Giáo án Tổng hợp buổi sáng Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020

I - MỤC TIÊU: HS biết:

 - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.

-Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

-Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

II - CAC HOẠT DỘNG DẠY -HỌC

Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK)

1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.

2. Các nhóm thảo luận

3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

4. GV kết luận:

- Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.

- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi sáng Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lac hậu, vì hanh phúc của nhân dân.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp.
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của thầy (cô), của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân.
TẬP ĐỌC
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I- MỤC TIÊU:
1. Biết đọc bài thơ (thể tự do) lưu loát, diễn cảm.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
II- CAC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động	( 5 phút )
 - kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Giới thiệu bài: GV khai thác tranh minh hoạ để giới thiệu bài thơ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ tơ (2-3 lượt). GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: xây dở, nhú lên, huơ, huơ, tựa vào, thở ra, nồng hăng Chú ý cách nghỉ hơi ở một số dòng thơ: Chiều/ đi học về
 Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
 Lớn lên / với trời xanh.
b) Tìm hiểu bài : - HS đọc lướt bài thơ và cho biết :
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
(Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc. Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.)
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.?
(Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.)
- Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?.
(Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn gío mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.)
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
	- HS nêu ND , ý nghĩa bài thơ.
c). Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài ; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc 1-2 khổ thơ;
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các khổ thơ đó.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà HTL 2 khổ thơ đầu của bài.
BUỔI CHIỀU:
LỊCH SỬ : BÀI 15
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I – MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc Thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ biên giới Việt - Trung).
- Lược đồ chiến dịch biên giới Thu - đông 1950.
- Tư liệu về chiến dịch biên giới Thu - đông 1950.
- Phiếu học tập của HS.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài: Có thể sử dụng bản đồ để chỉ đường biênm giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khoá chặt biên giới nhằm bao vây cô lập Căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta với quốc tế. Vì vậy, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới.
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao địch mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV hướng dẫ HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung.
Gợi ý: Cho HS xác định biên giới Việt Trung trên bản đồ, sau đó xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khóa biên giới tại đường số 4.
GV giải thích thêm: Cụm cứ điểm là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất có thể chi viện lẫn nhau (Đông Khê là một trong những cứ điểm nằm trên đường số 4, cùng với nhiều cứ điểm khác liên kết thành một hệ thống đồn bốt nhằm khoá chặt biên giới Việt - Trung).
- GV nêu câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại).
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
- GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
+ Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy (có sử dụng lược đồ).
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cuối cùng, GV kết luận.
* Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm)
- GV chia nhóm và hướng dẫ HS thảo luận nhóm theo các gợi ý sau:
Nhóm 1: Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thhu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. (Thu - đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch).
Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950 em có suy nghĩ gì?
- Sau khi HS thảo luận nhóm, GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới và nhấn mạnh: Nếu như Thu - đông 1947, địch chủ động tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị thất bại, phải chuyển sang bao vây, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc thì Thu - đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I- MỤC TIÊU: 
1. Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
2. Viết được một đoạn văn tả hoạt động cua người thể hiện khẳ năng quan sát và diễn đạt.
II- CAC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động ( 5 phút ) - kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội (tiết TLV tuần trước)
 - Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập	 ( 33 phút )
Bài tập 1 -HS đọc YCBT.
- HS nêu yêu cầu của bài tập . 
-HS làm bài tập và trình bày kết qủa
-GV chốt ý đúng :
- Lời giải:
a) Bài văn có 3 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.
- Đoạn 2: từ Mảnh đường hình chữ nhật đen nhánhđến.khéo như vá áo ấy!
