Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 52 đến tiết 54

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về Quy tắc dấu ngoặc.

2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập.

 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập luyện tập.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức: (1 ph)

2. Các hoạt động dạy và học

 

doc10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 52 đến tiết 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 52. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về Quy tắc dấu ngoặc.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh. 
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập luyện tập.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức: (1 ph)
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
- GV: nêu yêu cầu kiểm tra
+ HS1: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc. Chữa bài 89 a, b. 65 SBT.
+ HS2: Thế nào là một tổng đại số?
Chữa bài 90.65 SBT
- GV: gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, cho điểm
- GV: ghi bài
- HS: lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS: nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Luyện tập (35 phút)
Mục tiêu:
Củng cố và khắc sâu kiến thức về Quy tắc dấu ngoặc
Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh. 
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
 - GV: tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện giải các bài tập
* Dạng đơn giản biểu thức.
Bài 58.85 SGK:
- GV: Hướng dẫn: viết tổng cho đơn giản, áp dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc, giao hoán và nhóm các số hạng không chứa chữ vào một nhóm và tính.
- GV: Gọi hai HS lên bảng trình bày.
- GV: Cho cả lớp nhận xét, ghi điểm.
Bài 90.65 SBT:
- GV: Cho HS Hoạt độngtheo nhóm.
- GV: Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Cho cả lớp nhận xét, đánh giá và ghi điểm.
* Dạng tính nhanh
Bài 59.85 SGK:
- GV: Gọi hai HS lên bảng trình bày.
- GV: Yêu cầu HS trình bày các bước thực hiện.
Bài 91.65 SBT:
- GV: Cho HS Hoạt độngnhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày lời giải.
* Dạng bỏ dầu ngoặc, rồi tính
Bài 60.85 SGK:
- GV: Gọi hai HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
Bài 92.65 SBT:
- GV: Cho HS Hoạt độngnhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày các bước thực hiện.
- HS: theo dõi GV hướng dẫn
- HS: Lên bảng thực hiện.
- HS: Thảo luận nhóm.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
- HS: Lên bảng thực hiện.
- HS: + Áp dụng qui tắc dấu ngoặc;
+ Thay đổi vị trí các số hạng, 
+ Nhóm các số hạng và tính.
- HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS: + Áp dụng qui tắc dấu ngoặc.
+ Thay đổi vị trí số hạng.
+ Nhóm các số hạng và tính.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV
Tiết 52. Luyện tập
1. Bài 58 SGK.85: Đơn giản biểu thức:
a) x + 22 + (-14) + 52
 = x + 22 - 14 + 52
 = x + (22 - 14 + 52)
 = x + 60
b) (-90) - (p + 10) + 100
 = - 90 - p - 10 + 100
 = - p + (- 90 - 10 + 100) = - p
2. Bài 90 SBT.65: Đơn giản biểu thức:
a) x + 25 + (-17) + 63
 = x + (25 - 17 + 63) = x + 71
b) (-75) - (p + 20) + 95
 = -75 - p - 20 + 95
 = - p + (- 75 - 20 + 95) = - p
3. Bài 59 SGK.85: Tính nhanh tổng sau:
a) (2736 - 75) - 2736
 = 2736 - 75 - 2736
 = (2736 - 2736) - 75 = -75
b) (-2002) - (57 - 2002)
 = - 2002 - 57 + 2002
 = (2002 - 2002) - 57 = - 57
4. Bài 91 SBT.65: Tính nhanh:
a) (5674 - 97) - 5674
 = 5674 - 97 - 5674
 = (5674 - 5674) - 97 = - 97
b) (-1075) - (29 - 1075)
 = - 1075 - 29 + 1075
 = (1075 - 1075) - 29 = - 29
5. Bài 60 SGK.85:
a) (27 + 65) + (346 - 27- 65)
 = 27 + 65 + 346 - 27 - 65
 = (27-27)+(65-65) + 346 = 346
b) (42 - 69 +17) - (42 + 17)
 = 42 - 69 + 17 - 42 - 17
 = (42-42) + (17-17) - 69 = - 69
6. Bài 92 SBT.65 
a) (18 + 29) + (158 - 18 -29)
 = 18 + 29 + 158 - 18 - 29
 = (18-18) + (29-29) + 158 
 = 158
b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49)
 = 13 - 135 + 49 - 13 - 49
 = (13 - 13) + (49 - 49) - 135
 = - 135
V. Củng cố - hướng dẫn học và chuẩn bị ở nhà: (2 ph)
- Củng cố
HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
- Dặn dò:
+ Ôn lại qui tắc dấu ngoặc.
