Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 59 đến tiết 64

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Qua tiết học này, học sinh đạt được:

1. Về kiến thức

- HS phát biểu được và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.

- HS phát biểu được quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.

2. Về kĩ năng

HS làm được các bài toán tìm x dựa vào Việc áp dụng đúng quy tắc chuyển vế.

3. Về thái độ

HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong Hoạt độngnhóm.

 

docx27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 59 đến tiết 64, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tác nhóm nhỏ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp
A. Khởi động
+ Phát biểu quy tắc chuyển vế.
+ Bài 66.SGK.87: Tìm x biết: 4-(27-3)=x-(13-4) ( Đáp án: x=-11)
Đặt vấn đề vào bài mới
“Ta đã biết phép nhân hai số tự nhiên cho kết quả là một số tự nhiên. Vậy, nếu nhân một số nguyên âm với một số nguyên dương thì kết quả là số âm hay số dương. Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong ngày hôm nay: 
Tiết 60 - §10: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU”
4. Làm Việc với nội dung mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được dấu khí nhân hai số nguyên khác dấu.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, Hoạt độngnhóm nhỏ.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
* GV cho HS Hoạt độngnhóm (3’) nội dung: ?1,?2,?3.SGK.88.
* Giáo viên gọi các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau.
* GV gọi HS nhắc lại nhận xét về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên trái dấu.
* GV: Nhận xét trên đúng với tích của hai số nguyên khác dấu bất kì. 
* HS Hoạt độngtheo nhóm.
?1,?2.
( -3).4 = (-3) +(-3)+(-3)+(-3)=-12
 ( -5 ) .3 = (-5) + (-5) +(-5) = - 15
2. (-6) = ( -6) + ( -6) = - 12
?3.
Khi nhân hai số nguyên khác dấu thì tích có:
+Giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối
+Dấu là dấu ( - )
* HS phát biểu.
1. Nhận xét mở đầu
?1; ?2.
?3. Nhận xét:
Khi nhân hai số nguyên khác dấu thì tích có:
+Giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối
+Dấu là dấu (-)
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên số nguyên khác dấu
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
* GV: Từ kết quả trên hãy nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
.* GV chính xác hóa và đưa quy tắc lên bảng phụ; gạch chân các từ “nhân hai giá trị tuyệt đối”, dấu “-”
 * GV: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh với quy tắc nhân.
* Giáo viên gọi HS phát biểu lại quy tắc.
* GV chú ý: a.0=0 (a Z)
* HS nêu quy tắc.
* HS quan sát.
* HS: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
+Trừ hai giá trị tuyệt đối.
+Dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn ( có thể “+” hoặc
 “-” )
* HS phát biểu.
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
*Quy tắc: SGK.88
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết ủa nhận được.
Chú ý: a.0=0 (a Z)
* GV cho HS luyện tập cá nhân bài 73.SGK.89.
* GV gọi đại diện học sinh đọc đáp án, các học sinh khác chấm chéo lẫn nhau.
* HS thực hiện.
* HS chữa bài và chấm chéo lẫn nhau
*HS lắng nghe.
* Bài 73.SGK.89 
a) (-5).6 = - 30
b) 9.(-3) = -27
c) (-10). 11 = -110 
 d) 150 ( -4) = -600
* Gv gọi HS đọc đề bài ví dụ trong SGK, giáo viên viết đề bài tóm tắt lên bảng phụ:
1 sản phẩm đúng quy cách: + 20000đ
1 sản phầm sai quy cách: -10000đ
Một tháng làm: 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng?
* GV gọi học sinh nêu cách giải.
* GV : còn cách giải khác không?
* Giáo viên gọi 2 HS lên bảng trình bày hai cách giải khác nhau.
* HS đọc đề bài.
* HS nêu cách giải.
*HS nêu cách giải khác.
* 2 HS lên bảng trình bày
* Ví dụ: SGK. 89:
Cách 1:
Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10000 đồng tức là được thêm -10000 đồng. Lương công nhân, A tháng vừa qua là:
