Giáo án Tổng hợp 5 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020
KỂ CHUYỆN
TIẾT 7. CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên.
- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện
- Biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây trên đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước .
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Bài mới
Hoạt động 1: GV kể chuyện (7/)
Mục tiêu: Nghe GV kể chuyện và quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
Cách tiến hành:
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh và giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 2: Kể chuyện(15/)
Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên.
Cách tiến hành:
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề
- 1HS đọc yêu cầu của đề:
+ .Dựa vào lời kể của thầy giáo (cô giáo) và các tranh vẽ kể lại từng đoạn câu chuyện
+. Kể toàn bộ câu chuyện.
- GV giao việc.
- HS làm việc trong nhóm 4
b. HS kể chuyện
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. ( 2 lượt )
- Cho HS xung phong kể lại cả câu chuyện.
- GV nhận xét cho từng em.
Hoạt động 3: Tìm ý nghĩa câu chuyện(5/)
Mục tiêu: Hiểu được nội dung chính của từng đoạn , hiểu ý nghĩa của câu chuyện
Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm 2:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em nào biết ông bà đã dùng lá, rễ cây gì để chữa bệnh?
- HS trình bày.
- GV kết luận về ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- Nhận xét thái độ học tập của bạn.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng . Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, "nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình" (Tựa "Tâm lĩnh"). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới. Ông làm nghề bốc thuốc cứu dân. Là đại danh y của dân tộc. 3. Tìm hiểu về khu mộ của Lê Hữu Trác. (15/) Em biết khu mộ Lê Hữu Trác Hiện nay ở đâu không? ( Xã Sơn Trung , HS, HT)? ? kể về khu mộ những điều mà em biết? - HS kể trước lớp . - Gv trình chiếu các hình ảnh về khu mộ và tượng đài Lê Hữu Trác cho HS xem. GV vừa giảng giải. - HS kể lại và mô tả theo từng tranh, 4. Củng cố dặn dò. (2/) ? Từ Sơn Trà chúng ta đi tham quan khu mộ bằng con đường nào ? Hôm nay các em đã tìm hiểu về khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .Có dịp chúng ta sẽ cùng đến tham quan di tích lịch asuwr văn hóa này . - Gv nhận xét tiết học. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2019 TOÁN TIẾT 33. KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiếp) I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết ban đầu về khái niệm số thập phân( các dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân( gồm phần nguyên và phần thập phân). - Biết đọc, viết các số thập phân dạng đơn giản thường gặp. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: (5/) Một số HS lên bảng viết, đọc các số thập phân: 0, 4; 0, 002; 0, 0005. - GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài: (1/) - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3..Bài mới : Giới thiệu khái niệm về số thập phân. (13/) Mục tiêu: Nhận biết ban đầu về khái niệm số thập phân( các dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân( gồm phần nguyên và phần thập phân). Cách tiến hành: a. Ví dụ: - GV treo bảng phụ có viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc. - GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi: Đọc và cho cô biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét? - GV yêu cầu: Em hãy viết 2m7dm thành số đo có 1 đơn vị đo là mét. - HS viết và trình bày kết quả - HS nhận xét. - GV giới thiệu: 2m7dm hay 2m được viết thành 2,7m. - GV viết bảng: 2m7dm = 2m = 2,7 m. - GV giới thiệu: 2,7 m đọc là hai phẩy bảy mét. Tương tự với các dòng còn lại. b. Cấu tạo của số thập phân - GV viết to lên bảng số: 8,56 ; yêu cầu HS đọc số, quan sát và hỏi: ? Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần? - HS trình bày ý kiến - HS nhận xét. - GV giới thiệu : Số thập phân gồm hai phần: Phần nguyên và phần thập phân; những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về ohần thập phân. Lưu ý: Với số 8,56 không nói phần thập phân là 56 mà phần thập phân của số này là . 4. Luyện tập(14/) Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết các số thập phân dạng đơn giản thường gặp. Cách tiến hành: + Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau - HS tự đọc trong SGK sau đó đứng tại chỗ đọc to để cả lớp cùng nghe. GV nhận xét.( Lưu ý tới những HS yếu) + Bài 2:Viết các hỗn sau thành phân số thập phân rồi đọc số đó - HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số thập phân rồi tự làm bài - GV theo dõi chung, giúp đỡ HS yếu. - HS chữa bài: 5,9 ; 82,45 ; 810, 225. + Bài 3:(K- G) - Viết các số thập phân thành phân số thập phân: - HS tự làm bài. GV theo dõi chung, giúp đỡ HS yếu ( Lưu ý: Những HS yếu không yêu cầu hoàn thành tất cả BT tại lớp) - GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa bài. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KỂ CHUYỆN TIẾT 7. CÂY CỎ NƯỚC NAM I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. - Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện - Biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây trên đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước . - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài (1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Bài mới Hoạt động 1: GV kể chuyện (7/) Mục tiêu: Nghe GV kể chuyện và quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Cách tiến hành: - GV kể lần 1. - GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh và giải nghĩa từ khó. Hoạt động 2: Kể chuyện(15/) Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. Cách tiến hành: a. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề - 1HS đọc yêu cầu của đề: + .Dựa vào lời kể của thầy giáo (cô giáo) và các tranh vẽ kể lại từng đoạn câu chuyện +. Kể toàn bộ câu chuyện. - GV giao việc. - HS làm việc trong nhóm 4 b. HS kể chuyện - HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. ( 2 lượt ) - Cho HS xung phong kể lại cả câu chuyện. - GV nhận xét cho từng em. Hoạt động 3: Tìm ý nghĩa câu chuyện(5/) Mục tiêu: Hiểu được nội dung chính của từng đoạn , hiểu ý nghĩa của câu chuyện Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 2: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em nào biết ông bà đã dùng lá, rễ cây gì để chữa bệnh? - HS trình bày. - GV kết luận về ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Nhận xét thái độ học tập của bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau –––––––––––––––––––––––––––––––––––– LỊCH SỬ TIẾT 7. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. Mục tiêu: - Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 03-2-1930; Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Biết lí do Hội nghị tổ chức thành lập Đảng: Thống nhất 3 tổ chức Đảng cộng sản. + Hội nghị ngày 3-2 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Chân dung Nguyễn Ái Quốc, Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5/) - 2 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi sau: + Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài? + Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới. (1/) - Quan sát ảnh chân dung Nguyễn Ái Quốc . - Gv giới thiệu bài 3. Bài mới: HĐ1. Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản(10/) Mục tiêu: Biết lí do Hội nghị tổ chức thành lập Đảng. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi sau: + Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với cách mạng Việt Nam? + Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì? + Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất? Vì sao? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS nhận xét. - GV nhận xét và kết luận. HĐ2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (9/) Mục tiêu: Biết Hội nghị ngày 3-2 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 đọc SGK và tìm hiểu: + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? + Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì? + Nêu kết quả hội nghị? - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét và kết luận. ? Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật. HĐ3. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (7/) Mục tiêu: Biết ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Cách tiến hành: - HS tìm hiểu cá nhân: + Sự thống nhất của ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam? + Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển thế nào? - HS trình bày kết quả - HS nhận xét và bổ sung. - GV kết luận 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Nhận xét thái độ học tập của bạn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh. –––––––––––––––––––––––––––––––––– KHOA HỌC TIẾT 13. PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. - KNS: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở . II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. - Hình minh hoạ trang 29 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5/) - Ba HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét? +Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh sốt rét? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới Hoạt động 1: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết(13/) Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2. - HS đọc thông tin và làm BT trang 28 SGK - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét; chốt lại đáp án: 1 – b ; 2 – b ; 3 – a ; 4 - b ; 5 – b - GV: Cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao? - Kết luận Hoạt động 2: Những việc nên làm để đề phòng bệnh sốt xuất huyết(10/) Mục tiêu: Giúp HS: Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt . Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận tìm và nêu những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế(5/) Mục tiêu: Củng cố giúp HS ghi nhớ cách diệt muỗi . Cách tiến hành: - HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy. - HS nhận xét. - GV nhận xét và chốt kiến thức: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Nhận xét thái độ học tập của bạn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2019 TOÁN TIẾT34. HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu Biết : - Tên các hàng của số thập phân. - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân. III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ(5/) - 3 HS lên bảng làm BT sau: viết và đọc các số thập phân sau: 2,45 ; 3,212 ; 34, 671. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài (1/) 3.Bài mới : Giới thiệu về các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân(12/) Mục tiêu Biết : - Tên các hàng của số thập phân. - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân. Cách tiến hành: a. Các hàng và quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau của số thập phân. - GV giới thiệu số thập phân: 375,406 và phân tích vào bảng (như SGK): - HS quan sát và đọc bảng phân tích trên. +Dựa vào bảng hãy nêu các hàng của phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong các số thập phân? + Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau? Cho ví dụ? +Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấyđơn vị của hàng cao hơn liền trước? Cho ví dụ? + Em hãy nêu rõ các hàng của số 375,406? + Phần nguyên của số này gồm những gì? + Em hãy viết số thập phân gồm 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn. +Em hãy nêu cách viết số của mình? + Em hãy đọc số này? + Em đã đọc số thập phân này theo thứ tự nào? b. GV viết lên bảng số: 0,1985 và yêu cầu HS nêu rõ cấu tạo theo hàng của từng phần trong số thập phân trên. - HS đọc số thập phân trên. 4.Luyện tập: (15/) Mục tiêu: Biết đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2( a,b). + Bài 1: Đọc mỗi số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng - HS tự đọc trong SGK sau đó đứng tại chỗ đọc số và nêu theo yêu cầu để cả lớp cùng nghe và nhận xét. + Bài 2: (a,b)Viết số thập phân - HS đọc yêu cầu. GV đọc từng số - HS nghe và viết số. - GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa bài 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Nhận xét thái độ học tập của bạn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 14. TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ; đọc diễn cảm được toàn bài , ngắt nhịp đúng theo thể thơ tự do. - Hiểu nội dung bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và mơ ước về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. - Trả lời được các câu hỏi cuối bài - Học thuộc lòng bài thơ.