+ Cách biến đổi các số hạng trong một tổng
+ Xem lại các dạng bài tập đã giải.
+ Ôn lại phần lý thuyết và bài tập trong chương I; lý thuyết và bài tập trong chương II từ bài “Làm quen với số nguyên âm” đến bài “Quy tắc dấu ngoặc” để chuẩn bị tiết 55 - 56 ôn tập thi học kỳ I.
VI. RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 53. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tập hợp, các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, phép trừ số tự nhiên.
- Ôn tập các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học 
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, ôn tập các câu hỏi ôn tập, làm bài tập	
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1 ph)
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Ôn tập về tập hợp (10 ph)
Mục tiêu:
Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tập hợp
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, hợp tác nhóm...
- GV yêu cầu học sinh Hoạt độngnhóm
+ Nhóm 1: Có mấy cách viết tập hợp?
+ Nhóm 2: Tập hợp A là con của tập hợp B khi nào? Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào?
+ Nhóm 3: viết tập hợp N, N*? Cho biết mối quan hệ giữa hai tập hợp trên?
+ Nhóm 4: Cho ví dụ về tập hợp. viết bằng 2 cách.
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài tập.
* Bài 1: 
a) viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 15 theo hai cách.
b) Cho B = {x N. 8 < x < 13}. Hãy biểu diễn các phần tử của tập hợp A ∩ B trên tia số.
c) Điền ký hiệu , , vào ô vuông:
8 A ;14 B ;
{10;11} A
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- HS: Trả lời.
* Bài tập1:
a) A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}
A = { x N. 7 < x < 15}
b) A ∩ B = {9; 10; 11; 12}
c) 8 A ; 14 B; 
{10;11} A ; A B
Hoạt động 2: Ôn tập về các phép toán trên tập hợp số tự nhiên (13 ph)
Mục tiêu:
Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, phép trừ số tự nhiên.
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
GV yêu cầu HS Hoạt độngnhóm
+ Nhóm 1: Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất gì?
Nhóm 2: Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì?
+ Nhóm 3: Nêu điều kiện để có phép trừ a - b; thương a : b?
+ Nhóm 4: Nêu dạng tổng quát của phép nhân, phép chia hai lũy thừa cùng cơ số?
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài và nêu các bước thực hiện. HS dưới lớp làm vào vở
* Bài 2: Tính:
a) 23 . 24 + 23 . 76
b) 80 - (4 . 52 - 3 . 23)
c) 900 - {50 . [(20 - 8) : 2 + 4]}
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- HS: Lên bảng thực hiện.
- HS: Ta thực hiện phép chia trước, phép trừ sau
*Bài tập 2: Tính:
a) 23 . 24 + 23 . 76
= 8 . 24 + 8 . 76
= 8. (24 + 76) = 8 . 100 = 800
b) 80 - (4 . 52 - 3 . 23)
= 80- (4 . 25 - 3 . 8)
= 80 - ( 100 - 24) = 80 – 76 = 4
c) 900 - {50 . [(20 - 8) : 2 + 4]}
= 900 – { 50 . [ 16 : 2 + 4 ]}
= 900 – {50 . [ 8 + 4]}
= 900 – { 50 . 12}
= 900 – 600 = 300
Hoạt động 3: Ôn tập về các dấu hiệu chia hết 10 ph )
Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức đã học về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
GV yêu cầu học sinh Hoạt độngnhóm
+ Nhóm 1: Nêu các t.c chia hết của một tổng.
+ Nhóm 2: Dấu hiệu chia hết cho 2?
+ Nhóm 3: Dấu hiệu chia hết cho 5?
+ Nhóm 4: Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 ?
* Bài tập 3: Điền chữ số vào dấu * để số 45*
a) Chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9
b) Chia hết cho cả 2 và 5.
c) Chia hết cho cả 2, 3, 5, 9
Đại diện các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- HS: suy nghĩ trả lời
* Bài tập 3: 
Điền chữ số vào dấu * để số 45*
a) * = 0
b) * = 0
c) * = 0
Hoạt động4: Ôn tập về số nguyên tố, hợp số, ước, bội ( 10 ph)
Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
+ Câu 9: Thế nào là số nguyên tố? hợp số? 
Phân tích một số lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố?
* Bài tập 4: Không tính, xét xem các biểu thức sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 5 . 7 . 11 + 13 . 7 . 19
b) 5 . 7 . 9 . 11 - 2 . 3 . 7
c) 423 + 1422
d) 1998 - 1333
- GV: Cho HS Hoạt độngnhóm.
+ Câu 10: x ƯC của a, b, c ; và
 x BC của a, b, c khi nào ?
+ Câu 11: Thế nào là ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số?
* Bài tập 5: Cho a = 30 ; b = 84
a) Tìm ƯCLN (a, b) ; ƯC (a, b)
b) Tìm BCNN (a, b) ; BC (a, b)
- HS: Thảo luận nhóm
- HS: lên bảng thực hiện
* Bài tập 4: 
a) 5 . 7 . 11 + 13 . 7 . 19
b) 5 . 7 . 9 . 11 - 2 . 3 . 7
c) 423 + 1422
d) 1998 - 1333
* Bài tập 5: Cho a = 30 ; b = 84
V. Củng cố - hướng dẫn học và chuẩn bị ở nhà(02 phút)
- Xem lại các bài tập đã giải. Ôn tập các kiến thức về số nguyên, các bài tập thực tế.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập học kì I(tiếp). 
VI. Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 54. ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học về: Tập hợp số nguyên; giá trị tuyệt đối của số nguyên a; qui tắc tìm giá trị tuyệt đối; các tính chất của phép cộng các số nguyên; qui tắc trừ hai số nguyên; qui tắc bỏ dấu ngoặc.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học 
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, ôn tập các câu hỏi ôn tập, làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức ( 1 ph)
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Khởi động (22 ph)
HS lên báo cáo kết quả nhiệm vụ giao về nhà
Nhóm 1+2 - Bài 1: Một số sách khi xếp thành từng bó, mỗi bó 6 quyển, 8 quyển hoặc 15 quyển để vừa đủ. Tính số sách đó. Biết rằng số sách trong khoảng từ 200 đến 300 quyển?
Nhóm 3+4 - Bài 2: Một lớp học gồm 42 nam và 60 nữ, chia thành các tổ sao cho số nam và số nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Có thể chia lớp đó nhiều nhất thành bao nhiêu tổ để số nam và số nữ được chia đều cho các tổ?
 HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả nhiệm vụ giao về nhà
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tiết 54. Ôn tập học kì I (tiếp)
* Bài 1: 
Gọi số sách cần tìm là a (a N*; 200 < a < 300)
Theo đề bài ta có: 
a 6; a 8; a 15 
=> a BC(6, 8, 15)
6 = 2.3; 8 = 23; 15 = 3.5
=> BCNN(6,8,15) = 23.3.5 = 120
BC(6,8,15) = B(120) = {0; 120; 240; 360; }
mà 200 a = 240
Vậy số sách cần tìm là 240 quyển
* Bài 2: 
Gọi số tổ nhiều nhất là a 
(a N*)
Theo đề bài ta có: 
42 a; 60 a
=> a ƯC(42, 60)
42 = 2.3.7; 60 = 22.3.5 
=> ƯCLN(42,60) = 2.3 =6 
Mà a là số lớn nhất nên a=ƯCLN(42,60)=6
Vậy có thể chia lớp đó nhiều nhất thành 6 tổ
Hoạt động 2: Ôn tập về số nguyên tố, hợp số, ước, bội ( 20 ph)
Mục tiêu:
Ôn lại các kiến thức đã học về: Tập hợp số nguyên; giá trị tuyệt đối của số nguyên a; qui tắc tìm giá trị tuyệt đối; các tính chất của phép cộng các số nguyên; qui tắc trừ hai số nguyên; qui tắc bỏ dấu ngoặc.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
- GV: Nêu các câu hỏi, yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
Câu 1: viết tập hợp Z các số nguyên? Cho biết mối quan hệ giữa các tập hợp N, N*, Z.
Câu 2: Giá trị tuyệt đối của a là gì? Nêu qui tắc tìm giá trị tuyệt đối của a, số nguyên âm, số nguyên dương?
Câu 3: Nêu qui tắc công hai số nguyên cùng dấu dương, âm?
Câu 4: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
Câu 5: Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.
Câu 6: Nêu qui tắc trừ số nguyên a cho số nguyên b? Nêu công thức tổng quát.
Câu 7: Nêu qui tắc bỏ dấu ngoặc?
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn các đề bài tập. Yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày.
* Bài 3: Tính:
1) (-25) + (-5) ; 2) (-25) + 5
3) 62 - ç- 82 ç ; 4) (-125) + 55 ç
5) (-15) – 17 ; 6 ) (-4) – (5 - 9)
* Bài 4: Bỏ dấu ngoặc rồi tính.
1) (8576 - 535) – 8576
2) (535 - 135) – (535 + 265)
3) 147 – (-23 + 147)
* Bài 5: Tìm số tự nhiên x biết:
1) -15 + x = - 4 
2) 35 – x = -12 – 3
3) çx ç= 11 (x > 0) 
4) çx ç= 13 (x < 0)
5) 11x – 7x + x = 325
- HS: Trả lời.
* Bài 3: Tính:
1) – 30 2) – 20 
3) – 20 4) – 70
5) – 32 6) 0
* Bài 4: Bỏ dấu ngoặc rồi tính.
1) – 535 2) – 400 3) 23
* Bài 5: Tìm số tự nhiên x 
1) x = 11 2) x = 50
3) x = 11 4) x = - 13
5) x = 65
3. Củng cố - hướng dẫn học và chuẩn bị ở nhà (02 phút)
- Ôn tập thật kĩ các kiến thức đã học, các dạng bài tập đã, đã chữa, 
- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra học kì I 
Rút kinh nghiệm: 	

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_so_hoc_lop_6_tiet_52_den_tiet_54.doc