Giáo án Tổng hợp 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020
KHOA HỌC
TIẾT 5. CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai .
- KNS: Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 12, 13 SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- HS trong nhóm thảo luận cõu hỏi ? Cơ thể người được hình thành như thế nào?
- Các nhóm thực hiện.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả
- GV kết luận.
2. Giới thiệu bài mới (2/)
- Gv giới thiệu vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với SGK(8/)
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 :
Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK để trả lời câu hỏi:
? Phụ nữ có thai nên và không nên gì ? Tại sao?
- Các nhóm thực hiện.
- Báo cáo kết quả
Kết luận: Phụ nữ có thai cần:
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng;
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma tuý ;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái;
- Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ;
- Đi khám định kỳ: 3 tháng 1 lần;
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp(8/)
Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân:
+ Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
Kết luận :
- Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố.
- Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xẩy ra khi sinh con.
Hoạt động 3: Đóng vai(10/)
Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
Cách tiến hành:
+ B1. Thảo luận cả lớp
GV yêu cầu HS thảo luận:
? Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
+ B2. Làm việc theo nhóm 6:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề “ Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai” .
- Trình diễn trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với phụ nữ có thai.
4. Củng cố, dặn dò (3/)
- Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nêu nội dung chính của bài?
- Nhận xét thái độ học tập của các bạn.
h, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. - GV theo dõi uốn nắn. * Thi kể chuyện trước lớp: - HS thi kể chuyện và nêu suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện. - GV cùng cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề tài, bạn KC hay nhất trong tiết học 4. Củng cố, dặn dò (3/) - Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LỊCH SỬ TIẾT 3. CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I. Mục tiêu: - Thuật lại được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. - Biết tên một số người lãmh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương. - Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Biết tên một số đường phố, trường học ... mang tên những nhân vật nói trên. - Biết phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa( K- G) II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885, có các vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, toà Khâm Sứ. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) ? Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? ? Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới (2/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Bài mới Hoạt động 1: Người đại diện phía chủ chiến (7/) Mục tiêu: - Biết được một số nét chính về tình hình nước ta sau kki triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa- tơ- nốt. - Biết người đại diện phía chủ chiến. - Biết phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa( K- G) Cách tiến hành: ( làm việc cả lớp) - GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau kki triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884) - HS đọc SGK suy nghĩ TLCH: ? Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn. ? Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp - GV chốt lại kiến thức. Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế (10/) Mục tiêu: Thuật lại được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. Cách tiến hành:( làm việc theo nhóm) GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế? ? Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại?) - HS cử đại diện trình bày - HS nhận xét - GV kết luận. Hoạt động 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương (8/) Mục tiêu: Biết tên một số người lãmh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương. Cách tiến hành: - HS nghiên cứu SGK và trả lời: + Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta? + Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần vương? - GV tóm tắt nội dung. 4. Củng cố, dặn dò (3/) - Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nêu nội dung chính của bài? - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX.” –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (AN TOÀN GIAO THÔNG) BÀI 1. BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I Mục tiêu - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học. - Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới . - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông. - Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc hình vẽ. - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường . II.Đồ dùng dạy học - 2bộ biển báo - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. HĐ1. Trò chơi phóng viên Gv tổ chức cho HS đóng vai phóng viên báo "Bạn đường"hỏi các bạn các câu hỏi mà đã chuẩn bị . PV hỏi : - ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào ? - Những biển báo đó được đặt ở đâu? - Những người có nhà ở gần biển báo hiệu đó có biết nội dung của các biển báo hiệu đó không ? -Theo bạn , nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu GT? Kết luận :Việc trả lời phóng vấn vừa rồi cho thấy các em đã thực hiện tốt bài tập , chúng ta đã hiểu rõ sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông . Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông. 3. HĐ2. Ôn lại các biển báo hiệu đã học GV chia lớp thành 4 nhóm , giao cho mỗi nhóm 5 biển báo hiệu khác nhau . GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu lên bảng : - Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển hiệu lệnh - Biển chỉ dẫn GV HD các nhóm cầm biển báo gắn lên bảng đúng vào mỗi nhóm , rồi đọc tên của biển báo hiệu đó . Cả lớp theo dõi nhận xét . Kết luận : Biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn GT ; thực hiện đúng điều qui định của biển báo hiệu GT là thực hiện đứng Luật ATGT. 4. HĐ3. Nhận biết các biển báo hiệu giao thông. B1. Nhận dạng các biển báo hiệu GV GV viết lên bảng tên 3 nhóm biển báo - Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển chỉ dẫn Gv gọi 3 HS . Mỗi em cầm 3 biển báo mới . GVYC gắn biển báo vào từng nhóm thích hợp. - Viết tên từng biển báo . Kết luận : Biển báo hiệu GT gồm 5 nhóm biển ( chúng ta chỉ học 4 nhóm ) . Đó là hiệu lệnh bắt buộc phải theo, là những điều nhắc nhở phải cẩn thận hoặc những điều chỉ dẫn, những thông tin bổ ích trên đường. B2. Tìm hiểu tác dụng của các biển báo hiệu mới . * Biển báo cấm GV cho HS so sánh 2 biển báo cấm - Tìm điểm khác nhau để xác định nội dung, tác dụng của biển : Cấm rẽ trái( 123a); Cấm rẽ phải( 123b); Cấm xe gắn máy( 111a) * Biển báo nguy hiểm Những biển báo hiệu này thường đặt ở đâu? Tác dụng của chúng ? * Biển chỉ dẫn Những biển báo hiệu này thường đặt ở đâu? Nhằm mục đích gì? Kết luận : Khi gặp biển báo cấm , ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển . Đó là điều bắt buộc. - Khi gặp biển báo nguy hiểm , ta phải căn cứ vào nội dung báo hiệu của biển để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra . - Khi gặp biển chỉ dẫn, đó là người bạn đường báo cho ta biết những thông tin cần thiết khi đi đường . 5. HĐ4. Luyện tập - HS nối tiếp thi gắn đúng biển với tên biển. - HS tự vẽ 2 biển báo hiệu mà các em nhớ, có ghi tên biển . 6. Củng cố dặn dò . GV nhắc lại ý nghĩa của từng nhóm biển báo hiệu HS ghi nhớ ( SGK) -––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019 TOÁN TIẾT 13. LUYỆN TẬP CHUNG I Mục tiêu Biết : - Cộng, trừ phân số, hỗn số . - Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. - Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - Hai HS lên bảng làm BT: Chuyển phân số( hỗn số) thành hỗn số( phân số): ? ; 6? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu nội dung tiết học. 3. Luyện tập(27/) GV tổ chức cho HS làm và chữa bài. + BT 1a,b: HS thực hiện phép tính vào giấy nháp – 1 số HS lên bảng làm bài – Chữa bài Chẳng hạn : + = + = = - GV nhận xét + BT 2 a,b: HS làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra Chữa bài Chẳng hạn - = - = = + BT 4: HS nêu Yc bài GV HD cách làm bài HS làm vào vở theo mẫu. GV bao quát lớp GV giúp đỡ HS yếu, kém. + BT5 : HS đọc bài toán- Quan sát sơ đồ GV phân tích hướng dẫn HS tự làm bài – Chữa bài . Giải Quãng đường AB dài là : 12 : 3 x 10 = 40 ( km) Đáp số : 40 km - GV chấm, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: (2/) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 6. LÒNG DÂN (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - HS khá giỏi biết đọc vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. - Một vài đồ vật phục vụ cho HS đóng kịch. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới (2/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc( 9/) Mục tiêu: Biết đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. Cách tiến hành: - 1 HS khá đọc phần tiếp vở kịch. - HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp vở kịch. - GV giúp HS chia phần tiếp của vở kịch thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến lời nói chú cán bộ + Đoạn 2: Từ lời cai( Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm( Chưa thấy) + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc nối tiếp phần tiếp của vở kịch- GV lưu ý HS đọc đúng các từ địa phương( tía, mầy, hổng, chỉ, nè,...) - HS đọc nối tiếp – Giúp HS nắm nghĩa một số từ( tía, hổng, tẽn tò,...) - GV đọc mẫu. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(8/) Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) Cách tiến hành: - 1 HS đọc đoạn 1 - Cả lớp đọc thầm. ? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? - HS đọc thầm đoạn 2, 3 . ? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? ? Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân? - HS trình bày - HS nhận xét. GV nhận xét . Hoạt động 3: Đọc diễn cảm(10/) Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV chia lớp theo nhóm 4 - HS luyện đọc theo hình thức phân vai. - HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (2/) - Nêu nội dung chính của đoạn kịch? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài tập đọc tuần sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KHOA HỌC TIẾT 5. CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ? I. Mục tiêu: - Nêu được những việc nên hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai . - KNS: Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 12, 13 SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS trong nhóm thảo luận cõu hỏi ? Cơ thể người được hình thành như thế nào? - Các nhóm thực hiện. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả - GV kết luận. 2. Giới thiệu bài mới (2/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Bài mới Hoạt động 1: Làm việc với SGK(8/) Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 : Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK để trả lời câu hỏi: ? Phụ nữ có thai nên và không nên gì ? Tại sao? - Các nhóm thực hiện. - Báo cáo kết quả Kết luận: Phụ nữ có thai cần: - Ăn uống đủ chất, đủ lượng; - Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma tuý; - Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái; - Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; - Đi khám định kỳ: 3 tháng 1 lần; - Tiêm vắc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp(8/) Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân: + Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình. + Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? Kết luận : - Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố. - Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xẩy ra khi sinh con. Hoạt động 3: Đóng vai(10/) Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. Cách tiến hành: + B1. Thảo luận cả lớp GV yêu cầu HS thảo luận: ? Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ? + B2. Làm việc theo nhóm 6: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề “ Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai” . - Trình diễn trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với phụ nữ có thai. 4. Củng cố, dặn dò (3/) - Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nêu nội dung chính của bài? - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019 TOÁN TIẾT 14. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết: - Nhân, chia hai phân số. - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo . III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5/) HS nêu cách thực hiện các phép tính với phân số? Cho VD và thực hiện. 2.Giới thiệu bài (1/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Luyện tập (27/) Tổ chức cho HS làm và chữa bài + BT1: HS nêu Yc bài HS làm vào vở rồi chữa bài: Chẳng hạn: b) 2x 3= x = ; c) 1 : 1= : = = + BT 2: HS nêu yêu cầu BT và nêu cách làm. HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết. GV nhận xét. HS làm và chữa bài. Chẳng hạn : a, x + = x = - x = + BT 3: HS nêu YC bài GV HD cách làm bài HS trình bày theo mẫu: 2m 15cm = 2m + m = 2m HS tự làm bài và chữa bài . GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––-––––––––––––––––– TẬP LÀM VĂN TIẾT 5. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào ; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. II. Đồ dùng dạy học: - Những ghi chép của HS khi quan sát một cơn mưa. - Bảng phụ; bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - Kiểm tra bảng thống kê của tiết TLV trước. - GV nhận xét 2. Giới thiệu bài mới (2/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Luyện tập(25/) Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK - Cả lớp đọc thầm bài Mưa rào, trao đổi theo nhóm 2, TLCH : + Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến? + Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa? + Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa? + Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào? - Lần lượt HS trả lời các câu hỏi trên. GV nhận xét bổ sung. Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu của BT 2 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS dựa trên kết quả quan sát, tự lập dàn ý vào vở. GV bao quát lớp. - Một số HS trình bày ; HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò (3/) - Tiết học này chúng ta học được nội dung gì ? - Nhận xét thái độ học tập của các bạn. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT 3. CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH(TIẾT 1) I. Mục tiêu HS : - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình . - Khi có việc gì sai biết nhận và sửa chữa . - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình . KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( Biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động ; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa ) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập - Bảng phụ; thẻ màu. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - Là một HS lớp 5, em có suy nghĩ gì? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Bài mới HĐ1. Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức(8/) - 1 HS đọc truyện - Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 2: + Đức đã gây ra chuyện gì? + Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó? + Sau khi gây chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai? + Khi gây chuyện Đức cảm thấy thế nào? + Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy? - GV nhận xét và chốt kiến thức( Ghi nhớ trong SGK) HĐ2: Làm BT 1, SGK(9/) - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. + HS thảo luận và hoàn thành kết quả thảo luận vào giấy. + HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c), (đ), (e) không phải là biểu của người sống có trách nhiệm. HĐ3: Bày tỏ thái độ ( BT 2, SGK) (8/) - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT 2 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. - GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. - GV kết luận: Tán thành ý kiến (a), (đ); không tán thành ý kiến (b), (c), (d). 4. Hướng dẫn thực hành: (4/) - Về nhà sưu tầm những câu chuyện, bài bài báo kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình. - Tìm hiểu xung quanh những tấm gương của một bạn mà em biết đã có trách nhiệm với việc mình làm. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019 TOÁN TIẾT 15. ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu Làm được các bài tập về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - Nêu các bước thực hiện Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ; Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó? - GV nhận xét 2.Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học. 3. Ôn tập(15/) a. Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - GV gọi HS đọc đề bài. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? - HS vẽ sơ đồ và giải bài toán. ? Hãy nêu cách vẽ sơ đồ? + Vì sao để tính số em bé em lại thực hiện 121 : 11 5 ? + Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó? - GV nhận xét và chốt kiến thức. b. Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó Tiến hành tương tự bài toán trên. 4. Luyện tập(12/) GV tổ chức cho HS làm và chữa bài + BT 1 : HS đọc bài toán Tóm tắt bài toán - Vẽ sơ đồ Tìm các bước giải. HS làm và nêu kết quả GV nhận xét 5. Củng cố, dặn dò: (2/) - GV nhận xét tiết học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 6. LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu: - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp( BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ ( BT2) - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu , viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa ( BT3) . - Biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3( K- G) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5/) - HS trong nhóm : kiểm tra làm BT 3, 4b, 4c trong tiết LTVC trước. - Các nhóm thực hiện. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả - GV kết luận. 2. Giới thiệu bài mới (2/) - Gv giới thiệu vào bài. 3. Hướng dẫn HS làm BT(25/) Bài 1: - GV nêu yêu cầu của BT - HS đọc thầm nội dung BT, quan sát tranh minh họa, làm bài tập vào vở - GV mời 2- 3 HS làm trên bảng nhóm. - HS đọc bài đã điền- GV chữa bài; chốt lại lời giải đúng: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp. Bài 2: - HS đọc nội dung BT - GV giải thích từ ngữ khó trong câu tục ngữ: Lá rụng về cội. - HS trao đổi, thảo luận - GV kết luận đi đến lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu. GV nhắc HS nhớ sử dụng từ đồng nghĩa. - GV mời 1- 2 HS giỏi nói một vài câu làm mẫu - HS làm bài vào vở. - HS đọc bài viết - GV cùng cả lớp bình chọn bạn viết được đoạn văn hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò (3/) - Ti
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_5_tuan_3_nam_hoc_2019_2020.doc