( 2 khổ thơ ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh giới thiệu về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. III. Hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - Em hãy kể lại câu chuyện Những người bạn tốt và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao nghệ sĩ A- ri- ôn phải nhảy xuống biển? + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng quý ở điểm nào? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV giới thiệu ảnh công trình thuỷ điện Hoà Bình. 3. Bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc(9/) Mục tiêu: Biết đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ; ngắt nhịp đúng theo thể thơ tự do. Cách tiến hành: - 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn đọc. - HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - HS luyện đọc từ ngữ: chơi vơi, ngẫm nghĩ, ngày mai, Ba- la- lai- ca,... - HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - GV giải thích các từ ngữ sau: Cao nguyên, trăng chơi vơi. - HS đọc cả bài - GV diễn cảm bài thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (8/) Mục tiờu: - Hiểu nội dung bài thơ: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la- lai- ca trong ánh trăng và mơ ước về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. - Trả lời được các câu hỏi cuối bài Cỏch tiến hành: -1HS đọc bài thơ- TLCH: + Những chi tiết nào gợi lên hình ảnh đêm trăng trong bài rất tĩnh mịch?( Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ;...) + Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động?( Vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng,...) +Tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ?( Tuỳ sự cảm nhận của mỗi HS) + Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?( Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên ngẫm nghĩ;...) ? Hình ảnh Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên nói lên sức mạnh của con người như thế nào? Từ bỡ ngỡ có gì hay? - HS trình bày ý kiến- HS nhận xét. GV kết luận. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm(10/) Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ; đọc diễn cảm được toàn bài , ngắt nhịp đúng theo thể thơ tự do. - Học thuộc lòng bài thơ.( 2 khổ thơ ) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - GV treo bảng phụ chép khổ thơ HS luyện đọc. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. - HS thi đọc thuộc lòng. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - ? ý nghĩa bài thơ? ( Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.) - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT 7. NHỚ ƠN TỔ TIÊN I. Mục tiêu: - Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. - Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập, tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương. - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về nhớ ơn tổ tiên. III. Hoạt động dạy học 1.Bài cũ (5/) Nêu ghi nhớ bài : Có chí thì nên. 2. Giới thiệu bài: (1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện :Thăm mộ(10/) Mục tiêu: Biết trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Trong bức tranh có những ai? Bố và Việt đang làm gì? - 1HS đọc bài “ Thăm mộ” - Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 2: + Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? + Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? + Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ? + Qua câu chuyện trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao? - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. - GV nhận xét và rút ra kết luận. 2HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 14. Hoạt động 2:Thế nào là biết ơn tổ tiên? (10/) Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành BT trong VBT - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. GV kết luận. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân(5/) Mục tiêu: Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 2, đưa ra cho bạn cùng nhóm những việc mình đã làm và sẽ làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV khen các nhóm có nhiều việc làm đúng và khuyến khích những nhóm còn yếu. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành(2/) - Sưu tầm các bài báo, tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương, các câu ca dao tục ngữ về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Buổi 2. TẬP LÀM VĂN TIẾT 13. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Xác định được các đoạn mở bài, thân bài, kết bài của bài văn( BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn ( BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học: Một số hình ảnh minh hoạ cảnh sông nước. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV yêu cầu một số HS: Em hãy trình bày lại dàn ý hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm ở tiết tập làm văn trước - GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài(1/) GV nêu nhiệm vụ học tập. 3. Luyện tập(27/) * GV tổ chức cho HS làm BT: + Bài 1: Đọc bài Vịnh Hạ Long, trả lời câu hỏi - Gọi 1 - 2 HS đọc bài- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ để TLCH - GV nêu từng câu hỏi- HS trình bày; GV nhận xét, bổ sung - GV trình bày lên bảng; HS theo dõi. + Bài 2: Lựa chọn câu mở đoạn thích hợp nhất cho mỗi đoạn văn - HS đọc yêu cầu và tự làm bài. - HS chữa bài; GV nhận xét, bổ sung: Đoạn 1: Điền câu (b) vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày. Đoạn 2: Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. + Bài 3: Hãy viết một câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở BT2 - GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_5_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc