Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 31

Bài tập1: Em hãy lập dàn bài cho đề bài: Tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.

* Mở bài :

+ Giới thiệu chung về cảnh vật:

- Thời gian : lúc sáng sớm.

- Địa điểm : ở làng quê.

- Quang cảnh chung : yên tĩnh, trong lành, tươi mát.

* Thân bài :

+ Lúc trời vẫn còn tối :

- ánh điện, ánh lửa

- Tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy mổ nhau chí chóe, lợn kêu ủn ỉn đòi ăn; tiếng các ông bố, bà mẹ gọi con dậy học bài khe khẽ như không muốn làm phiền những người còn đang ngủ.

- Hoạt động : nấu cơm sáng, chuẩn bị hàng đi chợ, ôn lại bài.

+ Lúc trời hửng sáng :

- Tất cả mọi người đã dậy.

- Ánh mặt trời thay cho ánh điện.

- Âm thanh ồn ào hơn.(tiếng lợn đòi ăn, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nhắc việc, tiếng loa phóng thanh, tiếng tưới rau ào ào )

- Hoạt động : ăn cơm sáng, cho gà, cho lợn ăn.

+ Lúc trời sáng hẳn :

- Ánh mặt trời (hồng rực, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống xóm làng, đồng ruộng)

- Công việc chuẩn bị cho một ngày mới đã hoàn thành.

- Âm thanh : náo nhiệt.

- Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở, )

*Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả)

- Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn.

Bài tập2: Dựa vào dàn bài đã lập, viết đoạn văn tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em .

- Chọn đoạn đã lập dàn ý để viết

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, bổ sung.

Đoạn văn mẫu: Bây giờ , trời đã sáng hẳn . Người đi tập thể dục cũng đông hơn . Các chuyễn xe buýt cũng lăn bánh , đón chào những vị khách đầu tiên . Trên đường , các phương tiện tham gja giao thông ngày càng đông đúc hơn . Nổi bật lên là sắc áo học sinh đang tất bật đến trường . Tiếng động cơ nổ giòn , tiếng còi inh ỏi , tiếng rao của người bán hang rong thì lanh lảnh , tiếng người mua bán trong chợ thì ồn ào , sôi nổi ; tất cả đều làm khuấy động trong không gian yên bình . Ở trên cao , những chú chim cũng hòa vào điệu nhạc của cuộc sống cách hót lên các bản nhạc của thiên nhiên . Những chị ong và bướm cũng chuẩn bị giỏ mật đầy đủ để bắt đầu cuộc hành trình mới khám phá các vị mật và các loài hoa .

 