-Đoạn 3: Phần còn lại.
b)Nội dung chính của từng đoạn:
- Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
- Đoạn 2: Tả kết quả lao độgn của bác Tâm.
- Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm :
-Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những đá bọc nhựa đường đen nhánh
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
Bài tập 2: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS (Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yếu mến).
- Một số HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động (là cha, mẹ hay cô giáo)
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết. GV kiểm tra và nhận xột một số bài làm.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới. Lưu ý HS:
+Có thể quan sát một bạn cùng lớp, cùng phố, cùng làng hoặc một bạn em gặp ở nơi công cộng. Em cũng có thể quan sát em gái, em trai của một em hoặc em bé con cô bác hàng xóm. Dù có ấn tượng từ trước về một người bạn hoặc em bé, vẫn phải quan sát lại để những ấn tượng, chi tiết dã có trở nên rõ ràng, chính xác hơn.
+ Khi sắp xếp kết quả quan sát, cần tập trung vào những hoạt động nổi bật, những chi tiết đặc sắc giúp thể hiện tính nết cảu người bạn hoặc em bé.
ÂM NHẠC
Tiết 15: ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4 
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
- Giáo dục hs yêu thích môn Âm nhạc.
* TCTV: Hs đọc lời ca. Giáo dục hs lòng yêu mến cuộc sống tươi đẹp.
II. Chuẩn bị.
- Máy tính, loa.
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Khởi động.
- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
Ôn tập TĐN số 3, số 4
a. Ôn tập TĐN số 3: Tôi hát son la son.
- Gv ghi tiết tấu lên bảng và cho hs nghe và đoán tên bài TĐN.
.......................................................................
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1.
- Cho học sinh đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1 theo tổ, nhóm.
- Nhận xét, sửa sai.	
b. Ôn tập TĐN số 4: Nhớ ơn Bác.
- Gv ghi tiết tấu lên bảng và cho hs nghe và đoán tên bài TĐN.
.......................................................................
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 2.
- Cho học sinh đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 2 theo tổ, nhóm.
- Nhận xét, sửa sai.	
* Hoạt động 2: 
Kể chuyện Âm nhạc: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
- Gv giới thiệu về nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
- Kể chuyện cho học sinh nghe,
- Cho học sinh nói lên cảm nhận sau khi nghe câu chuyện.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm câu chuyện.
- Gv hỏi học sinh?
+ Khả năng cảm thụ âm nhạc của nghệ sĩ Cao Văn Lầu xuất hiện khi nào?
+ Bản nhạc nổi tiếng nhất của nhóm nhạc Huế là gì?
+ Bản Dạ cổ hoài lang ra đời cách đây khoảng bao nhiêu năm?
- Cho học sinh nghe bài hát Dạ cổ hoài lang.
- Yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận khi nghe bài hát.
- Cho học sinh nghe lần 2.
- Nhận xét và kết luận.	
3. Củng cố- dặn dò.
- Ban học tập lên củng cố bài học.
- Gv bắt nhịp cho hs hát bài: TĐN số 4.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 1019
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I- MỤC TIÊU:
1. HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
2. Từ những từ ngữ miêu tả hành động cua người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
II- CAC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1	( 5 phút )
- kiểm tra bài cũ
HS làm 1 bài tập trong tiết LTVC trước.
 - Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 	( 34 phút )
Bài tập 1: - HS đọc YC BT
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 4 HS trình bày trên bảng ( a,b,c,d ).
- HS khác NX - GVchốt ý đúng :
a) Từ ngữ chỉ những người thân trong gia đình.
b) Từ ngữ chỉ những người gần gũi em trong trường học
c) Từ ngữ chỉ các nghề nghiệp khác nhau.
d) Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta
Cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu, chắt, chút, dượng, anh rể, chị dâu,
Thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, các em lớp dưới, anh (chị) phụ trách đội, bác bảo vệ, cô lao công,
Công nhân, nông nhân, hoạ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thuỷ thủ, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên.
Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H mông, Khơ -mú, Giáy, Ba-na, Ê-đê, Gia – rai, Xơ - đăng, Tà-ôi,..
GV lưu ý: chấp nhận ý kiến khi HS liệt kê các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát (như công nhân) , có ý nghĩa cụ thể (như thợ xây, thợ điện, thợ nước), tương tự như vậy với nông dân (nghề nghiệp khái quát), thợ cấy, thợ cày, thợ gặt (nghề nghiệp cụ thể)
Bài tập 2:
	- HS đọc YCBT.
- HS trao đổi nhóm viết ra giấy nháp những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được. (Để tiết kiệm thời gian. HS chỉ viết mấy chữ đầu của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó. GV chia nhỏ việc cho mỗi nhóm : nhóm tìm những câu nói về quan hệ gia đình; nhóm tìm những câu nói về quan hệ thầy trò; nhóm khác - những câu nói về quan hệ bạn bè.)
- HS viết VBT mỗi nhóm thành ngữ, tục ngữ ít nhất 2 câu.
Bài tập 3: Cách tổ chức thực hiện tương tự BT2.
Những từ ngữ tả hình dáng của người:
a) Miêu tả mái tóc
b) Miêu tả đôi mắt
c) Miêu tả khuôn mặt
d) Miêu tả làn da
e) Miêu tả vóc người
đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác, dày dặn, cứng như rễ tre,..
