoạn văn đối thoại trong kịch.

2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.

3. Biết thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích); kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch; tư duy sáng tạo.

* KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi đối thoại : Đối thoại đúng mục đích ,đúng nội dụng, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp .

 -Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.

 - Kĩ năng tư duy sáng tạo.

*Em Tuệ viết được 3 – 4 câu đối thoại

II/Đồ dùng dạy - học

- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màm kịch.

- Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch.

III/Các hoạt động dạy - học

 

docx14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài .
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Dặn HS về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân.
-Chuẩn bị bài sau
CHÍNH TẢ
Nhớ - Viết: Đất nước
I/Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Nắm được cách viết hoa các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành.
*Em Tuệ viết được 1 khổ thơ
II/Các hoạt động dạy - học
A/Bài cũ:
-Thi viết đúng các tên riêng trong bài tập đọc Một vụ đắm tàu
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
-GV nêu mục tiêu bài học
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khô thơ. Cả lớp nghe, nhận xét.
- Cả lớp nhìn SGk đọc thầm 3 khổ thơ cuối. GV nhắc HS chú ý những từ các em dễ viết sai (VD: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất...); - HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. Nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT (lệnh và bài Gắn bố với miền Nam).
- Cả lớp đọc thầm lai bài Gắn bố với miền Nam, gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng (trong VBT); suy nghĩ kỹ để nêu đúng nhận xétvề cách viết hoa các cụm từ đó. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 HS (hoặc 3 nhóm).
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại (Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ đó có tên riêng chỉ người - (Hồ Chí Minh) - thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người)
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung của bài tập (Lưu ý HS đọc cả lệnh và đoạn văn).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- Một HS nói lại tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lặp lại hai lần); Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
- HS viết lại tên các danh hiệu cho đúng. GV phát giấy khổ A4 cho 3-4 HS.
- Những HS làm bài tren giấy dán lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2019
TẬP LÀM VĂN:
Tập viết đoạn đối thoại
I/Mục tiêu:
1. Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn văn đoạn văn đối thoại trong kịch.
2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
3. Biết thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích); kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch; tư duy sáng tạo.
* KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi đối thoại : Đối thoại đúng mục đích ,đúng nội dụng, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp .
 -Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.
 - Kĩ năng tư duy sáng tạo.
*Em Tuệ viết được 3 – 4 câu đối thoại
II/Đồ dùng dạy - học
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màm kịch.
- Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch. 
III/Các hoạt động dạy - học
A/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
2/Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- Một HS đọc nội dung BT1.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK.
Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS1 đọc yêu cầu của BT2 và nội dung màn 1 (Giu-li-ét-ta); HS2 đọc nội dung màn 2 (Ma-ri-ô).
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô.
- Một HS đọc thành tiếng 4 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 1). Một HS đọc 5 gợi ý về lờp đối thoại cho màn 1; 1/2 lớp còn lại viết tiếp lời đối thoại cho màn 2.
- HS tự hình thành các nhóm: mỗi nhóm khoảng 2-3 em (với màn 1), 3-4 em (với màn 2); trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm (đúng tại chỗ) tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi, viết được những lời đối thoại hợp lý, thú vị.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu BT3.
- GV nhắc các nhóm: Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch; cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm.
- HS mỗi nhón tự phân vai; vào vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch (thời gian khoảng 5 phút).
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn màn kịch trước lớp. Cả lớp và HS bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động, hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dăn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ của lớp.