40.20000+ 10(-10000)
=800000+(-100000)=700000 (đồng)
Cách 2: Cách khác( tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt):
40.20000-10.10000 
= 800000-100000 = 700000 (đồng)
C: Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh củng cố lại bài học thông qua bài tập cụ thể.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
* GV gọi HS nêu lại quy tắc nhân hai số nguyên trái dấu.
* GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm sau: 
Mỗi khẳng định sau “ Đúng hay sai?” Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b. Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
c. a. (-7) < 0 với avà a0 
d. (-20). 4 < (-20). 0
* GV gọi HS đề bài, học sinh Hoạt độngcá nhân rồi đại diện học sinh đọc đáp án.
* HS phát biểu .
* HS thực hiện cá nhân và đại diện học sinh đọc đáp án.
a. Sai 
Sửa lại: đặt trước tích tìm được dấu “-”
b. Đúng	
c. Sai. 
Vì nếu a = 0 thì 0.(-7) = 0 
Sửa lại : a(-7)0 với a và a0 hoặc a(-7)0
d. Đúng vì (-20).4=-80, (-20). 0 = 0 mà -20<0
Bảng phụ bài tập trắc nghiệm sau: 
Mỗi khẳng định sau “ Đúng hay sai?” Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. (S)
b. Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm. (Đ)
c. a. (-7) < 0 với avà a0 (S)
d. (-20). 4 < (-20). 0
(Đ)
Hoạt động4: Tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
Học sinh được hướng dẫn làm bài tập ở nhà để chuẩn bị cho tiết học sau.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:
Gợi ý bài 77.SGK.89: x=-2 tức chiều dài của mảnh vải tăng -2dm hoặc giảm 2 dm.
* Dặn dò:
- Đối với tiết học hôm nay:
+ Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
+ BTVN: 74;75;76;77. SGK.89.
- Đối với tiết học sau:
Xem trước bài nhân hai số nguyên cùng dấu.
HS lắng nghe, ghi chú.
* Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:
Gợi ý bài 77.SGK.89: x=-2 tức chiều dài của mảnh vải tăng -2dm hoặc giảm 2 dm.
* Dặn dò:
+ Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
+ BTVN: 74;75;76;77. SGK.89.
+Xem trước bài nhân hai số nguyên cùng dấu.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 61 – NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU.
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
Kiến thức: 
- Hs hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là tích của tích 2 số âm.
- Biết dự đoán kết quả trên cở sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng, của các số.
 2. Kỹ năng:
 - Tính đúng tích của 2 số nguyên cùng dấu.
- Rèn luyện kĩ năng nhân hai số nguyên cùng dấu.
 3. Thái độ: có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
 4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (5’)
Mục tiêu: HS ôn tập lại được kiến thức đã học về nhân hai số nguyên trái dấu chuẩn bị tâm thế tiếp thu kiến thức nhân hai số nguyên âm.
Phương pháp: Thực hành
- Kiểm tra BTVN của học sinh
- Gọi hs nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
- Gọi hs lên bảng giải bài tập 115/ sbt
Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị bài và đồ dùng học tập của các thành viên
-Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu. Làm bài 115_SBT
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (22’)
Hoạt động 1: Nhân 2 số nguyên dương(5').
Mục tiêu: Tái hiện lại được phép nhân hai số tự nhiên
Phương pháp: vấn đáp
G: yêu cầu hs làm ?1.
G: Nhận xét và khẳng định: Phép nhân hai số nguyên ở trên gọi là nhân hai số nguyên dương.
H: cá nhân làm tính:
a, 12 . 3 = 36 ; 
 b, 5 .120 = 600
H: chú ý nghe giảng và ghi bài .
1. Nhân 2 số nguyên dương
?1. Giải:
a) 12.3 = 36; b) 5 .120 = 600
Phép nhân hai số nguyên ở trên gọi là: Nhân hai số nguyên dương.
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm(10').
Mục tiêu: Hs nắm được các bước nhân hai số nghuyên trái dấu
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
G: yêu cầu học sinh làm ?2.
