Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

 I.MỤC TIÊU:

- Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép.

- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.

- Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.

II.CHUẨN BỊ:

 - Hình vẽ trong SGK trang 48,49/SGK.

 - Đinh, dây thép (cũ và mới).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ-Từ điển Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
- Nhận xét.
-  là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Nếu trời mưa thì em sẽ đến lớp muộn. 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài. 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
Bài 3:
- YCHS đọc bài.
- YCHS làm bài cá nhân.
* GDBVMT: GD lòng yêu quí, ý thức bảo vệ môi trường và có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Lắng nghe. 
- HS đọc. (CHT)
- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện nhóm nêu.
+ Giống: Cùng là các yếu tố về môi trường.
+ Khác: 
- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài cây, con vật, và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài cá nhân.
- KQ: giữ gìn, gìn giữ.
.VD: Chúng em giữ gìn môi trường.
 .Chú bảo vệ trường em rất chăm chỉ. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Hoạt động ngoài giờ
HOẠT ĐỘNG IV: NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
- Góp phần thay đổi nhận thức của học sinh về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Thực hiện giữ gìn bảo vệ môi trường ở nhà ở trường và nơi công cộng
- Rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác, tổ chức hoạt động.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường.
- Các bài hát về môi trường.
- Các trò chơi môi trường.
- Phần thưởng trong tổ chức trò chơi.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1: Chuẩn bị
- Nhà trường thông báo cho HS về nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức ngày hội môi trường trước 1 tháng để các lớp chuẩn bị.
- Thành lập ban tổ chức và ban giám khảo cho từng nội dung thi.
- HD học sinh thu thập các thông tin tư liệu về môi trường ở địa phương.
- Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập nội dung tham gia thi.
- Ban tổ chức chuẩn bị địa điểm tổ chức, trang trí sân khấu,...
- Ban tổ chức chuẩn bị các nọi dung thi trong ngày hội môi trường.
- Lựa chọn MC điều khiển chương trình cho ngày hội .
b) Bước 2: Ngày hội môi trường.
- Chương trình ca nhạc chào mừng.
- Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu và khách mời.
- Trưởng ban tổ chức lên phát biểu khai mạc ngày hội môi trường.
* Nội dung 1: Thi thiết kế thời trang thân thiện với môi trường .
* Nội dung 2: Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 3: Thi đố vui, ứng xử về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 4: Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 5: Thi thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 6: Thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi
* ND 7: Thi trồng cây, trồng hoa trong khuôn viên nhà trường và quanh trường.
- Các ban giám khảo tổ chức cho các đội thi thực hiện các hoạt động theo đăng kí.
c) Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng.
- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả các nội dung thi và mời các đại biểu lên trao thưởng.
- Văn nghệ mừng thành công của "Ngày hội môi trường"
- Tuyên bố bế mạc ngày hội .
5. Kết thúc hoạt động
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
- Làm bài 1a, 2 (a, b), 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
- Hãy nêu quy tắc nhân nhẩm môt STP với 10,100,1000,?
- YCHS tính: a) 4,34 x 1000 = 
 b) 3,6 x 10 = - Nhận xét.
- Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000,ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số.
- KQ: a) 4340
 b) 36 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc bài.
- Nhắc lại cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000?
Bài 2:
- YC đọc đề.
- YCHS nhắc lại phương pháp nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV chốt lại: Lưu ý HS ở thừa số thứ hai có chữ số 0 tận cùng.
Bài 3:
- YCHS đọc bài.
- YCHS phân tích đề-nêu cách giải. 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm sao?
+ Quãng đường người đó đi trong 3 giờ đầu biết chưa? Muốn tính ta làm thế nào?
+ Quãng đường người đó đi trong 4 giờ tiếp theo biết chưa? Muốn tính ta làm sao?
- GV chốt lại.
Tóm tắt:
 1 giờ đầu : 10,8 km
 3 giờ đầu :  km?
 1 giờ sau : 9,52 km
 4 giờ sau : ..km?
 Quảng đường:.km?
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc bài.
- YCHS phân tích đề-nêu cách giải.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- 1HS nhắc lại, trả lời miệng.
- KQ: a)14,8 ; 155 ; 512 ;90 ; 2571 ; 1000.
 b) 80,5 ; 805 ; 8050 ; 80500.
 - HS đọc đề. (CHT)
 - HS làm bài bảng con.
- Hạ số 0 ở tận cùng thừa số thứ hai xuống sau khi nhân.
- KQ: a) 384,50 ; b) 10080,0 
 c) 512,80 ; d) 49284,00
- HS đọc đề. (CHT)
- HS phân tích.
+ Người đó đi được tất cả bao nhiêu km?
+ Lấy quãng đường người đó đi trong 3 giờ đầu cộng quãng đường người đó đi trong giờ 4 giờ tiếp theo. 
+ Chưa. Quãng đường người đó đi được ở mỗi giờ đầu nhân 3.
+ Chưa. Quãng đường người đó đi được ở mỗi giờ tiếp theo nhân 4.
- HS làm bài.
 Bài giải 
Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là 
10,8 x 3 = 32,4 (km) 
Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ tiếp theo là: 
9,52 x 4 = 38,08 (km) 
Quãng đường người đó đi được là:
32,4 + 38,08 = 70,48 (km)
Đáp số : 70,48 km 
- HS đọc đề. (CHT)
- HS làm bài.
 Bài giải
Nếu x = 0 thì 2,5 x 0 < 7
Nếu x = 1 thì 2,5 x 1 < 7
Nếu x = 2 thì 2,5 x 2 < 7
Nếu x = 3 thì 2,5 x 3 > 7 
Vậy x = 0,1,2 thì 2,5 x x < 7
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
..
Khoa học
SẮT, GANG, THÉP
 I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.
II.CHUẨN BỊ:
	- Hình vẽ trong SGK trang 48,49/SGK.
	- Đinh, dây thép (cũ và mới).	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
.Kể tên một số đồ dùng bằng tre, mây song mà em biết? 
.Nêu cách bảo quản tre, mây, song có trong nhà em?
- Nhận xét.
- Đòn gánh, bộ bàn ghế tiếp khách, rổ, rá, tủ, giá để đồ, ghế.
- Không để nơi ẩm mốc, sơn dầu.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
- YCHS đọc/48 để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
+ Sắt có tính chất gì? 
+ Gang và thép đều có thành phần nào chung? 
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
- GV kết luận
Hoạt động 2: Công dụng, cách bảo quản sắt, gang, thép.
- GV: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt.thực chất được làm bằng thép.
- YCHS quan sát H/48,49/SGK và nêu câu hỏi:
+ Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì? 
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép?
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
- Kết luận.
* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- YCHS đọc ghi nhớ.
- Nghe.
- HS đọc. (HTT) 
+ Trong tự nhiên, sắt có trong các thiên thạch.
+ Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn dập. Có màu trắng sáng có ánh kim.
+ Thành phần chung là hợp kim của sắt và các-bon.
+ Gang: Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
+ Thép: Cứng, bền, dẻo 
- Nghe.
- HS thực hiện, trình bày, nhận xét. (HTT) 
+ Thép: Đường ray tàu hỏa ; lan can nhà ở; cầu; dao, kéo, dây thép ; Các dụng cụ được dùng để mở ốc, vít.
+ Gang: Nồi 
- Được làm bằng gang: nồi chảo 
- Được làm bằng thép: dao, kéo, cày, cuốc, máy móc, cầu.
- Rửa sạch, cất ở nơi khô ráo.
+ Gang: sử dụng cẩn thận vì chúng dễ vỡ 
+ Thép: dễ bị gỉ do vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
- HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
..
Đạo đức
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
 - Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em .
II.CHUẨN BỊ: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YCHS đọc ghi nhớ.
- YCHS nhận xét.
- HS trả lời.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
- YCHS đọc truyện “Sau đêm mưa”.
- Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
- YC nhóm lên đóng vai.
- YCHS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi 
+ Các bạn nhỏ trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn nhỏ?
* Kết luận.. 
- YCHS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1/21.
- YCHS đọc yc.
- YCHS trình bày cá nhân .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Qua bài giáo dục HS phải kính già,yêu trẻ theo gương Bác Hồ.Dù bận nhưng Bác vẫn quan tâm đến người già và em nhỏ.