doc29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Âm thanh : náo nhiệt.
- Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở,)
*Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả)
- Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn.
Bài tập2: Dựa vào dàn bài đã lập, viết đoạn văn tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em .
- Chọn đoạn đã lập dàn ý để viết
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
Đoạn văn mẫu: Bây giờ , trời đã sáng hẳn . Người đi tập thể dục cũng đông hơn . Các chuyễn xe buýt cũng lăn bánh , đón chào những vị khách đầu tiên . Trên đường , các phương tiện tham gja giao thông ngày càng đông đúc hơn . Nổi bật lên là sắc áo học sinh đang tất bật đến trường . Tiếng động cơ nổ giòn , tiếng còi inh ỏi , tiếng rao của người bán hang rong thì lanh lảnh , tiếng người mua bán trong chợ thì ồn ào , sôi nổi ; tất cả đều làm khuấy động trong không gian yên bình . Ở trên cao , những chú chim cũng hòa vào điệu nhạc của cuộc sống cách hót lên các bản nhạc của thiên nhiên . Những chị ong và bướm cũng chuẩn bị giỏ mật đầy đủ để bắt đầu cuộc hành trình mới khám phá các vị mật và các loài hoa .
2. Củng cố dặn dò.
- GV chấm bài( từ 5 – 7 bài)
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Toán
 ÔN DIỆN TÍCH HÌNH THANG, HÌNH TAM GIÁC
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách diện tích tính hình tam giác, hình thang.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Xen trong giờ học.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Một tờ bìa hình thang có đáy lớn 2,8dm, đáy bé 1,6dm, chiều cao 0,8dm. 
a) Tính diện tích của tấm bìa đó?
b) Người ta cắt ra diện tích. 
 Tính diện tích tấm bìa còn lại?
Bài tập 2: 
 Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm.
Tính diện tích tam giác ECD?	 E
 A	 B	
20,4 cm 
 D C 
 27cm
Bài tập3: 
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Bài tập 4: 
Tính diện tích hình sau :
 36cm
28cm
 25cm
3. Củng cố dặn dò.
- Củng cố cách diện tích tính hình tam giác, hình thang.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang, hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Diện tích của tấm bìa đó là:
 ( 2,8 + 1,6) x 0,8 : 2 = 1,76 (dm2)
 Diện tích tấm bìa còn lại là:
 1,76 – 1,76 : 4 = 1,32 (dm2)
 Đáp số: 1,32 dm2
Lời giải: 
Theo đầu bài, đáy tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật, đường cao của tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật.
Vậy diện tích tam giác ECD là: 
 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2)
 Đáp số: 275,4 cm2
Lời giải:
Đáy lớn của thửa ruộng là:
 26 + 8 = 34 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
 26 – 6 = 20 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2)
Ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 600 : 100 x 70,5 = 423 (kg)
 = 4,23 tạ.
 Đáp số: 4,23 tạ.
Lời giải:
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
 36 x 28 = 1008 (cm2)
Diện tích của hình tam giác đó là:
 25 x 28 : 2 = 350 (cm2)
Diện tích của cả hình đó là:
 1008 + 350 = 1358 (cm2)
 Đáp số: 1358cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Thứ ngày tháng 4 năm 2015
Sáng Toán 
 ÔN LUYỆN TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính, diện tích của hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới: Giới thiệu .
Hoạt động 1 :Ôn công thức tính chu vi, diện tích hình tròn.
- Cho HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- Nêu cách tìm bán kính, đường kính khi biết chu vi hình tròn.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó?
Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó?
Bài tập4: 
Một hình tròn có chu vi là 31,4dm. Hãy tìm diện tích hình đó ?
Bài tập5: 
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 20m, Người ta đào một cái ao hình tròn có bán kính 15m. Tính diện tích đất còn lại là bao nhiêu?
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
C = d x 3,14
 = r x 2 x 3,14
S= r x r x3,14
r = C : 2 : 3,14
 d = C : 3,14
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số: 3,768 m.
Lời giải: 
Bán kính của hình tròn đó là:
 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm)
 Đáp số: 2 dm.
Lời giải:
Đường kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 3,14 = 60 (cm)
 Đáp số: 60cm.
Lời giải:
Bán kính của hình tròn đó là:
 31,4 : 3,14 : 2 = 5 (dm)
Diện tích của hình tròn đó là:
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (dm2)
Lời giải:
Diện tích mảnh đất đó là:
 30 x 20 = 600 (m2)
Diện tích cái ao đó là:
 8 x 8 x 3,14 = 200,96 (m2)
Diện tích đất còn lại là :
 600 – 200,96 = 399,04 (m2)
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Tiếng việt 
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
-Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
-Thế nào là quan hệ từ ?
2.Bài mới: Giới thiệu .
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1 :Xác định từ loại của những từ sau :
 Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.
Bài 2: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn màng úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Bài 3: Gạch chân các động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa lao xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
