Giáo án Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Cảm xúc của bé

- Khi các bạn tức giận mặt như thế nào vậy? Con thể hiện sự tức giận đi.

- Ngoài vui, buồn, tức giận còn có sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ nữa.

-Cô cho trẻ xem gương mặt sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ.

- Con hãy thể hiện gương mặt sự hãi, ngạc nhiên và xấu hổ đi nào.

-Cô cho trẻ xem tranh các gương mặt: Sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. Cho nhóm khác lên nói lại từng tranh.

- Cô đố các bạn: Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi, người ta gọi đó là gì?

=> Các bạn ơi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi đó là những cảm xúc của chúng ta đấy. Và bạn nào cũng có những cảm xúc đấy. Khi gặp từng sự việc các bạn hãy thể hiện đúng cảm xúc nhe.

Cô thấy các bạn thể hiện rất hay các cảm xúc nên cô sẽ cho các bạn thi tài với nhau nhe.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7185 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Cảm xúc của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhánh 2: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
- Hoạt động: Khám phá khoa học
 - Đề tài: CẢM XÚC CỦA BÉ
- Ngày dạy: Thứ 5, ngày 16 tháng 10 năm 2014.
- Đánh giá chỉ số: CS 35 Nhận biết các trạng thái cảm xúc, vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác
A./ THỂ DỤC SÁNG: 
B./ HOẠT ĐỘNG HỌC: 
I./ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: - Nhận biết các trạng thái cảm xúc, vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác( CS 35)
 - Phân biệt được những trạng thái cảm xúc biểu hiện trên gương mặt vui, buồn, ngạc nhiên tức giận.
 2. Kỹ năng: - Nhận biết và nói được một số trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói khi tiếp xúc trực tiếp hoặc của tranh ảnh( MC 1: 35)
	Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và cảm xúc thẩm mỹ.
 3.Thái độ : Trẻ có thái độ đúng với hoàn cảnh và con người.
II./ Chuẩn bị: 
 1. Không gian tổ chức: Trong lớp.
 2. Cô: Giáo án power point, tranh , bút lông.
 3. Trẻ: Tâm trạng thoải mái
 4. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành, trò chơi.
III./ Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Cô cho trẻ hát bài : “ Rửa mặt như mèo”
-Hôm nay cô cũng có một số tranh nói về gương mặt người. Cô và cả lớp cùng nhau khám phá xem có gì đặc biệt nhe.
-Trẻ hát cùng cô
-Dạ.
2 . Đi vào thế giới cảm xúc của trẻ: (MC1 : 35)
- Cô mời đại diện 4 nhóm lên nhận 4 gương mặt cảm xúc khác nhau
-Cho 4 nhóm thảo luận. Từng đại diện của tổ lên nói về tranh của mình đã chọn
* Gương mặt cười:
-Nhóm con đã chọn gương mặt gì?
- Khi các bạn cười gương mặt mình như thế nào?
- Trời tối, trời sáng. Cô đưa món quà ra.
-Con có vui không. Vậy chúng ta cười khi nào? Hôm nay các bạn có vui không? Con hãy cười cho cả lớp xem đi.
- Các bạn trong nhóm cùng thể hiện gương mặt cười.
-Cho trẻ xem tranh trên máy.
*Gương mặt buồn, khóc:
-Nhóm con chọn gương mặt gì?	
-Khi nào con buồn?
- Buồn gương mặt con như thế nào?
-Làm sao con biết là mình hay người khác đang buồn?
- Bạn nghĩ gì khi thấy người thân của mình khóc?
- Khi bạn buồn con sẽ làm gì để bạn không buồn nữa?
-Gương mặt khóc như thế nào?
- Khi nào thì các bạn khóc?
-Bạn sẽ làm gì khi thấy người khác khóc?
- Con thể hiện gương mặt khóc cho cô và các bạn xem đi.
-Cô cho trẻ xem gương mặt buồn và khóc.
*Gương mặt tức giận:
-Còn nhóm bạn chọn được hình gì?
-Nếu trong lớp bạn giành đồ chơi của con con cảm thấy như thế nào?
- Ngoài ra con còn tức giận khi nào nữa?
-Khi nào con biết được người khác đang giận? 
-Làm sao để người khác đừng giận con?
- Khi các bạn tức giận mặt như thế nào vậy? Con thể hiện sự tức giận đi.
- Ngoài vui, buồn, tức giận còn có sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ nữa.
-Cô cho trẻ xem gương mặt sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. 
- Con hãy thể hiện gương mặt sự hãi, ngạc nhiên và xấu hổ đi nào.
