Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

 Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:

 - Đặc điểm giới tính.

 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.

II. Đồ dùng :

 - Hình trang 68 sgk.

 - Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ 2 ngày 30 tháng 12 năm 2019
Luyện từ và câu
 ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. Mục tiêu:
 - HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng :
 - Bảng phụ kẻ các bảng bài tập 1.
 - Bút dạ, 3- 4 phiếu kẻ sẵn bảng phân loại cấu tạo từ; 4-5 tờ giấy phô tô nội dung bảng tổng kết bài tập 2, phiếu bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Trong Tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
- Từ phức gồm những loại từ nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
Bài 2:
- Thế nào là từ đồng âm?
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Nhận xét.
Bài 3:- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 4.
- GV gợi ý để HS trả lời.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa điền vào mỗi thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV hệ thống nội dung bài.
- 1 HS trả lời.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt theo yêu cầu BT 3 trang 161.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức.
- Từ đơn gồm một tiếng.
- Từ phức gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.
- Từ phức gồm hai loại: Từ ghép và từ láy.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
- Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch.
- Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
a, đánh: từ nhiều nghĩa.
b, trong: từ đồng nghĩa.
c, đậu: từ đồng âm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc bài Cây rơm.
- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm nêu câu trả lời.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, nêu:
a, Có mới nới cũ.
b, Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c, Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
..................................................................................
Hoạt động ngoài giờ
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM.
Hoạt động 1: TIỂU PHẨM "TÁO QUÂN CHẦU TRỜI"
I. Mục tiêu hoạt động
- HS hiểu ý nghĩa của ngày ông Công, Ông Táo chầu trời.
- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm "Táo quân chầu trời" mang ý nghĩa giáo dục con người.
II. Quy mô hoạt động
- Tố chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Kịch bản Táo quân chầu trời
- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
Trước một tuần, GV phổ biến:
- Mỗi tổ là một đội thi trình diễn một tiểu phẩm ngắn có nội dung Táo Quân chầu trời.
- Công bố danh sách BTC, Ban giám khảo. Thành phần của Ban có từ 3-4 thành viên trong đó gồm: 1 trưởng ban , 1 thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, còn lại là thành viên giám khảo.
GV công bố các giải thưởng cho đội cao điểm nhất; cho cá nhân diễn xuất sắc .
- Cử người điều khiển chương trình.
2) Bước 2: HS Luyện tập
- GV cung cấp kịch bản
- Các nhóm hội ý phân vai cho các nhân vật đóng tiểu phẩm (3 vai: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng.)
- HS tiến hành tập diễn tiểu phẩm và làm đạo cụ
3) Bước 3: Tiến hành cuộc thi
- Ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi:
+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của Táo Quân (1 đ)
+ Lời nói rõ ràng hóm hỉnh phù hợp với nhân vật (2 đ)
+ Diễn xuất sáng tạo phù hợp với điệu bộ. (2 đ)
+ Nội dung trình bày ngắn gọn, rõ ràng. (5 đ)
- Phát biểu điểm cho BGK
- Tiến hành cuộc thi:
+ MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biể.
+ Khai mạc cuộc thi, ý nghĩa của cuộc thi
+ Giới thiệu BTC, BGK
+ Các đội trưởng lên bốc thăm thứ tự trình diễn
+ Lần lượt các đội lên trình diễn.
* Sau mỗi tiết mục tưng thành viên trong BGK cho điểm vào phiếu điểm các nhân.
- Cả lớp bình chọn cá nhân trình diễn xuất sắc.
4) Bước 4: Nhận xét đánh giá.
- Sau khi phần trình diễn kết thúc , Thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm. Ban giám khảo hội ý để chọn các gải thưởng.
5) Bước 5: Trao giải thưởng.
- Thư kí thay mặt cho BGK đọc kết quả thi và mời BTC trao các gải thưởng.
- BTC lên trao phần thưởng cho tập thể và các cá nhân . GV tổng kết khen ngợi những diễn viên hài nhí.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
..................................................................................
Thứ 3 ngày 31 tháng 01 năm 2019
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- Tìm 7% của 70 000?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân.
- GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm x.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Hướng dẫn HS làm.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung bài.
- HS làm vở nháp, bảng lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm bảng con.
- HS xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính.
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
65% - 40% = 25%(lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
D. 805 m2 = 0,0805 ha
............................................................................