TOÁN
Ôn tập về số đo độ dài và khối lượng
I/Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về:quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được BT 1,2a,3a,b,c- mỗi câu một dòng. Khuyến khích HS làm được toàn bộ các BT.
*Em Tuệ hoàn thành được bài 1
II/Các hoạt động trên lớp:
A/Bài cũ : Kể tên các đơn vị đo độ dài , khối lượng
B/Bài mới : GV tổ chức, hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa các bài tập. Chẳnghạn:
Bài 1:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV có thể vẽ bảng các đơn vị đo độ dài, bảng các đơn vị đo khối lượng lên bảng của lớp học để HS điền cho đủ các bảng đó (theo mẫu nêu trong SGK).
-Cho HS ghi nhớ tên các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệcủa hai dơn vị đo độ dài, hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp nhau.
Bài 2: Cho HS tự làm câu a, khuyến khích HS làm làm cả bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS phải ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Bài 3: Cho HS làm bài (theo mẫu) câu a,b,c- Mỗi câu một dòng; khuyến khích HS làm cả bài rồi chữa bài: Kết quả là:
a) 1827m = 1km 827m =1,827km;
 2063m =2km 63m =2,063km;
 702m =0km 702m =0,702km.
b) 34dm =3m 4dm =3,4m;
 786cm =7m 86cm =7,86m;
 408cm =4m 8cm=4,08m.
c) 2065g=2kg 65g=2,065kg;
 8047kg=8tấn 47kg=8,047tấn.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Chuẩn bị bài Ôn tập về đo độ dài và khối lượng
______________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I/Mục tiêu:
- Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
*Em Tuệ hoàn thành được bài 2
II/Đồ dùng dạy - học
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to phô tô nội dung mẫu chuyển vui ở BT1; một vài tờ phô tô mẫu chuyện vui ở BT2.
- Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT3.
III/Các hoạt động dạy - học
A/Kiểm tra bài cũ
GV đưa ngữ liệu mới để kiểm tra kĩ năng sử dụng các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than của 1-2 HS.
B/Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài
-GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hướng dẫn cách làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cưối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm hoặc câu khiến - điền dấu chấm than.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn - điền dấu câu thích hợp vào các ô trống trong VBT. GV phát bút dạ hoặc phiếu cho một vài HS.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một HS đọc lại văn bản truyện đã điền đúng các dấu câu.
Bài tập 2
- HS đọc nội dung BT2.
- GV hướng dẫn HS làm bài: Giống như BT1.
- Thực hiện tương tự BT1. GV phát bút dạ và phiếu cho một vài HS làm bài - các em gạch dưới những dấu câu dùng sai, sửa lại; trình bày kết quả.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV: Theo nội dung được nêu trong các ý a,b,c,d, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
- Hs làm bài vào vở hoặc VBT. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 3-4 HS. Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT2.
- GV nhận xét tiết học. 
C/Hướng dẫn học ở nhà
Nhắc HS có ý thức hơn khi viết câu, đặt dấu câu.
KỂ CHUYỆN
Lớp trưởng lớp tôi
I/Mục tiêu:
- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS có năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Rèn kỹ năng: Tự nhận thức; giao tiếp ứng xử phù hợp; tư duy sáng tạo; lắng nghe phản hồi tích cực.
*Em Tuệ kể được một đoạn tự chọn
II/Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
IIICác hoạt động dạy - học
A/Bài cũ: HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
2/GV kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi (2 hoặc 3 lần).
- GV kể 1 lần - HS nghe. Kể xong lần 1, GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu truyện (nhân vật "tôi", Lâm "voi", Quốc "lém", lớp trưởng Vân); - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to dán (treo) trên bảng lớp hoặc yêu cầu HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK.
- GV kể lần 3.
3/Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
Một HS đọc 3 yêu cầu cảu tiết kể chuyện. GC hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
a) Yêu cầu 1- Một HS đọc lại yêu cầu 1.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, kể lại với bạn bên cạnh nội dung từng đoạn câu chuyênh theo tranh.
- HS trong lớp xung phong kể lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn tắt, kể tỉ mỉ). GV bổ sung góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt. 
b) Yêu cầu 2,3- Một HS đọc lại yêu cầu 2,3.
- GV mời một HS làm mẫu: nói tên nhân vật em chọn nhập vai; kể 2,3 câu mở đầu. (VD: Tôi là Quốc. học sinh lớp 5A. Hôm ấy, sau khi lớp bầu Vân làm lớp trưởng, mấy đứa con trai chúng tôi rất ngao ngán. Giờ giải lao, chúng tôi kéo nhau ra gốc lớp, bình luận sôi nổi...)
- Từng HS "nhập vai" nhân vật, KC cùng bạn bên cạnh; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra.
- HS khi kể chuyện. Mỗi HS khi nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn trao đổi, đối thoại. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người tả lời câu chuyện đúng nhất.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, hiểu ý nghiã câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn từ câu chuyện.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
______________________________
Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Tập viết đoạn đối thoại
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự soát lỗi cô yêu cầu; phát hiện và soát lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II/Đồ dùng dạy - học
-Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần söa chung trước lớp.
IIICác hoạt động dạy - học
A/ Kiểm tra bài cũ
Một, hai tốp HS phân vai đọc lại hoặc diễn một trong hai màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô) cả nhóm đã hoàn chỉnh.
B/Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV mở bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài (Tả cây cối), hướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại); một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung về bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính: Bài văn đúng bố cục ba phần. Miêu tả khá chi tiết và có nhiều hình ảnh sinh động; nhiều em biết vận dụng biện pháp nhân hoá, so sánh làm nổi bật sự vật mình tả. Nhiều em chữu đẹp ( Bảo Yến, Hà An, Thuỷ Nguyên, Thu Thuỷ, bảo Linh, Phú, Tuấn, Hiệp, Mai,..)
- Những thiếu sót, hạn chế: Một số bạn chữ chưa đẹp còn lỗi chính tả; trình bày chưa cẩn thận; câu văn chưa rõ ý, quá dài và chưa sinh động.
3/Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa. GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
b) Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài
- HS đọc lại lời nhận xét của thầy (cô) giáo và soát lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi đoạn văn chọn một đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết (có so sánh với đoạn cũ). GV đánh giá khen những đoạn viết hay.
- Gv nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Chọn quan sát trước hình dáng, hoạt động của con vật.
______________________________
TOÁN
Ôn tập về đo độ dài và khối lượng
I/Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Làm được BT 1a,2,3.Khuyến khích HS làm được toàn bộ các BT.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
A/ Bài cũ : Gọi vài HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
B/ Bài mới : GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài. 
Bài 1: Cho HS tự làm câu a, Khuyến khích HS làm cả bài rồi chữa bài. 
a) 4km 382km =4,382 km; 2km 79m =2,079km; 700m=0,700km=0,7 km.
b) 7m 4dm= 7,4m; 5m 9cm=5,09m; 5m75mm=5,075m.
Chú ý: Khi HS chữa bài GV yêu cầu HS trình bày cách làm bài. Chẳng hạn:
2km 79m =2,079km vì 2km 79m = 2,079km.
Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1. Chẳng hạn:
a) 2 kg 350g =2,350kg = 2,35 kg; 1 kg65g=1,065kg.
b) 8 tấn760 kg = 8,760 tấn= 8,76tấn; 2tấn 77 kg =2,077tấn.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 0,5m= 0,50m =50cm b) 0,075km = 75m;
c) 0,064kg = 64g; c) 0,08 tấn = 0,080 tấn = 80kg.
Chú ý:
- Khi HS chữa bài GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm. Chẳng hạn: 0,5m= 50cm vì 0,5m=0m 5 dm=50cm.
- HS có thể viết0,5m = 0,50m = 50cm hoặc 0,5m = 50cm.
Bài 4: Yêu cầu HS có năng khiếu làm.Thực hiện tương tự như bài 1 và bài 2. Chẳng hạn:
a) 3576m = 3,576km; b) 53cm = 0,53m;
c) 5360kg = 5,360 tấn = 5,36tấn d) 657g = 0,657kg.
Khi HS chữa bài, GV có thể yêu cầu HS nêu cách làm bài. Chẳng hạn:
3576m = 3,576km vì 3576m = 3km 576m = 3,576km.
- GV nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu 
- HS thấy được ưu, khuyết điểm của cá nhân và của lớp trong tuần qua; có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những khuyết điểm của bản thân để giữ gìn nề nếp lớp.
- Nắm được kế hoạch tuần tới.
II/Lên lớp:
1/Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân: 5 phút. 
2/Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng và lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động của tuần qua.
- HS thảo luận, đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét chung:
+ Ưu điểm: Nhiều em tham gia tích cực các hoạt động của Đội, của lớp như: luyện tập nghi thức Đội, vệ sinh lớp học tốt; ổn định nề nếp 15 phút đầu giờ; tham gia tập luyên tích cực và tham dự hội thi đạt giải Ba toàn đội; nhiều bạn xuất sắc trong phần thi cá nhân 20/20 điểm như An, Thuỷ, Nguyên, Yến,...; Hợp tác tốt với bạn bè hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên của lớp; chăm sóc bồn hoa cây cảnh tươi tốt thường xuyên.