-Cô cho trẻ xem tranh các gương mặt: Sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. Cho nhóm khác lên nói lại từng tranh.
- Cô đố các bạn: Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi, người ta gọi đó là gì?
=> Các bạn ơi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi đó là những cảm xúc của chúng ta đấy. Và bạn nào cũng có những cảm xúc đấy. Khi gặp từng sự việc các bạn hãy thể hiện đúng cảm xúc nhe.
Cô thấy các bạn thể hiện rất hay các cảm xúc nên cô sẽ cho các bạn thi tài với nhau nhe.
3. Trò chơi thực hành trải nghiệm
- Trò chơi: Biểu diễn khuôn mặt
 +Cô cho từng tổ chọn ô số, tổ nào chọn được ô số nào thì tổ đứng lên biểu diễn gương mặt của cảm xúc đó.
-Trò chơi : Chọn đúng cảm xúc 
 + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội . Cô phát cho mỗi đội 1 tranh chứa các gương mặt và tranh các có cảm xúc khác nhau. Các con hãy dùng bút lông nối tranh với gương mặt cho phù hợp với xúc của mình.
 +Cô cho trẻ chơi, quan sát và nhận xét trò chơi.
-Trẻ lên chọn
-Nhóm thảo luận
- Dạ .Mặt cười
- Dạ mắt hơi híp, nheo, miệng thì mở ra,.. 
-Trẻ làm theo. 
-Dạ khi con vui, được cho quà,…. Dạ có.
-Trẻ thực hiện
-Trẻ quan sát.
- Dạ .Gương mặt buồn.
-Dạ khi bạn không chơi chung,..
-Dạ mắt nhìn xuống,miệng khép lại.
- Dạ ngồi 1 chỗ, không nói chuyện, khóc..
- Cảm thấy buồn theo, khóc theo,..
-Dạ đến gần an ủi bạn, nói chuyện với bạn.
-Miệng hơi há ra, măt hơi nhăn, có nước măt,…
- Dạ khi bị bạn đánh,..
-Dạ an ủi bạn.
-Trẻ thể hiện.
-Trẻ quan sát
- Dạ .Gương mặt tức giận
-Dạ tức giận
-Trẻ quan sát.
-Trẻ tự trả lời .
-Trẻ tự trả lời.
- Dạ. chia đồ chơi cho bạn, rủ bạn chơi,….
- Dạ nắm hai tay lại, nghiến răng, mắt mở to,..
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát
-Trẻ thể hiện
-Trẻ quan sát.
-Dạ là cảm xúc
-Dạ.
-Trẻ tham gia chơi
4.Hôm nay, cô cho các bạn trãi nghiệm những cảm xúc gì?
- Cô thấy các bạn hôm nay học ngoan nè. Nên cô sẽ cho các bạn vào góc chơi nhe.
 - Dạ vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ.
-Dạ
C./ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 
 Đề tài: TC Chuyền bóng bằng đĩa
a. Mục tiêu: 
 Kiến thức:
 - Trẻ biết tên trò chơi và biết chơi trò chơi “Chuyền bóng bằng đĩa”
 Kỹ năng:
	- Trẻ biết dùng đĩa lấy bóng một cách khéo léo.
	- Trẻ chơi trò chơi vận động hứng thú và đúng luật.
 Thái độ : 	
	- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi các hoạt động ngoài trời, đoàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi.
b. Chuẩn bị:
 - Không gian tổ chức: Ngoài sân
 - Cô: Bóng, dây nhảy, màu nước, giấy vẽ, thùng rửa tay, đĩa, nhạc bài hát 
 - Trẻ: Trang phục gọn gàng.
 - Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành, trò chơi.
c. Tiến hành:
1. Khởi động : Hôm nay cô cho các bạn ra sân cùng nhau đi chơi nhe. Cho cháu khởi động theo bài hát bài “ Bóng tròn to”.
 2.Trò chơi vận động: Chuyền bóng bằng đĩa
 - Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, vậy cô cho các con chơi trò chơi: 
“ Chuyền bóng bằng đĩa” . Cô cho cả lớp đồng thanh tên trò chơi.Cô chia lớp thành 3 đội.
- Cô mời 1 bạn lên làm mẫu theo lời giải thích của cô.
- Cách chơi: Mỗi lần 3 bạn đầu hàng lên dùng đĩa lấy bóng trong rổ rồi tay cằm đĩa chuyển bóng đến đích , sau đó chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lên chuyển.Lưu ý: không ôm bóng vào người.
- Luật chơi: Sau 1 bài hát đội nào có nhiều bóng hơn là đội thành công. Bạn nào làm bóng rơi phải đi lại từ đầu.
 - Chơi mẫu:
+ Cô mời 3 trẻ lên chơi mẫu.
+ Cô động viên, khuyến khích trẻ
 - Trẻ chơi:
+ Trẻ chơi 2 -3 lần
Nhận xét : cô thấy các con chơi rất ngoan, vậy cô sẽ tặng cho các con rổ đồ chơi nhe.
 3. Chơi tự do: Chia cháu 3 nhóm 	
Nhóm 1Chuyền bóng bằng đĩa.
Nhóm 2 : Nhảy dây
Nhóm 3: Vẽ mặt người.
 4. Nhận xét kết thúc : 
	- Cô vừa cho các con chơi gì nào? ( trả lời theo ý trẻ).
	- Thế các bạn chuyển bóng có giỏi không? ( trả lời theo ý trẻ). 
	- Khi chơi chuyền bóng có tranh giành không? ( trả lời theo ý trẻ) 	
 - À các con kiểm tra tổ mình đủ chưa rồi đi rửa tay nhé. 

File đính kèm:

  • docgiao an cam xuc cua be 5 tuoi.doc