Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

Tiết 1: Kể chuyện

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. Mục tiêu

 - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể)

 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui,niềm hạnh phúc cho mọi người.

 II-Đồ dùng chuẩn bị

 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ từng đoạn theo câu chuyện

 - Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi

 - Giấy khổ lớn và bút dạ

 2. Học sinh: SGK

III . Các hoạt động dạy học chủ yếu

 1. Kiểm tra

 Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe được đọc

Gọi HS nhận xét lời kể của bạn

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài

- Giờ học hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện Lời ước dưới trăng. Nhân vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi.

 b. Nội dung bài

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn .
- HS luyện đọc các từ khó vừa tìm được
Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết theo nội dung bài
- HS viết theo lời đọc của GV
Thu chấm , nhận xét bài của HS
- GV thu bài 5 nhận xét cụ thể
-1 Em thực hiện trên bảng, lớp viết nháp
Lắng nghe
 - HS đọc đoạn viết
- Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ, sao vàng phấp phới tung bay trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi.
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
 -3 Em lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp
- Đọc nối tiếp các từ khó
3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
 - HS về nhà viết lại bài tập 3b
SÁNG
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tiết 1: Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu 
 - Đọc rành mạch một đoạn kịch: bước đầu biết đọc lời của nhân vật với giọng hồn nhiên.
 - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những nhà phát minh độc đáo của trẻ em. (Trả lời được các CH 1,2,3,4 trong SGK)
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 2. Học sinh : Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 1. Kiểm tra :” Trung thu độc lập”.
 + H: Trăng Trung Thu độc lập có gì đẹp?
 + H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung Thu độc lập?
 + H: Nêu nội dung chính?
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Câu chuyện tiếp diễn như thế nào? Các em cùng đọc và tìm hiểu. 
 b. Nội dung bài
- Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng khổ thơ đến hết bài .
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. 
- Sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
- Yêu cầu HS đọc lần thứ 2. GV theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
* Gọi 1 em đọc màn 1: Trong công xưởng xanh.
H: Tin-tin và Mi-mi đến đâu và gặp những ai?
H: Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
H. Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì? (Cho HS quan sát tranh).
H. Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
* Gọi 1 em đọc :Màn 2: “Trong khu vườn kì diệu”
H. Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
- Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?
H: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
+ Ý nghĩa : Vở kịch thể hiện ước mơ của các em nhỏ về một cuộc sống đấy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
- Yêu cầu HS đọc theo vai.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
*Luyện đọc
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc như lần 1.
-Thực hiện đọc (3cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
*Tìm hiểu nội dung:
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi.
Hai bạn nhỏ đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
Vì những người sống trong Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta. Vì các bạn nhỏ chưa ra đời đang sống trong Vương quốc Tương Lai ôm hoài bão, ước mơ khi nào ra đời, ....
* Các em sáng chế ra:
- Vật làm cho con người hạnh phúc.
- Ba mươi vị thuốc trường sinh.
- Một cái máy biết bay trên không như một con chim.
- Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu trên mặt trăng.
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ của con người: ...
1 em đọc, lớp đọc thầm.
* Chùm nho quả to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê, phải thốt lên: “Chùm lê đẹp quá!”
Những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là những quả dưa đỏ.
- Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng nhầm đó là quả bí đỏ.
* Con người ngày nay đã trinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng; tạo ra được những điều kì diệu; cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn thời xưa.
* Luyện đọc đúng giọng
* Nhóm 10 em đọc theo vai.
+ Một số HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc ý nghĩa.
 - GV nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài.
Tiết 2: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
 I Mục tiêu 
 - Biết tính chất giao hoán của phép cộng
 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
II Đồ dùng chuẩn bị
Giáo viên:- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sgk
 Học sinh: SGK, VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Kiểm tra:
 Gọi 3 HS lên bảng sửa bài tập tính giá trị biểu thức: 
 a x b, a : b, b + a. Với a = 12; b = 3
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên đầu bài
 b. Nội dung bài
*Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng
_GV treo bảng số 
_GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị số của biểu thức: a + b và b + a
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
_Hãy so sánh giá trị biểu thức a + b và b + a, với a=20 và b=30?
+ Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 50
_Hãy so sánh giá trị biểu thức a + b và b + a Khi a=350;b=250 ?
+Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 600
- Hãy so sánh gia trị biểu thức a + b và b + a khi a=1208;b=2764?
+Giá trị của biểu thức a + b và b + a đều bằng 3972
*Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a?( Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a)
- Ta có thể viết:a+b=b+a
- Em có nhận xét gì về các số hạng , hai tổng a+b và b+a?
+ Mỗi tổng có 2 số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau
- Khi đỏi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì ta được tổng nào?
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau thì được tổng b+a
- Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của tổng này có thay đổi không?
*Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của tổng này không thay đổi
- GV yêu cầu hs đọc lại kết luận:
a + b = b + a
Khi đổi chõ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
*Hoạt động 2: Luyện tập ,thực hành
- Gv yêu cầu hs đọc đề bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài:
- Gọi HS làm bài tập
- Nhận xét
Bài 2:
- Đọc đề bài,nêu yêu cầu
- Hs nối tiếp nhau lên ghi bảng vào chỗ trống
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét chữa bài
 - đọc bảng số nối tiếp
- 3 hs lên bảng thực hiện
- Hs suy nghĩ trả lời
- Nhắc nối tiếp
- Hs thảo luận nhóm để đưa ra qui tắc tính
Các nhóm đại diện trình bày
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhắc nối tiếp
Đọc lại công thức và qui tắc
Đọc nối tiếp
Bài 1:
a) 468 + 379 = 847 
 379 + 468 = 847 
b) 6509 + 2876 = 9385
 2876 + 6509 = 9385
c) 4268 + 76 = 4344 
 76 + 4268 = 4344
Bài 2:
a. 48 + 12 = 12 + 48 
 65 + 297 = 297 + 65
 177 + 89 = 89 + 177
b. m + n = n + m 
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 + a 
 3. Củng cố – dặn dò
 a. Củng cố:
 - Nhắc lại công thức, quy tắc.
 b. Dặn dò:
 - Dặn hs về nhà làm bài tập trong vở luyện tập, chuẩn bị bài sau . 
Tiết 4. Luyện từ và câu:
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu 
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí Việt Nam, biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1,BT2 mục III),tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam. (BT3).
II. Đồ dùng chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Bản đồ hành chính địa phương. Giấy khổ to và bút dạ.
 - Phiếu kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.
 2. Học sinh : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Kiểm tra: Gọi 3 HS lên bảng:
 - Mỗi em đặt 2 câu với từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và vận dụng quy tắc viết hoa khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam. 
 b. Nội dung bài
* Hoạt động 1:Nhận xét rút ra ghi nhớ.
- GV viết sẵn ví dụ lên bảng lớp, yêu cầu 2 HS đọc ví dụ.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết.
H: Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
a- Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
b- Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
H Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào?
H: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK Trang 68.
- Phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo bàn 
* Hãy viết 4 tên người, 4 tên địa lí Việt Nam vào bảng:
 Tên người Tên địa lí
Nguyễn Sinh Di Linh
Anh Đức Đà Lạt
Ngọc Anh Lâm Đồng
- Gọi các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
H: Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1, bài 2: : 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, gọi 2 em lên bảng viết.
- Yêu cầu HS nhận xét trên bảng.
- GV nhận xét, sửa bài và dặn HS nhớ viết hoa khi viết địa chỉ.
Bài 1: Ví dụ: 
- Vũ Vy Vy, số nhà 123, đường Hùng Vương, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Bài 2: Ví dụ:
- Xã: Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Tam Bố, Liên Đầm...
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b.