Bài 4: Xác định từ loại tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Thép đã tôi thế đấy.
Bố đang tôi vôi.
 3. Củng cố dặn dò.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ 
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hỏi đáp nhau kiến thức danh từ, động từ, tính từ , quan hệ từ ?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án :
- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.
- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.
- TT : thân thương, trìu mến.
Lời giải:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn màng úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Lời giải:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào 
 ĐT ĐT ĐT
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai 
	 ĐT
run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, 
 TT ĐT TT
ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống
 TT ĐT ĐT ĐT
sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
 TT ĐT ĐT
Đáp án : 
 Đại từ: a,b
Động từ :c,d
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Tiếng việt
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I . Mục tiêu : 
- HS củng cố các kiến thức về cấu tạo cách viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. Lập dàn ý miêu tả một cây được trồng ở sân trường em, biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, từ láy để miêu tả thêm sinh động.
- Thực hiện lập dàn ý và viết được đoạn văn hoàn chỉnh cho đề văn theo yêu cầu. 
- Yêu thích môn học, có ý thức chăm sóc cây trồng.
III . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc : 
Đề bài: Em hãy tả một cây trồng ở sân trường em.
Bµi 1: H·y lËp dµn ý cho bµi v¨n trªn.
1.MB : Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây .
Cây bàng thì ....... Cây xà cừ thì ...... ( bạn nêu những đặc điểm nổi bật của nhữg cây có trong sân )
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương : cây phượng
2.TB :
a/. tả bao quát
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác . ( bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm )
b/. tả chi tiết
- Rễ : cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù , chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
- Thân : xù xì , màu nâu ( như đất mẹ ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2 , 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi với mưa bão -> Mạnh mẽ , kiên cường
- Cành : chia nhiều nhánh
- Lá : nhỏ... màu xanh như lá me non
+ hoa..
+ quả....
c/ : kể về 1 kỉ niệm
vd : bị điểm kém , chạy xuống gốc cây ngồi khóc , cảm giác được cây an ủi và bảo vệ
hay là trèo cây hái trái bàng ngã nhưng có cành bàng đỡ ,cành bàng hy sinh để em được lành lặn v..v..v
3.KB : Cảm nghĩ về cây bàng ( yêu, thương, quý , ... )
Phượng mới chính là Cây-Học-Trò giữ biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn ...
Bài 2: Từ dàn ý đã lập, hãy viết đoạn văn tả một cây bóng mát.
Gợi ý : Đề bài thuộc kiểu bài tả cây cối đó là cây được trồng ở sân trường. Khi tả cần chú ý miêu tả thân cây, tán lá để làm nổi bật đây là loại cây có bóng mát, cây to ( cây cổ thụ). Bài văn cần miêu tả thân, gốc, lá, hoa, quả, hoa, hương thơm, vị quả (nếu có) .. của cây . Song song với việc miêu tả cần thể hiện tình cảm của bản thân với cây được tả qua ấn tượng với cây hoặc kỉ niệm với cây.
-Ngoài cây cho quả và bóng mát cây còn có tác dụng gì?
Làm cho bầu không khí trong lành, cần tích cực trồng và chăm sóc cây góp phần BVMT.
§o¹n v¨n mÉu : 
Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở . Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
H§ 3. Cñng cè -dÆn dß: 
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- Khen ngợi những HS tích cực, đạt hiệu quả cao trong giờ học. 
- Về viết thành bài văn cho hay.
 Toán
 ÔN LUYỆN DIỆN TÍCH XUNG QUANH DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN, THỂ TÍCH CỦA 
 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho HS quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần,thể tích của hình hộp chữ nhật.
- HS áp dụng quy tắc tính thành thạo, làm tốt các bài tập liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của HHCN.
- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học : bảng phụ nội dung bài tập.
III. Hoạt động dạy học
HĐ 1 : Củng cố kiến thức :
- HS đàm thoại hỏi đáp về quy tắc tính 
- HS trả lời, GV bổ sung hoàn chỉnh, ghi tóm tắt lên bảng :
 S ( xq ) = P ( đáy ) x chiều cao.
 = ( chiều dài + chiều rộng ) x 2 x chiều cao.
 S ( tp ) = S ( xq ) + S ( 2 đáy ).
 V = a x b x c
HĐ 2: Bài tập
Bài 1 : Vẽ 1 HHCN có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và chiều cao 2 cm.
Tính chu vi đáy, diện tích xung quanh, diện tích mặt đáy, diện tích toàn phần của HHCN đó.
- HS nêu cách vẽ.
- HS tự thực hiện bài tập
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nêu đáp án
* GV củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 2 : Người ta xây một cái bể không nắp có chiều dài 2 m, chiều rộng 10 dm và chiều cao 
1 m 50 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của cái bể đó.
- GV gợi ý : + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
 + Chiều dài, chiều rộng và chiều cao có cùng đơn vị đo hay không ?
- HS tự giải bài tập, HS lên bảng
- GV chữa bài chốt kiến thức.
