Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2)

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2018
Thực hành Toán
. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về đổi đơn vị đo đại lượng và giải toán có liên quan đến đo đại lượng.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết tiếp vào ô trống cho thích hợp :
157hm2
Một trăm năm mươi bẩy héc-tô-mét vuông
269hm2
Hai trăm sáu mươi chín héc-tô-mét vuông
32494mm2
Ba mươi hai nghìn bốn trăm chín mươi tư mi-li-mét vuông
7802mm2
Bẩy nghìn tám trăm linh hai mi-li-mét vuông
98hm2
Chín mươi tám héc-tô-mét vuông
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
4dam2	 = 400 m2 	 700 m2 = 7 dam2
5hm2 = 50000m2 	1200hm2 =12 km2
9km2	=9000000 m2 	150000 m2 = 15hm2
6cm2	=600mm2 	200 mm2 =2cm2
Bài 3. Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1m2= 1100 dam2 	1dam2 = 1100hm2
 8m2	=8100dam2 	37dam2 =37100hm2 
 34m2	=34100 dam2 	13dam2 =13100 hm2
b) 1mm2	= 1100 cm2 1dm2 = 1100m2
3mm2	= 3100cm2 	5dm2 = 5100m2
59mm2 =59100 cm2 95dm2 =95100 m2
Bài 4. Người ta trồng lúa trên một khu đất hình chữ nhật có diện tích 2500m2. Cứ mỗi 100m2 thu hoạch được 80kg thóc. Hỏi người ta thu hoạch được tất cả bao nhiêu tấn thóc trên khu đất đó?
Bài giải
Số thóc khu đất hình chữ nhật thu hoạch được là:
2500 : 100 × 80 = 2000(kg)
Đổi 2000 kg = 2 tấn
Đáp số: 2 tấn
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại 
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước 
non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê 
hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
Đáp án
a) tổ tiên. b) quê mùa.
Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị 
trí trong đoạn văn miêu tả sau :
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Đáp án: 1) đổi mới 2) sinh sôi 3) cựa mình 
4) xòe nở 5) rung động
Bài 3. Với mỗi từ dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa :
a) Già: 	Quả già; Người già; Cân già.
b) Chạy: 	Người chạy; Ôtô chạy; Đồng hồ chạy
c) Chín : 	Lúa chín; Thịt luộc chín; Suy nghĩ chín chắn.
Đáp án: a) non, trẻ , non. b) đứng, dừng, chết.
c) xanh, sống, nông nổi.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_buoi.docx