- Treo bản đồ hành chính địa phương.
 Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở.
- Nhận xét tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
 - 2 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Quan sát và thảo luận theo cặp đôi, nhận xét cách viết.
+ Tên người, tên địa lí được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- 2-3 HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi đọc thầm .
- Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn điền kết quả trên phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Tên người Việt Nam thường gồm: họ, tên đệm( tên lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, lớp theo dõi.
- Mỗi HS tự làm vào vở, 2 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- Làm việc theo nhóm.
- Tìm trên bản đồ.
- Huyện: Di Linh, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà
- Thị xã: Bảo Lộc.
- Thành phố: Đà Lạt.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Làm việc trong nhóm
- Tìm trên bản đồ.
 3. Củng cố – dặn dò:
a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học.
b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bản đồ địa lí Việt Nam
CHIỀU
Tiết 1: Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu 
 - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK) ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể)
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui,niềm hạnh phúc cho mọi người.
 II-Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ từng đoạn theo câu chuyện 
 - Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi
 - Giấy khổ lớn và bút dạ
 2. Học sinh: SGK
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra
 Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe được đọc
Gọi HS nhận xét lời kể của bạn
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
- Giờ học hôm nay các em sẽ được nghe kể câu chuyện Lời ước dưới trăng. Nhân vật trong truyện là ai? Người đó đã ước điều gì? Các em cùng theo dõi.
 b. Nội dung bài 
* Hoạt động 1 : GV kể chuyện
- Hs quan sát tranh, thử đoán xem câu chuyện kể về ai?.Nội dung truyện là gì?
-Câu chuyện kể về một cô gái tên Ngàn bị mù.Cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
-Gv kể lần 1 theo sgk:giọng chậm,nhẹ nhàng.Lời cô bé trong chuyện:tò mò ,hồn nhiên.Lời chị Ngàn hiền hậu,dịu dàng.
-GV kể lần 2 theo tranh,kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể chuyện
-Kể trong nhóm:4 nhóm ,mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh
-Tranh 1:+Quê ttác giả có phong tục gì?
+Những lời nguyện ước đó có gì lạ?
-Tranh 2:+Tác giả chứmg kiến tục lệ thiêng liêng naỳ cùng với ai?
 +Đac điểm nào về hình dáng của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất.
+Tác giả cí suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn?
+Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp?
-Tranh 3:+Chị Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước
+Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì?
+Thái độ của tác giả như thế nào?
-Tranh 4: +Chị Ngàn đã nói gì với tác giả?
+Tại sao tác giả lại nói:Chị Ngàn ơi,em đã hiểu rồi?
b)Kể trước lớp
-Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
-Gọi hs nhận xét bạn kể
-Nhận xét cho điểm hs
-Tổ chức cho hs thi kể toàn truyện
-Gọi hs nhận xét
-Nhận xét và cho điểm hs
c)Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
-Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu hs thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi
-Các nhóm trình bày – nhận xét – bổ sung
+Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm được khỏi bệnh
+Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu.. nhân ái bao la
+Mấy năm sau .chị có một gia đình hạnh phúc
+Có lẽ trời phật rũ lòng thươngmái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ
-Theo dõi, lắng nghe
-Quan sát, theo dõi
-4 nhóm thảo luận kể theo nội dung GV phân công, đảm bảo yêu cầu tất cả HS đều được tham gia, nhận xét ,bổ sung
-4hs tiếp nối nhau kể theo nội dung từng bức tranh
-Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
-3 HS tham gia thi kể
2 HS đọc thành tiếng
-Hoạt động trong nhóm
-Theo dõi lắng nghe các nhóm trình bày-nhận xét bổ sung
-Tìm hiểu, trả lời
 3. Củng cố dặn dò
 a. Củng cố
 - Qua câu chuyện ,em hiểu gì?
 - Nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài
Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán+
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ (VBT-Tr38)
*. Hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung bài
*Bài tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi nhận xét- GV chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác làm ở VBT sau đó đổi chéo vở cho nhau
- Gọi 1 số bạn nhận xét
- Gọi nhận xét- GV chữa bài
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức c+ d nếu
- Nếu a = 2 và b = 1 thì a - b = 2 - 1 = 1.
- Nếu m = 6 và n = 3 
thì m + n = 6 + 3 = 9 
 m – n = 6 – 3 = 3
 m x n = 6 x 3 = 18
 m : n = 6: 3 = 2
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu đề bài
a.
a
b
a + b
a x b
3
5
8
15
9
1
10
9
0
4
4
0
6
8
14
48
2
2
4
4
b.
c
d
c - d
c : d
10
2
8
5
9
3
6
3
16
4
12
4
28
7
21
4
20
1
19
20
 3. Củng cố – dặn dò:
 a. Củng cố
 - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Về nhà làm bài 4 trên SGK – Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Tiếng việt+
Luyện đọc: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 1. Kiểm bài cũ
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
- Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng khổ thơ đến hết bài .
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. 
- Sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
- Yêu cầu HS đọc lần thứ 2. GV theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
- Yêu cầu HS đọc theo vai.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
*Luyện đọc
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc như lần 1.
-Thực hiện đọc (3cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
* Luyện đọc đúng giọng
* Nhóm 10 em đọc theo vai.
+ Một số HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc ý nghĩa.
 - GV nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài.
SÁNG
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2015
Tiết 1. Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu 
 - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
 - Tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ
II. Đồ dùng chuẩn bị : 
 1. Giáo viên : Bảng phụ vẽ sẵn phần ví dụ để trống các cột.
 2. Học sinh : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Kiểm tra: “Tính chất giao hoán của phép cộng”.
 H: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
 - GV gọi 2 em chữa bài tập ra thêm của tiết trước, nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài 
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
 b. Nội dung bài
HĐ1 : Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.
a) Biểu thức có chứa ba chữ 
- Gọi 1 HS đọc bài toán ( VD như SGK
- H: Muốn biết cả ba người câu được  con cá ta làm như thế nào?
- GV treo bảng số và hỏi : nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?
- Nghe HS trả lời và viết 2 vào cột số cá của an, viết 3 vào cột số cá của Bình, viết 4 vào cột số cá của Cường, viết 2+3+4 vào cột số cá của cả ba người.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bảng sau, dưới lớp làm nháp.
Số cá An
Số cá Bình
Số cá Cường
Số cá 3 người
2
3
4
2+3+4
5
1
0
5+1+0
1
0
2
1+0+2
...
...
...
...
a
b
c
a+b+c
- Yêu cầu HS nêu ý kiến nhận xét bài trên bảng Chốt kiến thức trọng tâm của bài:
2 + 3 + 4, 5 + 1 + 0 , 1+ 0 + 2 là các biểu thức có 3 số với hai phép tính.
- GV nêu vần đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá?
H: Biểu thức a+b+c có gì khác các biểu thức trên?
* GV kết luận:
 a+b+c là biểu thức có chứa ba chữ.
 b) Giá trị biểu thức có chứa ba chữ.
H: Nếu thay chữ a = 2, b = 3 và c = 4 thì a+b+c sẽ viết thành biểu thức của 3 số nào? Và có giá trị bằng bao nhiêu?
Vậy: 9 la giá trị của biểu thức a+b+c, khi biết a = 2, b= 3 và c =4.
- Yêu cầu nhóm 2 em tính giá trị số của biểu thức với các trường hợp còn lại.
- Gọi 2 em làm ở bảng lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm ở bảng.
Kết luận: Mỗi lần thay chữ a bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+c.
HĐ2: Thực hành.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề 
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.	
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.	
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.	
- Theo dõi và sửa bài, nếu sai
- 1 em đọc, lớp theo dõi. 
lấy số cá của ba bạn câu được cộng lại.
- Cả ba bạn câu được 2+3+4 con cá.
- HS nêu ý kiến.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Số cá của cả ba người
 2 + 3 + 4
 5 + 1 + 0
 1 + 0 + 2
 a + b + c
- Cả ba người câu được a+b+c con cá.
- Biểu thức a+b+c khác các biểu thức trên là: Biểu thức có chứa ba chữ, đó là chữ a, b, c.
Nếu a = 2, b = 3 và c =4 thì 
a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- Từng nhóm 2 em thực hiện. 
- 2 em làm ở bảng.
- HS nêu ý kiến nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi, lắng nghe.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.	
Bài 1
a) Nếu a = 5, b = 7, c = 10 
 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
b) Nếu a = 12, b = 15, c = 9 
 thì a +b + c = 12 + 15 + 9 = 36
Bài 2: 
a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c là :
a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90
b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì giá trị của

File đính kèm:

  • doctuần 7-2014.doc
Giáo án liên quan