G: chiếu nội dung của ?2.
Quan sát kết quả bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai tích cuối.
? Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào ?.
G: Nhận xét và nêu quy tắc.
? Tính: (- 4) .(-25) = ?.
? Tích của hai số nguyên âm là một số ntn?
G: yêu cầu học sinh làm ?3
H: thảo luận nhóm bàn, sau đó đứng tại chỗ nêu kết quả.
H: Trả lời .
H: áp dụng quy tắc thực hiện.
H: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
H: làm bài vào vở
2. Nhân hai số nguyên âm
?2. 3. (- 4) = -12 
 2. (- 4) = -8 
 1. (- 4) = - 4 
 0. (- 4) = 0 
Suy ra:
(-1).(-4 ) = .
(-2).(- 4) = .
Quy tắc: sgk/90
Ví dụ :
(-4).(-25)= 
Nhận xét:
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
?3. Tính :
a) 5.17 = 85 
b) (-15).(-6) = = 90
Hoạt động 3: Kết luận(7').
Mục tiêu: Hs tổng hợp lại được cách nhận biết dấu của tích hai số nguyên cùng dấu và trái dấu
Phương pháp: vấn đáp
G: yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau:
? a. 0 = ?
? a, b cùng dấu thì a.b = ?
? a, b khác dấu thì a.b = ?
G: Nhận xét và khẳng định 
G: yêu cầu hs đọc chú ý 
G: yêu cầu học sinh làm ?4
H: cá nhân trả lời.
H: thảo luận nhóm bàn trả lời.
3. Kết luận: sgk/90
*Chú ý: 
Cách nhận biết dấu của tích.
( + ).( + ) ( + )
( - ).( + ) ( - )
 ( - ). ( - ) ( + )
*a.b = 0 thì hoặc a=0 hoặc b=0
*Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
?4. Với a > 0, nếu:
*) a.b > 0 thì b là một số nguyên dương.
*) a.b < 0 thì b là một số nguyên âm.
C. Hoạt động luyện tập ( 10 ‘) 
Mục tiêu: HS vận dụng được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
Phương pháp: HĐ cá nhân và HĐ cặp đôi
Giao nhiệm vụ cho hs 
Thực hiện hoạt động cá nhân
Hoạt động cặp đôi
Trình bày kết quả sau hoạt động
4. Vận dụng
Bài 1: Tính
5.(-20)
(-9).4
150.(-4)
-10.1
Bài 2: So sánh
(-5).7 và 0
–(5).7 và 7
(-5).7 và (-5)
(-5).7 và -34
D. Hoạt động vận dụng ( 5 ‘)
Mục tiêu: thực hiện tính nhẩm tìm thừa số chưa biết khi biết một thừa số và tích
Phương pháp: Hđ nhóm
Gv giao nhiệm vụ cho học sinh
Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Trình bày kết quả
Bài 3 Dự đoán giá trị của số nguyên x thỏa mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra xem có đúng không?
a) (-8).x = (-72)
b) 6.x = -54
c) (-4) . x = -40
d) (-6) . x= -66
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (7’)
Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
Phương pháp: Ghi chép
Đố: Công nhân của một công ty hưởng lương theo sản phẩm: lầm ra sản phẩm đúng quy cáchđược 100.000đ, lầm ra sản phẩm sai quy cách bị phạt 50.000đ. tháng vừa qua công nhân A làm ra được 40 sản phẩm đúng quy cách và 4 sản phẩm sai quy cách. Hỏi lương của công nhân A là bao nhiêu
HDVN:
- Học thuộc quy tắc nhân 2 số nguyên; chú ý (-).(-)(+)
- Làm bài 80 84_sgk/91; 120 125_SBT
- Hướng dẫn bài 80: Tính giá trị từng biểu thức (-7).(-5) = ? So sánh với 0.
Suy nghĩ và trả lời bài toán thực tế
Ghi chép lại nội dung về nhà
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 62: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Vận dụng thành thạo hai qui tắc này vào bài tập.
- Rèn thái độ cẩn thận khi tính toán.
2. Kỹ năng: - Áp dụng quy tắc để thực hiện phép tính 
-Cách nhận biết dấu của 1 tích và tìm thừa số chưa biết .
- Giải quyết được một số bài toán về so sánh và tìm số nguyên x,y thoả mãn 
3. Thái độ: Nghiêm túc, chú ý ghi chép, nghe giảng.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài và làm bài tập về nhà, SGK, SBT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu:Học sinh củng cố sử dụng quy tắc đặt dấu trong phép nhân hai số nguyên 
Phương pháp:Vấn đáp. 
*GV giao nhiệm vụ:
- HS1 :Nêu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu làm bài tập 80/91 SGK
GV: yêu cầu hs nhận xét 
GV: nhận xét đánh giá và cho điểm 
HS1 : phát biểu và làm bài và làm bài tập 
-HS nhân xét 
BT 80 (sgk : trang 91).
- Tích a.b dương nên a,b là hai số cùng dấu.Vì a là số nguyên âm nên b cũng là số nguyên âm
-Tích a.b âm nên a,b là hai số nguyên khác dấu.Vì a là số nguyên âm nên b là số nguyên dương 
B. Hoạt động luyện tập – Vận dụng.
Mục tiêu: Học sinh luyện tập vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên để làm 1 số dạng toán có liên quan
Phương pháp:Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.nêu và giải quyết vấn đề
Hoạt động 1:(9 phút)
Hoạt động cá nhân:
. 
-GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung như SGK.
- Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
GV: Gợi ý: + Điền dấu của tích a - b vào cột 3 theo chú ý /91 SGK.
+ Từ cột 2 và cột 3 điền dấu vào cột 4 tích của a . b2 .
=> Củng cố kiến thức cách nhận biết dấu của tích.
Bài 86/93 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung đề bài.
HS: Thực hiện.
GV: Gợi ý cách điền số ở cột 3, 4, 5, 6. Biết thừa số a hoặc b => tìm thừa số chưa biết, ta bỏ qua dấu “-“ của số âm, sau đó điền dấu thích hợp vào kết quả tìm được.
- Gọi hs bảng trình bày.
- Kiểm tra, sửa sai, ghi điểm
HS đọc đề bài và lắng nghe giáo viên hướng dẫn 
- HS: Lên bảng thực hiện.
Hs khác làm bài vào vở 
-HS quan sát bài tập trên bảng phụ 
Hs lắng nghe giáo viên hướng dẫn 
_Hs lên bảng làm bài 
.I.DẠNG 1 Cách nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết.
Bài 84/92 SGK:
Dấu của
a
Dấu của
b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 86/93 SGK
a
-15
13
9
b
6
-7
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Hoạt động 2:(10phút)
Hoạt động cá nhân:
- Bài 85/93 SGK 
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
Bài 87/93 SGK.
GV: Ta có 32 = 9. Vậy còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó bằng 9 không? Vì sao?.
Hỏi thêm: Có số nguyên nào mà bình phương của nó bằng 0, 35, 36, 49 không?
nó cùng bằng một số?
GV: Em có nhận xét gì về bình phương của một số nguyên?
Bài 88/93 SGK
GV: Vì x Î Z, nên x có thể là số nguyên như thế nào?.
GV: Nếu x < 0 thì (-5) . x như thế nào với 0? Vì sao?
.
GV: Tương tự với trường hợp x > 0 và x = 0
HS đọc đề áp dụng quy tắc lên bảng làm bài 
HS: Số đó là -3. Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
HS trả lời 
HS: Hai số đối nhau.
HS: Bình phương của một số nguyên luôn lớn hơn hoặc bằng 0 (hay là một số không âm)
HS: x có thể là số nguyên âm, số nguyên dương hoặc x = 0
HS: Trả lời.
II.DẠNG 2: Tính và so sánh 
Bài 85/93 SGK
a) (-25) . 5 = 75
b) 18 . (-15) = -270
c) (-1500) . (-100) = 150000.
d) (-13)2 = 169
Bài 87/93 SGK
Biết 32 = 9. Còn có số nguyên mà bình phương của nó bằng 9 là: - 3.
Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Bài 88/93 SGK
Nếu x 0
Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0
Nếu x = 0 thì (-5) . x = 0
Hoạt động 3 :(09 phút)
Hoạt động nhóm:
GV Hai thừa số : a.b =0 xảy ra khi nào?
HS: a=0 hoặc b=0
GV gợi ý bài 2: x-5 là số nguyên dương hay âm vì sao?
Tương tự cho ý 2.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
GV chia lớp 4 nhóm thảo luận bài 1 và bài 2
Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày 
- 
Gv đánh giá nhận xét và cho điểm 
- 
HS: a=0 hoặc b=0
-HS cả lớp lắng nghe 
Hs hoạt động nhóm để làm bài 
Các nhóm lên trình bày và nhận xét chéo nhau 
III.Dạng 3. Dạng toán tìm x 
Bài 1:
a) Tìm x nguyên
 x. (x+3) =0
b) Tìm 5 giá trị nguyên x 
 -4. (x – 5) <0
Bài 2:
a) Tìm x nguyên
( x2 + 1). (x -4) =0
b) Tìm 5 giá trị nguyên x 
 3.( x + 4) >0
C. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (11phút)
Mục tiêu:
- Giải quyết được một số bài toán ở mức khó hơn của phép nhân hai số nguyên và hướng dẫn hs dùng máy tính bỏ túi để tính 
Phương pháp: phiếu học tập Gợi ý, giao bài tập về nhà.
Hoạt động phiếu học tập:
(09phút)
GV hướng dẫn hs phân tích số -5 thành tích hai số nguyên khác dấu bằng tất cả các cách có thể từ đó tìm đc x,y