- Nghe.
- Lớp lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4, phân công vai và chuẩn bị vai theo nội dung truyện.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Tránh sang một bên nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm tay cụ già và Sâm đỡ tay em nhỏ.
+ Vì bà cụ cảm động trước hành động của các bạn nhỏ.
+ Biết tôn trọng người già và giúp đỡ em nhỏ. 
- HS đọc. (CHT)
- HS làm việc cá nhân. Vài em trình bày cách giải quyết.
+ Cách d: Thể hiện sự chưa quan tâm, yêu thương em nhỏ.
+ Cách a,b,c: Thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
..
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2019
Chính tả
 (Nghe-viết)
MÙA THẢO QUẢ
I.MỤC TIÊU: 
- Viết đúng CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT(2) b, hoặc BT (3) b.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập để làm BT 2b, BT 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
- YCHS viết bảng con: cải thiện, khắc phục, suy thoái. 
- YCHS nhận xét.
- HS viết bảng con.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- YCHS đọc đoạn viết.
- Nêu nội dung đoạn viết? 
- Hướng dẫn HS viết từ khó trong đoạn văn.
- YCHS đọc từ khó.
- GV đọc bài cho HS viết 
- GV đọc lại cho HS dò bài.
- GV chữa lỗi và chấm 1 số vở nhân xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2b: 
- YCHS đọc đề.
- Tổ chức trò chơi: Thi viết nhanh.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3b: 
- YC đọc đề.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- GV chốt lại.
- Nghe.
- HS đọc bài. (HTT) 
- Tả hương thơm của thảo quả, sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
- Từ khó: kín đáo ; ẩm ướt ; mưa rây bụi ; khép miệng ; bỗng rực lên ; chon chót ; hắt lên.
- 1HS đọc lại. (CHT)
- HS viết bài.
- HS dò lại bài. Từng cặp HS đổi tập soát lỗi.
- 1HS đọc. (CHT)
- HS chơi trò chơi: thi viết nhanh.
+ Bát: bát ngát, bát ăn,
+ Bác: chú bác, bác trứng, bác học
+ Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt lưới
+ Mắc: mắc mùng, mắc áo, mắc nợ
+ Tất: tất cả, tất bật, tất nhiên
+ Tấc: tấc đất, dài một tấc
+ Mứt: hộp mứt, mứt dừa
+ Mức: mức độ, vượt mức, mức ăn. 
- 1HS đọc yêu cầu bài tập đã chọn. (CHT)
- HS làm việc theo nhóm 2.
- KQ:
+ an/at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt, ràn rạt.
+ ang/ac: khang khác, nhang nhác, bàng bạc, càng cạc.
+ ôn/ôt: sồn sột, mồn một, dôn dốt,
+ un/ut: vùn vụt, vun vút, ngùn ngụt,
+ ông/ôc: xồng xộc, công cốc, tông tốc,....
+ ung/uc: sùng sục, trùng trục, cung cúc, khùng khục,..
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
PCTT: CÁC HIỂM HOẠ KHÁC
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh nắm được:
 - Nguyên nhân của các hiểm họa: Giông và sét, lốc, mưa đá, hoả hoạn.
 - Tác hại của: Giông và sét, lốc, mưa đá, hoả hoạn.
 - Một số việc cần làm để phòng các hiểm họa: Giông và sét, lốc, mưa đá, hoả hoạn.
II. Đồ dùng :
 -GV và HS : Sách giới thiệu về phòng ngừa thảm hoạ cho HS Tiểu học.
 -GV : Tranh tư liệu về giông và sét, lốc, mưa đá, hoả hoạn, bảng nhóm, 8 tờ giấy A0, 5 bút dạ, băng dính 2 mặt. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 25’ 
- Cho HS kể các loại hiểm hoạ mà em biết ngoài những hiểm hoạ vừa học?
- GV ghi bảng.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểm hiểm họa giông và sét: 25’
- Trước cơn mưa rào em thường thấy gì?
- Hãy nêu tác hại của giông và sét?
Giáo viên chốt: (SGK)
- Cho thảo luận và ghi kết quả trên bảng nhóm.
- Em hãy nêu những việc làm để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị sét đánh.
Giáo viên chốt : (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiểm họa lốc :20’
Giáo viên trình chiếu. 
Giáo viên nêu nhiệm vụ:
- Em quan sát và cho biết lốc có những tác hại gì?
- Cho HS thảo luận?
- Em nên làm gì khi có lốc?
Giáo viên chốt (SGK)
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiểm họa mưa đá: 20’
- Giáo viên cho học sinh nêu các loại mưa thường gặp ở nước ta?
- Giáo viên giảng giải để học sinh hiểu về mưa đá.
- Theo em mưa đá nguy hiểm như thế nào?
- Giáo viên trình chiếu và nêu nguyên nhân, tác hại của mưa đá.
- Em làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình?
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức.
Giáo viên chốt : (SGK) 