+ Tồn tại: Nhiều em vẫn chưa tích cực ôn tập; em Đạt vẫn đi học chưa chuyên cần; một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học; tham gia hoạt động ngoài trời còn chưa ngoan; nhiều em chưa chịu khó học bài ở nhà.
III/Kế hoạch của tuần tới: 
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4 &
 Ngày Quốc tế lao động 1/5
+ GV nêu chủ điểm của tháng 4. HS nêu các ngày kỉ niệm lớn trong tháng.
+Tập trung nhắc nhở, giúp đỡ những bạn yếu .
+ Duy trì nề nếp, kiểm tra bài cũ 15 phút đầu giờ.
+ Dành nhiều thời gian cho học tập, ôn tập để thi học kì
+ Tham gia tốt các phong trào thể dục giữa giờ, hoạt động ngoài trời......
+Tìm hiểu về ngày 30/4 và 1/5; sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ về chủ đề đó.
III/Trò chơi
-Lớp phó văn nghệ tổ chức
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019
	KHOA HỌC
Sự sinh sản và nuôi con của chim
I/Mục tiêu: - Giúp học sinh:	
-Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
-Nói về sự nuôi con của chim.
- GDHS : Tuyên truyền mọi người bảo vệ các loài chim .
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Đọc kĩ kênh chữ và hình/ Sgk- 118; 119 ; VBT
 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 
A/ Bài cũ: Sự sinh sản của ếch
- Kiểm tra 2 HS
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu tiết học
2/Các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát
Giúp HS: Có được biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng
- Yêu cầu HS quan sát các hình Sgk/ 118, Gợi ý:
+ H2a: Đâu là lòng đỏ, lòng trắng của quả trứng?
+ H2a và H2b, quả trứng nào có thời gian ấp lâu hơn?Tại sao?.....
+ Mô tả từng giai đoạn ấp trứng,...
+ Kết luận: Trứng gà/chim,...đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con/chim non,....Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con
Hoạt động 2: Thảo luận
Giúp HS: Nói về sự nuôi con của chim
- Nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm 4
- Theo dõi, hướng dẫn, góp ý cho HS khi trình bày
- Kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn
- Nhận xét tiết học
C/Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuẩn bị bài: Sự sinh sản của thú
LUYỆN TIẾNG VIỆT
	Luyện tập
I/Mục tiêu:
 Luyện tập, củng cố nhằm giúp HS:
 Biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ, dùng từ ngữ gợi tả gợi cảm để viết được những câu văn sinh động, giàu hình ảnh.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
A/ Giới thiệu bài
B/ Hướng dẫn luyện tập:
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn thêm sinh động:
 a) Tiếng chim kêu sau nhà khiến Lan giật mình thức dậy.
 b) Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
 c) Dòng sông chảy nhanh, nước réo to, sóng vỗ hai bên bờ mạnh.
Đáp án:
 a) Lảnh lót, choàng tỉnh dậy.
 b) ào ào, lả tả, lả lướt.
 c) Cuồn cuộn, ầm ầm, ào ạt.
Bài 2: Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:
 a) Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.
 b) Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
 c) Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.
 d) Đám mây bay qua bầu trời.
 e) ánh nắng trải khắp cánh đồng.
 g) Cây bàng toả bóng mát rượi.
 h) Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói.
 i) Bác nông dân khoẻ mạnh, nước da rám nắng.
Đáp án:
 a) Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
 b) Dòng sông mền như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
 c) Đám mây đen ùn ùn kéo đến, trời tối sầm lại.
 d) Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời.
 e) ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng.
 g) Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi.
h) Bác nông dân khoẻ như một đô vật, nước da như màu đồng hun.
Bài 3: Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn:
 a) ánh trăng chiếu qua kẽ lá.
 b) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ.
 c) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 d) Cuối thu, cây bàng khẳng khiu, trụi lá.
Đáp án:
 a) ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.
 b) Những cơn gió lướt nhè nhẹ trên mặt hồ. 
 c) Xuân về, những chồi non choàng tỉnh giấc,ngỡ ngàng nhìn khung trời mới lạ.
 d) Đến cuối thu, bàng cởi bỏ chiếc áo choàng, hiên ngang vươn cao những cánh tay gầy guộc, đón chào cái lạnh đầu đông.
Bài 4: Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.
b) Cánh đồng que tôi tràn ngập màu vàng của ánh nắng và những thảm lúa chín.
Đáp án: 
 a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô, màu xanh của thảm cỏ.
 b) Cánh đồng quê tôi tràn ngập một màu vàng, màu vàng chói chang của ánh nắng ban trưa, màu vàng trù phú của những thảm lúa đang mùa chín rộ.
*) Chấm, chữa bài.
C/Hướng dẫn học ở nhà :
-HS về

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.docx