Khoa học
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I.Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 - Đặc điểm giới tính.
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng :
 - Hình trang 68 sgk.
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- Em hãy nêu đặc điểm và cộng dụng của một số tơ sợi tự nhiên và tơ sợi tổng hợp?
2. Bài mới: 
a. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
- GV ghi giúp lên bảng, hoàn thành phiếu.
Câu 1: Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
- 3 HS tiếp nối nhau lên trình bày.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập.
- HS nêu kết quả làm bài.
- HS cùng nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu bài tập.
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình.
Phòng tránh được bệnh.
 Giải thích.
Hình 1: Nằm màn.
- Sốt xuất huyết.
- Sốt rét.
- Viêm não.
- Những bệnh đó lây do muỗi đốt 
người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2: Rửa sạch tay(trước và sau khi đi đại tiện)
- Viêm gan A.
- Giun.
- Cách bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội.
- Viêm gan A.
- Giun.
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,..)
- Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy, cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4: Ăn chín.
- Viêm gan A.
- Giun, sán.
- Ngộ độc thức ăn.
- Cách bệnh đường tiêu hóa khác(ỉa chảy, tả, lị,..)
- Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín, sạch.
b. Hoạt động 2: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu.
- Nhận xét, góp ý bổ sung
c. Hoạt động 3: Trò chơi Đoán chữ:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
3. Kết luận 
- Hệ thống nội dung ôn tập.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS nêu công dụng, tính chất của 3 vật liệu đã học.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
- Ôn tập để chuẩn bị bài kiểm tra.
............................................................................................
Đạo đức
 HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T 2)
I. Mục tiêu:
 - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 II. Đồ dùng - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- Nêu một số biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Hoạt động 1: Làm bài tập 3-sgk.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp.
- Cho HS đại diện các cặp trình bày ý kiến.
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống – Bài 4.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- KL: Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
c. Hoạt động 3: Làm bài tập 5
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn.
- Yêu cầu HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
3. Hoạt động tiếp nối: 
- Nhận xét ý thức tham gia học tập của HS.
- 2 ; 3 HS nêu.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS các cặp trình bày ý kiến.
- HS trao đổi theo nhóm 4.
- HS đại diện cá nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày dự kiến hợp tác với bạn.
...............................................................................
Thứ tư, ngày 01 tháng 01 năm 2020
Chính tả (Nghe - viết):
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. Mục tiêu:
 - HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
 - HS làm được bài tập 2.
II. Đồ dùng :
 - Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Đoạn văn nói về ai?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó
- Lưu ý HS cách viết các chữ số tên riêng.
c.Viết chính tả:
- GV đọc cho HS nghe-viết.
d. Soát lỗi .
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Chữa bài, nhận xét.
2.3. Luyện tập
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung bài.
- HS viết bảng con từ có r/d/gi.
- 1 HS đọc bài viết.
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- Bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- HS luyện viết các từ ngữ khó: bươn chải,...
- HS chú ý viết các chữ số, tên riêng: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm.
- HS chú ý nghe viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 - 4 HS làm bài vào phiếu.
- HS trình bày kết quả làm việc.
b, Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
..............................................................................................
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
THUYẾT TRÌNH ĐỒNG ĐỘI
I.Mục tiêu:
- Kết hợp với các thành viên trong đội để cùng chuẩn bị bài thuyết trình đội một cách có hiệu quả.
II- Hoạt động dạy học:
H Đ1: Lựa chọn chủ đề , thông điệp, nội dung trình bày.
1- Thảo luận.
- Trong trường hợp có chưa có sẵn chủ đề, thông điệp thì cả đội sẽ dựa trên tiêu chí, dùng 
cách nào để tìm ra chủ đề phù hợp.
- Làm thế nào để tìm được nội dung phù hợp với chủ đề của bài thuyết trình .
2- HS làm bài tập(SGK_30)
H Đ 2: Phân công, tập luyện thuyết trình.
- HS tập luyện theo nhóm.
H Đ 3: Trình bày bài thuyết trình :
- HS trình bày bài thuyết trình .
- GV nhận xét tiết học.
................................................................................
Thứ năm, ngày 02 tháng 01 năm 2020
Luyện Tiếng Việt 