- GV giao phiếu bài tập đã in sẵn bài tập hs làm bài tập vào phiếu 
- Đọc đề bài toán.
Hs cả lớp lắng nghe 
-HS làm bài vào phiếu 
Bài tập :Tìm hai số nguyên x,y sao cho
a)x.y = -5
b)(x+1).(y-2) =-5
bài làm :
a)Ta có -5=1.(-5)=(-5).1=(-1).5=5.(-1)từ đó suy ra (x;y)=(1;-5) ,(-5;1),(-1;5),(5;-1)
b)tương tự câu a ta tìm được x+1 và y-2 .từ đó suy ra 
x;y)=(0;-3) ,(-6;3),(-2;7),(4;1)
. Củng cố: (1’)
	+ GV: Khi nào thì tích hai số nguyên là số nguyên dương? số nguyên âm? số 0?
	+ HS: Tích hai số nguyên:	- là số nguyên dương, nếu hai số cùng dấu.
	- Là số nguyên âm, nếu hai số khác dấu.
	- Là số 0, nếu có thừa số bằng 0.
	5. Hướng dẫn về nhà:( 1’)
	+ Ôn lại qui tắc phép nhân số nguyên.
	+ Các tính chất của phép nhân trong N.
	+ Làm các bài tập 128, 129, 130, 131, 132/71 SGK.	
 Hướng dẫn sử dụng máy tính: Bài 89/93 SGK:
 - Hướng dẫn HS cách bấm nút dấu “-“ của số nguyên âm như SGK.
 - Gọi HS lên bảng sử dụng máy tính bỏ túi tính các phép tính đề bài đã cho.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 63: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN 
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
2. Kỹ năng: Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. Biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức
3. Thái độ: Nghiêm túc, chú ý ghi chép, nghe giảng.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 6 phút)
Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức về tính chất của phép nhân số tự nhiên
Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề
- Gọi HS nhắc lại tính chất của phép nhân số tự nhiên và ghi lại ở phần bảng nháp.
- Gọi HS nhận xét các tính chất trên.
- GV phát cho mỗi nhóm ( 2 người một phiếu bài tập nhóm theo mẫu sau:
Các câu sau thể hiện tính chất gì giống với tính chất của số tự nhiên đã học:
a) (+3).(-2) = (-2).(+3) :................................................
b) (-5).(-7) = (-7).(-5)
:......................................................
c) (-3).1=1.(-3)=-3
:.............................................
d) [4.(-6)].(-8) = 4.[(-6).(-80]
:.............................................
e) 9.[(-2)+(-3)] = 9.(-2)+9.(-3)
:..................................................
- GV sửa bài và chốt lại
- GV: Như vậy các tính chất của phép nhân trong N có còn đúng trong Z hay không? Hôm nay, cô và các em cùng nhau tìm hiểu “ Tính chất của phép nhân” trong tập hợp số nguyên.
- HS nhắc lại các tính chất của phép nhân số tự nhiên:
+ Giao hoán
+ Kết hợp
+ Nhân với số 1
+ Phân phối giữa phép nhân và phép cộng. 
- HS nhận xét.
- HS nhận phiếu bài tập và hoàn thành theo nhóm đôi
a) Tính chất giao hoán
b) Tính chất giao hoán
c) Tính chất nhân với 1
d) Tính chất kết hợp
e) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- HS chú ý
Tính chất của phép nhân số tự nhiên:
+ Giao hoán
+ Kết hợp
+ Nhân với số 1
+ Phân phối giữa phép nhân và phép cộng. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán (5 phút)
Mục tiêu: HS biết tính chất giao hoán của phép nhân số nguyên
Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- GV yêu cầu HS tính nhanh và so sánh bài tập sau
a) 2.(-3)=? ; (-3).2=? ; 
b) (-7).(-4) = ?; (-4).(-7)=?
- GV gọi HS tự rút ra nhận xét:
Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích như thế nào?
- GV đưa ra công thức: a.b=b.a
- HS phát biểu:
2.(-3)= - 6 ; (-3).2= - 6 ; 
(-7).(-4) = 28; (-4).(-7)=28
- HS : Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
1. Tính chất giao hoán
 a.b=b.a
Ví dụ: 
a) 2.(-3) = (-3).2= - 6 
b) (-7).(-4) = (-4).(-7)=28
Hoạt động 2: Tính chất kết hợp ( 8 phút)
Mục tiêu: HS biết tính chất kết hợp của phép nhân số nguyên
Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- GV yêu cầu HS tính và so sánh
[9.(

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_so_hoc_lop_6_tiet_59_den_tiet_64.docx
Giáo án liên quan