một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, linh lợi, linh hoạt, sinh động, tinh anh, tinh ranh, gian giảo, soi mói, láu lỉnh, sáng long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, trầm tư, trầm tĩnh, trầm buồn, trầm lặng, hiền hậu, mơ màng,
trái xoan vuông vức,thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,
trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng, mát rượu, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô nháp,..
vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, 
Bài tập 4:
- HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò	( 1 phút )
GV nhận xét tiết học. 
TOÁN:
TIẾT 74: TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
- HS bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm ( xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (Xuất phát từ tỉ số)
- GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, hỏi:
Tỉ số giữa diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25:100)
- GV viết lên bảng: 25 : 100 = 
 =25%; 25% là tỉ số phần trăm. Cho HS tập viết ký hiệu %.
Hoạt động 2: ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
- GV ghi vắn tắt lên bảng: 
Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. 
Yêu cầu HS: 
* Viết tỉ số giữa số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400).
* Đổi thành phân số thập phân 
* Viết thành tỉ số 
* Viết tiếp vào chỗ chấm: 20 : 100 = ..% (Viết số 20)
* Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm  số HS toàn trường (20 %).
- GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 học sinh giỏi. GV có thể vẽ thêm hình minh họa.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS trao đổi với nhau (từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ), 2 HS trả lời lời miệng theo yêu cầu của đề bài. 
Bài tập 2: Hs đọc đề bài. Nêu tóm tắt bài toán.
- Hs nêu cách làm
- Hs tự làm vào vở. Gv T/c chữa bài
IV. DẶN DÒ: Gv nhắc nhở Hs về nhà ôn tập củng cố kiến thức đã học 
BÀI 15
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
(1 Tiết)
I - MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu, cung cấp phân bón, ).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
Hoạt động 1. Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận.
- Hướng dẫn HS tìm thông tin : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trưởng diều khiển thảo luận, thư kí của nhóm ghi chép lại ý kiến của các bạn vào giấy.
- Nêu Thời gian thảo luận (15 phút).
- Các nhóm về vị trí đươc phân công và thảo luận nhóm. GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn, gợi ý thêm để HS thảo luận đạt kết quả. 
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung và giải thích, minh hoạ một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung trong SGK. Sau đó tóm tắt lợi ích của việc nuôi gà theo bảng sau:
Các sản phẩm của nuôi gà 
- Thịt gà, trứng gà.
- Lông gà. 
- Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng \ năm
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm. Từ thịt gà, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
-Cung cấp nguyên liệu(thịt, trứng gà) cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
-Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. 
- HS làm bài tập VBT. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả làm bài tập. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn đọc trước bài “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”.
KHOA HỌC
BÀI 29: THỦY TINH
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
	- Phát hiện ra một só tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
	- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh
	- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao
đồ dùng dạy – học
hình và thông tin trang 60,61 SGK 
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp
- Dựa vào các hình vẽ trong SGK, Hs có thể nêu được:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như : li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính,
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ dùng bằng thuỷ tinh, HS có thể phát hiện ra một số tính chất của thuỷ tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh vào vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.
Kết luận:
Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thườngđược dùng để sản xuất chai, lọ, li , cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin .
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
- Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trong trang 61 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
- Dưới đây là đáp án: 
Câu 1: Tính chất của thuỷ tinh: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không chkáy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
Câu 2: Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao: rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ, được dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
Câu 3: Cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh: Trong khi sử dụng hoặc lau , rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Kết luận: 
Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. loại thuỷ tinh chất lượng cao (rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ) được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
BÀI 15
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I - MỤC TIÊU 
Học xong bài này, HS biết: 
- Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống sản xuất.
- Nêu được tên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_sang_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020.doc