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ.
I/Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá về mở rộng vốn từ.
- HS hiểu nghĩa được một số từ, biết đặt câu với những từ nói về các chủ đề đã học.
- GDHS lòng yêu quê hương đất nước.
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Ôn tập kiến thức
- Học thuộc các khái niệm về từ.
HDHS ôn về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
- Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
2: Luyện tập:
Bài 1:
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ, một số thành ngữ khó các em chưa nắm được.
- Biết tìm được một số từ trái nghĩa, đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
Bài 2: HS tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có trong các bài tập đọc.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Cho HS đọc lại những từ có ở trong bài.
HS thực hành theo nhóm 4.
Thi giữa các nhóm.
- Một tổ đưa ra từ, tổ tìm câu trả lời.
Chia một tổ tìm 3 bài.
Các tổ khác đối chiếu.
.................................................................................
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu:
 - HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2.
II. Đồ dùng :
 - Một vài tờ phiếu để HS làm bài 1,2.
 - Phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể để HS làm bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Nghĩa của từ “cũng”
- Trao đổi cả lớp:
- Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
- Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
- Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
- Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về các kiểu câu.
- Yêu cầu đọc thầm chuyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS chữa bài tập 2 tiết trước.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc truyện vui.
- Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết. Có thể nhận ra câu hỏi nhờ các từ đặc biệt: ai, gì, nào, sao, không,... và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm từ, tình cảm. Cuối câu có dấu chấm.
- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Các từ đặc biệt: hẫy, đừng, chớ, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,... cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc. Các từ đặc biệt: ôi, a, ôi chao, trời, trời đất,... cuối câu có dấu chấm than.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc thầm, làm bài vào vở.
- HS trình bày bài.
Kiểu câu
 Ví dụ
 Dấu hiệu
Câu hỏi
- Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
- Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể
- Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS:
- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
- Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cùng cháu có những lỗi giống hệt nhau.
- Bà mẹ thắc mắc:
- Bạn cháu trả lời:
- Em không biết:
- Còn cháu thì viết:
- Em cũng không biết.
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
- Thế thì đáng buồn quá!
- Không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu.
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
- Em hãy cho biết đại từ là gì.
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Trong câu có từ hãy.
Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu.
- Em đã biết những kiểu câu kể nào?
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo và thực hiện yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu các kiểu câu kể đã biết.
- HS đọc mẩu chuyện vui, ghi lại các câu kể theo từng loại, xác định rõ thành phần của từng câu.
- HS trình bày bài.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................
Luyện toán
LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng tìm tỷ số phần trăm của hai số, vận dụng giải các bài toán có nội dung tìm tỷ số phần trăm của hai số.
- Ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H Đ1: Ôn tập kiến thức
HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trămvà cách tính.
H Đ2:Luyện tập.
Bài 1:Tìm tỷ số phần trăm của: 
16 và 64
b. 3,5 và 28
7 và 2,5
7,8 và 1,2
- Muốn tìm tỷ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
Bài 2: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó.
Bài 3: Một người bỏ tiền vốn ra 126000 đồng để mua hoa quả.Sau khi bán hết số hoa quả thì người đó thu được 157 500 đồng. Hỏi:
Tiền bán hoa bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
Người đó lãi được bao nhiêu phần trăm?
- Chữa bài.
- Nêu cách giải khác?
3. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Nhận đề bài.
- Đọc đề bài từng bài.
- Làm từng bài tập , chữa bài
Bài 1: 4 HS lên bảng
16: 64 =0,25 =25%
3.5 : 28= 0,125 = 12%
7: 2.5 = 2,8 = 280%
7,8 :1,2 = 650%
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, vài HS nhắc lại
Bài 2: 1 HS lên bảng , các HS khác làm vào vở
Tỷ số phần trăm học sinh nữ so với học sinh cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
Bài 3:1 HS lên bảng, HS khác làmvào vở
a) Tỷ số phần trăm tiền bán và tiền vốn là:
 157 500 : 126 000 = 1,25
 1,25 = 125%
b) Coi tiền vốn là 100% thì tiền lãi là:
 125 % - 100% = 25%
 đáp số: 25%
........................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2019_2020.doc