Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II/Đồ dùng:

- Tranh minh họa trong SGK.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bài: Phong cảnh đền Hùng.

-Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?

 

docx22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Luyện tập thêm bài tập trong SGK; chuẩn bị bài Cộng số đo thời gian
TẬP ĐỌC
Cửa sông
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài: Phong cảnh đền Hùng.
-Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Hãy kể tên các truyền thuyết mà em biết qua gợi ý của bài văn?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/Luyện đọc, tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc toàn bài thơ một lượt.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyện đọc từ ngữ khó: cần mẫn, giã từ...
- HS đọc trong nhóm2
- HS đọc chú giải.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
-Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
- Cách giới thiệu đó có gì hay?
-Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng và thi đọc.
- GV nhận xét, khen những HS đọc tốt, đọc hay.
Hoạt động 4: Củng cố
- Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về luyện đọc thêm cho thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2019
TOÁN
Cộng số đo thời gian
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS làm các bài tập:
 a. 72 phút = .... giờ ; 270 phút =.... giờ.
 b. 30 giây = ... phút ; 135 giây = ....phút.
 -GV nhận xét,cho điểm.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
*Hình thành kĩ năng cộng số đo thời gian.
- HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu VD 1 trong SGK.
- Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS nêu cách đặt tính.
- HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu VD 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Hỏi: Nhận xét gì về số đo của đơn vị bé hơn?
- GV giới thiệu: Khi số đo lớn hơn ta nên chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
 VD: 83 giây = bao nhiêu phút, bao nhiêu giây?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1:
- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, cả lớp làm nháp
- HS nhận xét, GV đánh giá.
- Hãy so sánh cách đặt tính và tính các số do thời gian với cách đặt tính và tính với số tự nhiên.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 
Chú ý: Trong giải toán có lời văn, ta chỉ viết kết quả cuối cùng vào phép tính, bỏ qua các bước đặt tính (chỉ ghi ra nháp).Viết kèm đơn vị đo với số đo và không cần đặt đơn vị đo nào vào ngoặc đơn.
Hoạt động 3: Củng cố 
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Chuẩn bị bài sau trừ số đo thời gian
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I/Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 tiết LTVC trước.
- Nêu ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng? Cho VD?
- GV nhận xét
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Phần nhận xét
Bài 1: 
- HS dùng bút chì gạch dưới từ (trong những từ in nghiêng) lặp lại ở câu trước.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét.
Bài 2: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau.
Bài 3: Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa hai câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
 2. Ghi nhớ 
HS đọc thuộc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Phần luyện tập
Bài 1: 
Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Cụm từ: anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Bài 2: Các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS ghi nhớ kiến thức vừa học về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
_____________________________
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Ai là thủy tổ của loài người?
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người?
- Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN.
II/Hoạt động dạy học:
- Hai HS viết lại lời giải câu đố tiết LTVC trước.
- GV nhận xét 
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV đọc bài Ai là thủy tổ của loài người?
- Gọi 1 HS đọc bài chính tả, cả lớp đọc thầm.
- Bài chính tả nói về điều gì?
- HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Chúa Trời, A-Đam, Ê-va,Trung Quốc, Nữ Oa, Ân Độ, Bra-hma, Sác-lơ, Đác- uyn...
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc bài, HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chung và nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Các em đọc lại mẩu chuyện vui, đọc chú thích trong SGK.
- Tìm tên riêng trong mẫu chuyện vui.
 +Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Khang, Ngũ Đế, Chu, Cửa Phủ,
Khương Thái Công.
 +Cách viết các tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Thi viết đúng tên một số từ tên riêng sau: Hi –ma –lay –a; Đa- nuýp, A –ma –dôn; Lép Tôn-xtô; Tô-mát Ê-đi-xơn
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS nhớ chuẩn bị bài sau
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
 Kiểm tra viết
 (Tả đồ vật)
I/Mục tiêu: 
-HS viết được một bài văn tả đồ vật, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng: đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
2/ Hướng dẫn HS làm bài.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS đọc dàn ý đã làm.
3/HS làm bài
- HS làm bài vào vở
- GV nhắc HS cách trình bày bài, dùng từ đặt câu.
-Thu bài.
4/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc trước tiết TLV tiếp theo.
_______________________________
TOÁN
 Trừ số đo thời gian
I/Mục tiêu: .
 - Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng giải bài toán đơn giản.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Ôn tập quan hệ trong bảng đơn vị đo thời gian.
- Ôn cách đặt tính và thực hiện phép cộng số đo thời gian.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Hình thành kĩ năng trừ số đo thời gian.
*GV nêu bài toán như SGK.