4. Củng cố- Dặn dò:
- HS chuẩn bị bài này tiết 2
- HS kể.
- Giông và sét
- HS trao đổi cặp đôi, trả lời trước lớp.
- HS khác bổ sung 
-HS 4 nhóm thảo luận và ghi kết quả trên bảng nhóm.
- Trưng bày bảng nhóm.
- HS đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ 
- HS quan sát
- HS trao đổi nhóm, trả lời.
- HS khác bổ sung 
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS thi tiếp sức ghi những việc em sẽ làm để bảo vệ bản thân và gia đình.
- HS chơi.
...............................................................................
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2019
Luyện Tiếng Việt
ÔN QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Củng cố kiến thức 
Gọi HS nêu khái niệm về quan hệ từ và lấy ví dụ.. 
HĐ2 : Hướng dẫn ôn luyện:
Bài tập 1 : Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.- Gọi HS trình bày.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các ca sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn ghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi.
- Gọi HS lên bảng điền.
- GV cùng HS nhận xét.
HĐ3.Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu
- HS chú ý.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
- HS đọc lại yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày.
- HS nhận xét bạn.
- HS đọc lại yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
..............................................................................................
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU: 
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1,2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3 ; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
II.CHUẨN BỊ: Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- Thế nào là quan hệ từ? 
- Đặt câu có cặp từ chỉ quan hệ tăng tiến.
- Nhận xét.
- Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Bạn Lan không những học giỏi mà còn rất ngoan ngoãn. 
- Cả lớp nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “Luyện tập về quan hệ từ”.
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.	
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
Bài 3:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài.
* GDBVMT: HS thấy được vẽ đẹp của thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
Bài 4:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài (HT đặt 1 trong 3 từ, HTT đặt câu với cả 3 từ).
- YCHS nhận xét.
- Nghe.
- 1HS đọc. (CHT)
- HS làm bài, 1HS bảng lớp.
- KQ:
.Quan hệ từ: của, bằng, như, như
.Quan hệ từ và tác dụng:
- của nối cái cày với người H,mông.
- bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen.
- như nối vòng với hình cánh cung.
- như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- HS đọc.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
+ Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
+ Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
+ Nếu  thì : biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
- HS đọc. (CHT)
- HS điền quan hệ từ vào,lần lượt trình bày.
- KQ: a) và ; b) và, ở, của.
 c) thì, thì ; d) và, nhưng
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm việc cá nhân, sửa bài.
VD:
.Em dỗ mãi mà em không nín khóc.
.Học sinh lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
.Cô ca sĩ thể hiện bài hát bằng tất cả tâm hồn mình.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
....................................................................................................
Luyện toán
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1.Củng cố kiến thức .
- HS nêu quy tắc.
HĐ2. Hướng dẫn ôn luyện:.
Bài tập 1 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 2 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 3 : 
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít, mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- HS chú ý.
- HS nêu yêu cầu của đề.
- HS thực hiện vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của đề
- HS theo dõi cách thực hiện
- HS thực hiện vào vở
 - HS nhận xét
- HS đọc đề.
- HS thực hiện vào vở.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
...........................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc