Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

- Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

II.CHUẨN BỊ:

- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng (bà, mẹ, chị, cô giáo, )

- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2019
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2,3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II.CHUẨN BỊ: Từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YC 1HS đọc lại đoạn văn tả mẹ đi cấy lúa.
- Nhận xét.
- 2HS đọc đoạn văn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm: Vì hạnh phúc con người hôm nay, các em sẽ học MRVT “Hạnh phúc”. Tiết học sẽ giúp các em làm giàu vốn từ về chủ điểm này.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- GV:Một gia đình có ba, mẹ đầy đủ, ba mẹ chăm sóc con cái rất chu đáo, ngược lại các con ngoan và học giỏi. Người ta bảo gia đình này như thế nào?
- Lưu ý: cả 3 ý đều đúng-Phải chọn ý thích hợp nhất.
- Gv kết luận.
Bài 2:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS làm bài theo nhóm 4.
Bài 4:
- GV lưu ý: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, chú ý chọn yếu tố nào là quan trọng nhất.
.Yếu tố mà gia đình mình đang có. 
.Yếu tố mà gia đình mình đang thiếu.
-YCHS trình bày, nhận xét.
- Gv kết luận.
- Nghe.
- Gia đình này hạnh phúc. 
- KQ: Chọn ý giải nghĩa từ “Hạnh phúc” (Ý b)
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài (dùng từ điển làm bài).
- KQ:
+ Đồng nghĩa với Hạnh phúc:sung sướng, may mắn.
+ Trái nghĩa với Hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ.
- HS đọc.
- HS dựa vào hoàn cảnh riêng của mình mà phát biểu.
- HS nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Bài sau “Tổng kết vốn từ”.
..
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: UỐNG NƯỜC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 3: EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp HS hiểu được hòan cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”.
- Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, 
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh, tư liệu về các họat động của thiếu nhi qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Phối hợp với Chi Đoàn, liên đội, tổ chức các hoạt động.
- Thành lập Ban tổ chức.
- Đại diện cha mẹ HS.
- Hướng dẫn HS sưu tầm, thu thập tư liệu, tranh ảnh, bài viếtvề các hoạt động của phong trào Tràn Quốc Toản
2.Tổ chức thực hiện (SGK):
- Phát động phong trào.
- Tiến hành họat động:
+ Thăm nghĩa trang liệt sĩ.
+ Thâm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
3.Nhận xét-đánh giá: 
- GV kết luận.
- Khen ngợi HS.
Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Thực hiện các phép tính với STP. 
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x. Làm bài: 1, 3, 4.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS tính:17,15 : 4,9 =
- YCHS tìm x: X x 1,4 = 2,8 x 1,5
- Nhận xét.
- KQ: 3,5
X = 3
- Lớp nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta củng cố các dạng toán số thập phân thông qua bài Luyện tập chung.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS làm bài.
- Lưu ý: Phần c,d chuyển phân số thập phân thành STP để tính. 
Bài 2:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS làm bài.
- Lưu ý: Chuyển hỗn số thành STP rồi thực hiện so sánh hai STP.
Bài 3: 
- YCHS đọc đề. 
- YCHS làm bài.
- Hướng dẫn HS đặt tính và dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương.
Bài 4:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS tự làm bài.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài vào nháp ; 4HS sửa bài.
a)400 + 50 + 0,07 = 450,0 7 
b)30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 
c)100 +7 + = 100 + 7 + 0,08 = 107,08
d) 35,53
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài vào SGK ; sửa bài. 
- KQ:
 4 .4,35 14,09 . 14 
 4,6 > 4,35 14,09 < 14,1
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.
- KQ: a) dư 0,021
 b) dư 0,08
 c) dư 0,56
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.
- KQ:
a)0,8 x x = 1,2 x 10 b) 210 : x = 14,92 – 6,52
 0,8 x x = 12 210 : x = 8,4 
 x =12 :0,8 x = 210 :8,4
 x =15 x = 25 
c)25 : x = 16 : 10 d) 6,2 x x = 43,18 +18,82
 25 : x = 1,6 6,2 x x = 62
x = 25 : 1,6 x = 62 :6,2
 x =15,625 x = 10
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: “Luyện tập chung ”.
.
Khoa học
THỦY TINH
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 số tính chất của thủy tinh.
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được 1 số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ trong SGK/60,61 + Vật thật làm bằng thủy tinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- Xi măng có tính chất gì? 
- Nêu một số cách bảo quản xi măng?
- Nhận xét.
- Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng) Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành, cứng như đá.
- Không để xi măng bị thấm nước nó có thể kết thành tảng.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- YCHS quan sát một số lọ hoa bằng thủy tinh. 
- GV:Đây là lọ hoa bằng thuỷ tinh. Có những loại thuỷ tinh nào? Chúng có tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận.
- YCHS quan sát các hình trang 60 và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
+ Kể tên một số đồ dùng làm bằng thuỷ tinh? 
+ Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ như thế nào? 
- Gv kết luận
Hoạt động 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh.
- YCHS quan sát H4, đọc thông tin vàlàm việc theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Thuỷ tinh có tính chất gì? 
+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì? 
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh? 	
- GV kết luận 
- Nghe và quan sát.
- Hoạt động nhóm đôi.Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, chai, lọ,
+ Thuỷ tinh trong suốt, sẽ bị vỡ khi va chạm mạnh vào một vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi SGK/61. Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
+ Thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
+ Để nơi chắc chắn. Không va đập đồ dùng bằng thuỷ tinh vào các vật rắn. Dùng đồ dùng thuỷ tinh phải rửa sạch, tránh rơi, vỡ. Phải cẩn thận khi sử dụng.
- 2HS đọc
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Cao su.
.
Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II.CHUẨN BỊ: 
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng (bà, mẹ, chị, cô giáo,)
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
- Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội mà em biết.
- Tại sao người phụ nữ là người đáng kính trọng?
- Nhận xét.
- Trong gia đình:Nội trợ, chăm sóc chồng con.Ngoài xã hội: giáo viên, bác sĩ, ngân hàng, kĩ sư.
- Vì có nhiều đóng góp cho gia đình và góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Các em sẽ biết ngày và tổ chức dành cho phụ nữ qua bài:Tôn trọng phụ nữ (tiết 2).
2.Các hoạt động:
Hoạt động1:Xử lí tình huống(BT3/SGK).
- YCHS đọc yêu cầu bài tập.
- YCHS thảo luận nhóm 4 liệt kê các cách ứng xử có thể có trong TH ở BT3/24.
- Nếu là em, em sẽ làm gì? Vì sao?
- YCHS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: HS làm BT 4/SGK.
- YCHS đọc BT và cho biết những ngày và tên tổ chức nào dưới đây dành riêng cho phụ nữ?
- Kết luận: 
.Ngày 8 tháng 3 là ngày QTPN
.Ngày 20 tháng 10 ngày thành lập HPN VN
.Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ VN (BT5)
- GV nêu luật chơi: Mỗi dãy chọn bạn thay phiên nhau đọc thơ, hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ. Đội nào có nhiều bài thơ, hát hơn sẽ thắng.
- Tuyên dương.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- Thảo luận nhóm 4. Đại diện trình bày.
- KQ:
a) Nếu là em sẽ chọn những bạn có đủ khả năng có thể chọn. Vì không nên chọn Tiến vì lí do bạn là con trai.
b) Mỗi bạn đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm cặp.
a) Ngày 8 tháng 3. 
b) Ngày 20 tháng 10. 
d) Hội phụ nữ. 
d) Câu lạc bộ các nữ doanh nhân. 
- HS thực hiện trò chơi.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: “Hợp tác với những người xung quanh”
...
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2019
Chính tả(Nghe-viết)
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU: 
	- Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	- Làm được BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập HS làm BT 2b, 3b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS viết bảng con: ngạc nhiên, khăn tay, gỡ mảnh giấy.
- Nhận xét.
- HS viết.
- HS nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết một đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Sau ñó các em sẽ làm BT chính tả phân biết những TN có âm đầu phân biệt âm đầu tr/ch.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe, viết.
- YCHS đọc đoạn văn viết chính tả. 
- Đoạn văn cho em biết điều gì?
- YCHS nêu một số từ khó viết: trải lên sàn nhà, phăng phắc, lồng ngực, bỗng hò reo.
- GV đọc cho học sinh viết.
- GV hướng dẫn học sinh sửa bài.
- GV xem chữa bài (5-7 tập) nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 2a:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS thảo luận nhóm 4.
Bài 3a: 
- YCHS đọc bài. 
- YCHS tự làm bài.
- Truyện đáng cười ở chỗ nào?
- YCHS đọc lại câu chuyện. 
- Nghe.
- 1,2HS đọc bài. (HTT)
- Tấm lòng bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- HS viết bảng.
- 2HS đọc lại 
- HS viết bài.
- HS đổi tập để sửa bài.
- HS đọc bài. (CHT)
- Đại diện nhóm trình bày.
VD:
+ Tra (tra lúa)-cha (cha mẹ)
+ Trò (làm trò)-chò (cây chò)
+ Trà (uống trà)-chà (chà xát)
+ Tròng (tròng dây)-chòng (chòng chành)
+ Trả (trả lại)-chả (chả giò)
+ Trao (trao cho)-chao (chao cánh)
+ Trông (trông đợi)-chông (chông gai)
- HS đọc bài. (CHT)
- HS làm bài, 1HS làm giấy trình bày.
- KQ: cho ; truyện ; chẵng ; chê ; trả ; trở.
- Nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý các sáng tác mới của nhà vua rất dở.
- HS đọc bài. (HTT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ
Giáo dục KNS: SỨC MẠNH CỦA MỤC TIÊU (Tiếp)
I-Mục tiêu
- Tự xác định và lập mục tiêu về việc rèn luyện sức khỏe trong tháng tới của mình.
- Có ý thức, quyết tâm thực hiện mục tiêu mình đã đề ra
II.Hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phần mục tiêu về việc học của em trong tháng tới (đã hoàn thành ở tiết trước) 
- Em có quyết tâm thực hiện mục tiêu mình đã đề ra không?
- Nhận xét.
 2.Bài mới
 - Nêu mục tiêu của tiết học.
 Hướng dẫn thực hành.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Lưu ý: Tương tự như cách đặt mục tiêu về việc học tập của em để xây dựng mục tiêu về rèn luyện sức khỏe của em.
H: Việc xác định mục tiêu có tác dụng gì?
 + Giúp ta sống có mục đích, có kế hoạch. Mục tiêu sẽ dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta đến với thành công.
- Em hãy nêu các bước của kĩ năng đặt mục tiêu?
 + HS nêu
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi, HD thêm.
- Gọi một số HS đọc mục tiêu mình đã xây dựng cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc phần lời khuyên.
- Nhắc HS thực hiện mục tiêu mình đã đặt ra.
..
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2019
Luyện Tiếng Việt
 LUYỆN TẬP XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU: 
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - Xác định được từ loại của các từ cho trước.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Khởi động:
- Gọi HS nhắc lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ và nêu một số ví dụ.
- Nhận xét.
2. Luyện tập.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tìm trong bài Kì diệu rừng xanh 5 động từ, 5 danh từ, 5 tính từ, 5 từ láy và 5 quan hệ từ.
KQ: Danh từ: rừng, thành phố, lâu đài, ánh nắng, vạt cỏ.
Động từ: đi, rọi xuống, ôm, nhìn, rẽ
Từ láy: lúp xúp, sặc sỡ, rào rào, gọn ghẽ, mải miết
Bài 2: Tìm và ghi các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu sau:
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung bài.
-Yêu cầu HS tự đọc thầm lại bài và chọn từ xếp vào nhóm thích hợp.
- Giáo viên nhận xét và chốt.
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 5 HS lên bảng mỗi HS tìm 1 loại, nhận xét bài bạn.
Tính từ: trong xanh, nhanh, đẹp, xanh biếc, vàng rợi.