- HS nêu phép tính của bài toán.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
*GV nêu VD 2 trong SGK.
- Y/c HS nêu phép tính.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- HS trình bày và nêu cách tính.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1: HS đọc đề bài, nhắc lại cách đặt tính trừ số đo thời gian.
 - GV cho HS tự làm bài, sau đã gọi một số em lên bảng đặt tính và tính, cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả: 
 a) 8 phút 13 giây
 b) 32 phút 47 giây
 c) 11 giờ 40 phút.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2:
 - HS đọc đề bài, vài HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở.
Kết quả: a) 20 ngày 4 giờ b) 10 ngày 22 giờ c) 4 năm 8 tháng.
- GV hỏi thêm quan hệ giữa các đơn vị ngày, giờ, phút, giây...
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó cho HS tự tính và viết lời giải. Một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét, thống nhất
kết quả:
Bài giải:
Thời gian đi kể cả lúc nghỉ là:
8 giờ 30 phút- 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút.
Thời gian đi không kể lúc nghỉ là:
1 giờ 45 phút- 15 phút = 1 giờ 30 phút.
Đáp số: 1 giờ 30 phút.
- HS nhắc lại cách trừ số đo thời gian.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS nhớ chuẩn bị bài sau Luyện tập
___________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I/Mục tiêu:
 - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
 - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được 2 BT ở mục III)
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra bài tập 2 trang 64
- Nhận xét đánh giá
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1: HS làm bài cá nhân 
- HS đọc lại đoạn văn, đọc chú giải.
- Nêu rõ đoạn văn nói về ai?
- Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- HS trình bày ý kiến, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 + Các câu văn trên đều chỉ Trần Quốc Tuấn.
 + Những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn là: Hưng Đạo Vương,
ông, vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Ngài.
Bài 2: 
- HS thảo luận nhóm:
 + So sánh cách diễn đạt của hai đoạn văn?
 + Tác giả đã sử dụng các từ ngữ như thế nào?
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ đồng nghĩa để liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ.
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- Cả lớp làm bài tập vào vở.
- Gọi 2 HS làm bảng nhóm và trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
 + Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1.
 + Cụm từ người liên lạc ở câu 4 thay cho người đặt hộp thư ở câu 2.
 + Từ đó ở câu 5 thay cho những vật gợi ra hình chữ V ở câu 4.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 
 Tiến hành tương tự bài tập1.
 + Từ nàng ở câu 2 thay cho cụm từ vợ An Tiêm.
 + Từ chồng ở câu 2 thay cho An Tiêm ở câu 1.
Hoạt động 4: Củng cố
-HS nhắc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS ghi nhớ kiến thức đã học về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
KỂ CHUYỆN
Vì muôn dân
I/Mục tiêu:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử và đại nghĩa. Từ đó giúp HS hiểu thêm về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thống đoàn kết.
 - Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ câu chuỵen.
 - Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn HS kể chuyện
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV kể chuyện lần 1
- GV giải thích các từ ngữ: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát.
- GV kể chuyện lần 2 (kết hợp chỉ tranh minh họa)
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
 - HS kể chuyện trong nhóm.
 - HS thi kể chuyện trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện: Hiểu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống đoàn kết, hòa thuận.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuỵên.
- GV nhận xét tiết học. 
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện tuần sau
_____________________________
Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Tập viết đoạn đối thoại
I/Mục tiêu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
* GDKNS: Kĩ năng hợp tác ( Hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa Thái sư Trần Thủ Độ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
Bài 1: HS làm việc theo nhóm.
- Các em đọc lại đoạn văn ở BT 1.
- Dựa theo nội dung BT1, viết tiếp một số lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở trong
VBT. GV chấm và chữa bài.
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu của BT và tự làm vào VBT.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV cùng cả lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại tốt nhất.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Bài 3:Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Các nhóm thể hiện vở kịch.
- GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương những nhóm thể hiện tốt.
Hoạt động 3: Củng cố
- Cần chú ý điều gì khi diễn kịch
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết TLV tuần sau
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian.
- Gọi 1 HS giải bài tập 3 SGK.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: HS đọc y/c bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm và giải thích cách làm.
- Nêu cách chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ?
a) 12 ngày = 288 giờ b) 1,6 giờ = 96 phút
 3,4 ngày = 81,6 giờ 2 giờ 15 phút = 135 phút
 4 ngày 12 gìơ = 60 giờ 2,5 phút = 150 giây
 giờ = 30 phút 4 phút 25 giây = 265 giây.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- Nêu cách cộng hai số đo thời gian?
Kết quả: a) 15 năm 11 tháng.
 b) 1 ngày 12 giờ.
 c) 1 giờ 9 phút.
Bài 3: HS lần lượt đọc kết quả và giải thích cách làm.
 - Nêu cách trừ hai số đo thời gian.
Kết quả: a) 1 năm 7 tháng
4 ngày 18 giờ.
7 giờ 38 phút.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo thời gian.
- Nhắc lại các đơn vịddo thời gian và mối quan hệ của nó
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Luyện tập thêm về số đo thời gian; Chuẩn bị bài sau
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 26
- Phổ biến kế hoạch tuần 27
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 26
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động3: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 26
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Hưởng ứng tích cực tết trồng cây; Trồng và chăm sóc tốt bồn hoa của lớp
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như Nguyên, Hoàng
- Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Hội thi HKPĐ như An, Phương Anh, Thuỷ
- Giữ gìn tài sản chung tốt như Hiệp, Phong, Phú
+ Tồn tại: Vẫn còn bạn Đạt và Diệu Linh chưa thành thạo bảng nhân chia
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (kế hoạch tuần 27)
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 và 26/3
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi ĐK lần 3
- Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Ôn luyện và chọn HS tham gia thi Tuổi thơ khám phá
- Thường xuyên có ý thức tự học
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Giữ gìn tài sản và của công, ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Tham gia tích cực phong trào đội sao
- Động viên bạn Cẩm Trang tập luyện để thi Phụ trách sao giỏi
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Người phụ nữ nhân dịp 8/3
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 26
Thứ hai, ngày4 tháng 3 năm 2019
KHOA HỌC
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
I/Mục tiêu: 
 - Các kiến thức phần vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/Đồ dùng:
 - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Pin, bóng đèn, dây dẫn.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm
Củng cố kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hóa học.
 - GV lần lượt đọc từng câu hỏi trong SGK trang 100, 101.
 - Nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
 - Đáp án câu trả lời đúng: 1- d; 2- b; 3- c; 4- b; 5- b; 6- c.
Câu 7: Điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học:
 a. Nhiệt độ bình thường.
 b. Nhiệt độ cao.
 c. Nhiệt độ bình thường.
 d. Nhiệt độ bình thường.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
 - GV y/c HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi,GV kết luận:
Năng lượng cơ bắp của người.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng gió.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng nước.
Năng lượng chất đốt từ than đá.
Năng lượng mặt trời.
- GV nhận xét giờ học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn lại kiến thức phần đã ôn tập.
ĐẠO ĐỨC
Thực hành giữa học kì 2
I/ Mục tiêu:
- HS củng cố thêm về thái độ, hành vi, việc làm thể hiện lòng yêu quý, tôn trọng quê hương, Tổ quốc và UBND xã.
- HS tập xử lí một số tình huống.
- Biết nhận xét cách xử lí tình huống của bạn.
- Có thái độ ứng xử đúng chuẩn mực hành vi đạo đức. 
II/Chuẩn bị:
- Một số tình huống.
- Nội dung để HS sắm vai.
III/Hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài 
- Nêu nhiệm vụ học tập.
2/Hướng dẫn HS ôn lại các bài đã học
- GV Y/C HS nhắc lại các bài đạo đức đã học trong HKII.
- Vài em nhắc lại các nội dung ghi nhớ đã học.
- HS nhận xét, bổ sung.
3/Tập xử lí tình huống 
- GV nêu các tình huống, HS đọc, phân tích tình huống.
- YC HS thảo luận nhóm 2, nêu cách xử lí tình huống.
- Lớp và GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có cách xử lí tốt nhất.
4/Trò chơi sắm vai xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS sắm vai xử lí tình huống.
- Lớp theo dõi nhận xét hành vi ứng xử của từng vai.
- GV nhận xét và chốt lại những hành vi đúng.
- GV nhận xét chung tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn lại kiến thức phần đã ôn tập.
- Dặn HS thực hiện đúng theo nội dung bài học.
KĨ THUẬT 
 Lắp xe ben ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp , tháo các chi tiết của xe ben.
I I/Chuẩn bị
- G mẫu xe ben đã lắp sẵn. 
 - G+ H bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/Hoạt động dạy học
A/Bài cũ :
-Nhắc lại các thao tác kĩ thuật lắp xe ben
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B/Bài mới :
- Học sinh thực hành lắp xe ben
Hoạt động 1 :Chọn chi tiết.
- G kiểm tra H chọn các chi tiết.
Hoạt động 2 :Lắp từng bộ phận
- G yêu cầu Hđọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
-Yêu cầu H phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- G nhắc H cần lưu ý một số điểm sau:
 + Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2- Sgk) ,cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài . 
+ Khi lắp H3-Sgk cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
Hoạt động 3 : Lắp ráp xe ben (H1-Sgk) 
- HS lắp ráp xe ben theo các bước trong sgk.
- Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước G đã hướng dẫn .
- Nhắc H sau khi lắp xong , cần kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của thùng xe.
- G nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn lại kiến thức phần đã ôn tập.
- H/d HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành.
__________________________________________
Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2019
KHOA HỌC
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiếp)
I/Mục tiêu: 
 - Các kiến thức phần vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung
phần vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/Đồ dùng:
-Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Pin, bóng đèn, dây dẫn.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kể tên về một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
- Kể tên các loại chất đốt thường dùng, chất đố

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.docx