* GV củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 3 : Một thùng làm bằng tôn không nắp dạng HHCN có diện tích xung quanh 7, 2 m2 chiều dài hơn chiều rộng 0, 2 m. Tính diện tích tôn để làm cái thùng đó, biết chiều cao của thùng là 1, 2 m ( không tính mép hàn )
- HS đọc bài tập, động não suy nghĩ
- HS nêu cách phân tích bài toán của mình
- GV gợi ý nếu HS không tìm ra cách giải :
 + Để tính được diện tích tôn làm cái thùng đó cần phải biết thêm dữ kiện nào ? ( Chiều dài và rộng ).
 + Biết S ( xq ) và chiều cao hãy tính nửa chu vi đáy
 + Tính chiều dài, chiều rộng áp dụng dạng toán tìm 2 số biết tổng và hiệu
- HS tự giải 
- GV chốt đáp án đúng ( 9, 44 m2 ).
* GV củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 4 : Một thùng tôn có dạng HHCN dài 30 cm, rộng 15 cm. Người ta đổ nước vào thùng sao cho mức nước cao 8 cm. Khi thả một viên gạch vào trong thùng, nước dâng lên cao 11,5 cm. Tính thể tích của viên gạch.
- HS đọc kĩ đề bài , GV vẽ hình minh hoạ
- HS quan sát hình vẽ, suy nghĩ tìm cách làm
- GV gợi ý : 
B1 : Tính thể tích của nước ban đầu ( dài 30 cm, rộng 15 cm, cao 8 cm )
B2 : Tính thể tích của nước khi thả viên gạch vào
 B3 : Tính thể tích của viên gạch
- HS làm bài 
- Đáp số : 1575 cm3
HĐ 3: Củng cố, dặn dò 
- HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật 
- Nhận xét tiết học.
Chiều: To¸n
¤n LuyÖn tÝnh DiÖn tÝch xung quanh, diÖn tÝch toµn phÇn, THỂ TÍCH cña h×nh lËp ph­¬ng
I. Mục tiêu :
- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình lập 
phương.
- HS vận dụng quy tắc tính diện tích, thể tích để làm thành thạo các bài tập có liên quan.
- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng : bảng phụ ghi ND các bài tập
III. Hoạt động dạy học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
- Quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HLP ?
* HS trả lời, bổ sung cho hoàn chỉnh
* GV chốt thành công thức tính : S ( xq ) = a x a x 4.
 S ( tp) = a x a x6
 V = a x a x a
 ( a là cạnh của HLP, S ( xq ) là diện tích xung quanh, S là diện tích tp )
HĐ 2: Bài tập
Bài 1 : Cho HLP có cạnh 3 cm. Tính diện tích 1 mặt, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HLP.
- HS tự làm, đổi vở kiểm tra
- GV chốt cách vẽ, quy tắc tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập 
phương.
Bài 2 : Người ta làm 1 cái hộp bằng tôn dạng HLP ( không nắp ) có cạnh 10 cm. Tính diện tích tôn cần dùng để làm hộp (không tính mép hàn ) ra dm2.
Hộp đó gồm mấy mặt?
GV lưu ý tính diện tích ra dm2
HS tự làm, HS lên bảng
GV chốt đáp số : 5 dm2
GV chốt cách tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phơng.
Bài 3 : Một HLP có diện tích toàn phần là 384 dm2.
 a, Tính diện tích xung quanh của HLP đó.
 b, Tính cạnh của HLP.
- HS nêu quy tắc tính diện tích toàn phần của HLP .
- Từ quy tắc tính diện tích toàn phần, hãy tìm cách tính diện tích 1 mặt
- HS tự làm.
- HS trình bày bài làm, GV chốt đáp án đúng : a, 64 dm2; b, 8 dm.
* GV củng cố cách tính diện tích 1 mặt khi biết diện tích toàn phần 
Bài 4 : Một khối kim loại HLP có cạnh m. Mỗi cm3 kim loại nặng 6,2g
Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki- lô- gam ?
- HS đọc bài toán, tự lập kế hoạch giải
- GV lưu ý HS tính KL kim loại đó ra kg.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò 
- HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương .
- Nhận xét tiết học.
 Tiếng việt 
ÔN LUYỆN VỀ CÂU GHÉP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về câu ghép đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
-Thế nào là câu ghép ?
- GV chèt c©u tr¶ lêi ®óng, ghi tãm t¾t lªn b¶ng
2.Bài mới: Giới thiệu .
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong
 đoạn văn văn sau:
Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
- Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Bài tập 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to ...... 
b) Mùa hè đã đến ........
c) .....còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ........, gà rủ nhau lên chuồng.
Bài tập 3: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả 1 người mà em quý mến ( trong đoạn văn đó có dùng câu ghép )
* GV chốt : viết câu ghép giúp cho câu văn diễn đạt đầy đủ ý, thể hiện được tình cảm của người nói và viết
3. Củng cố dặn dò.
-Thế nào là câu ghép ?
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
-HS ghi 1 VD vÒ c©u ghÐp
- HS tr¶ lêi vµ bæ sung cho hoµn thiÖn
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. 
- Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Lời giải:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
- HS xác định người sẽ tả
- Lập dàn ý đoạn văn : Câu1 : GT hoặc tả bao quát về người đó.
Câu 2- 4 : Viết các câu về HD, TT ( sử dụng câu ghép) 
Câu 5 : kết đoạn.
-HS tự viết vào vở, GV chấm, nhận xét
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Toán+
 ÔN LUYỆN VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
- Củng cố KT về phép nhân, chia phân số cho số tự nhiên và ngược lại, cách tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia phân số cho số tự nhiên và ngược lại, cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có liên quan đến kiến thức về phép nhân, chia.
- Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp khái quát hóa, cụ thể hóa. 
II. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_ca_nam_lop_5.doc