Quan hệ từ: những, vào, là, bằng, của
- Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài vào vở, trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài hoàn chỉnh
KQ: DT: hoa, sầu riêng, cuối năm, gió, hương, hương cau, hương bưởi, khu vườn. ĐT: trổ, đưa, toả. TT: thơm ngát
.
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1,2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
- YCHS giải nghĩa từ “hạnh phúc”?
- Giáo viên nhận xét.
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy đạt được ý nguyện.
- Cả lớp nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “Tổng kết vốn từ”.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
 - YCHS đọc yc. 
- YCHS thảo luận nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu.
a) Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình.
b) Từ ngữ chỉ những người gần gũi trong trường học:
c) Từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác nhau:
d) Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em trên đất nước: 
Bài 2: 
- YCHS đọc yc. 
- YCHS thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm tìm theo chủ đề.
a) Quan hệ gia đình.
b) Quan hệ thầy cô.
c) Quan hệ bạn bè.
- GV chốt lại.
- YCHS nhận xét các nhóm tìm đúng chủ đề- Bình chọn nhóm tìm đúng và hay.
Bài 3: 
- YC 1HS đọc yc của bài, cả lớp đọc thầm
- YCHS thảo luận nhóm 2 (chọn 3 trong 5 ý).
- YCHS nhận xét. 
Bài 4:
- YC 1HS đọc yc của bài, cả lớp đọc thầm.
- YCHS làm bài.
- GV nhấn mạnh lại yêu cầu bài tập bằng 3 câu tả hình dáng.
- HS đọc. (CHT)
- HS lần lượt nêu-Cả lớp nhận xét.
+ cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, cô
+ thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng .
+ công nhân, nông dân, hoạ sĩ, giáo viên, bác sĩ, bộ đội,.
+ Dao, Kinh, Thái, Ba-na, Mường .
- HS đọc. (CHT)
- HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày.
a) Anh em  đỡ đần./Công chachảy ra./Con hơn cha là nhà có phúc./Chim có tổ người có tông
b) Không thầy đố mày làm nên./Kính thầy yêu bạn./Tôn sư trọng đạo./Máu chảy ruột mềm
c) Học thầy không tày học bạn./Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ./Bốn biển một nhà
- Cả lớp nhận xét. 
- HS thực hiện.
- HS thảo luận nhóm 2. 
+ Mái tóc: bạc phơ, đen mượt, muối tiêu, lơ thơ, dày,.
+ Đôi mắt: đen láy, một mí, tinh ranh, lim dim, trầm tư, mơ màng, hiền hậu,. .
+ Khuôn mặt: vuông vức, thanh tú, trái soan, bầu bĩnh, phúc hậu..
+ Làn da: trắng trẻo, trắng xanh, đen sì, căng bóng, nhăn nheo..
+ Vóc người: vạm vỡ, mảnh mai, gầy đét, dong dỏng, còm nhom.
- HS thực hiện.
- HS suy nghĩ làm bài, 2HS làm việc trên phiếu trình bày KQ. Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn đoạn văn hay
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Tổng kết vốn từ”.
Luyện toán
LUYỆN: PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố để HS biết thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Luyện tính giá trị của biểu thức.
 - Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức.
 28,5 : 2,5 0,2268 : 0,18 
HĐ2.Luyện tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 8,5 : 0,034 37,825 : 4,25 77,04 : 21,4
Bài 2: Tính:
 (51,24 – 8,2) : 26,9 : 5
 263,24 : (31,16 + 34,65) – 0,71
Bài 3:
Có một số lít dầu, nếu chia đều cho đầy vào các chai 0,75l thì được 18 chai. Hỏi cũng số lít dầu đó chia đều cho đầy vào các chai 0,5 thì được bao nhiêu chai?
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng.
- Nhận xét.
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh lên làm bài tập.
- Lớp nhận xét .
- 3 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng.
- Nhận xét.
 Bài giải:
Có tất cả số lít dầu là:
0,75 x 18 = 13,5 (l)
Nếu chia đều cho đầy các chai 0,5 lít thì được số chai là:
13,5 : 0,5 = 27 (chai)
 Đáp số: 27 chai

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx
Giáo án liên quan