Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 21 đến Tiết 24 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức:. Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai.

2. Kỹ năng: Rèn các kĩ năng thực hiện các phép tính trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ, thực hiện phép tính trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa giá trị tuyệt đối.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Nội dung:

 

docx14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 21 đến Tiết 24 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 21: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:. Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai.
2. Kỹ năng: Rèn các kĩ năng thực hiện các phép tính trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ, thực hiện phép tính trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa giá trị tuyệt đối.
3. Thái độ: yêu thích môn học. 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 9 phút)
Mục tiêu: HS ôn tập lại các cách giải những dạng toán cơ bản
Phương pháp: Dùng kĩ thuật phòng tranh
GV giao nhiệm vụ cho HS di chuyển ôn tập lại các dạng toán đã giải
-HS di chuyển vòng tròn qua từng bức tranh có ghi sẵn cách giải các dạng toán cơ bản ở tiết trước (HS làm)
C. Hoạt động luyện tập ( 30 phút) 
Mục đích: Rèn kĩ năng giải các dạng toán trong chương I
Phương pháp: hđ cá nhân, hđ cặp đôi, hđ nhóm
-GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi trong 5 phút
-GV quan sát giúp đỡ HS khi cần
? muốn tìm được x và y ta sử dụng kiến thức nào?
-GV: Giáo viên yêu cầu 3 học sinh lên bảng tình bày
-GV chốt lại trong 2 phút
-GV giao nhiệm vụ cho HS
HS dùng tranh đồng hồ để thực hiện việc hẹn hò với bạn tại lúc 6 giờ và 10 giờ. Tại khung 6 giờ thảo luận với bạn hẹn bài số 2
-GV quan sát giúp đỡ HS khi cần
? muốn lập được dãy tỉ số bằng nhau ta làm thế nào?
GV chốt lại
-GV giao nhiệm vụ:
HS trao đổi cách làm bài 3 với bạn hẹn tại khung 10 giờ
-GV gọi HS trình bày 
-GV gọi các HS khác nhận xét, chỉnh sửa
- GV chốt
HS: nhận nhiệm vụ
HS lên bảng trình bày
HS dưới lớp làm bài và đổi vở kiểm tra
Nhận xét đánh giá bài trên bảng trong 2 phút
-HS đi hẹn bạn
- HS thảo luận và báo cáo kết quả.
-HS lên bảng trình bày 
-HS nhận xét bài làm trên bảng
-HS lên bảng trình bày 
-HS nhận xét bài làm trên bảng
Bài 1: Tìm x, y, z khi :
1) và x - 24 = y 
2) và 
3) và x - y = 4009 
Bài 2 . Tính số học sinh của lớp 7A và lớp 7B. Biết lớp 7A ít hơn lớp 7B là 5 học sinh và tỉ số học sinh của hai lớp là 8 : 9
Bài 3 . Bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D đi lao động trồng cây. biết số cây trồng của ba lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt tỷ lệ với 3; 4; 5; 6 và lớp 7A trồng ít hơn lớp 7B là 5 cây. Tính số cây trồng của mỗi lớp?
Giải
Gọi số cây trồng được của các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt là a;b;c;d. (a;b;c;d Î N*)
Theo bài ra ta có: và b – a = 5 
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
=> a = 3.5 = 15
=> b = 4.5 = 20
=> c = 5.5 = 25
=> d = 6.5 = 30
Vậy số cây trồng được của các lớp 7A, 7B, 7C, 7D lần lượt là: 15; 20; 25; 30 cây.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5 phút)
Mục tiêu: Rèn khả năng tư duy cho HS
Phương pháp: hđ nhóm
-HS hoạt động nhóm làm bài
Bài 1: Chứng minh 106 -57 chia hết cho 59
GV gợi ý : nếu tích a.b có a hoặc b chia hết cho c thì a.b chia hết cho c.
Bài 2: So sánh 291 và 535 
-GV: So sánh 2 luỹ thừa ta so sánh như thế nào?
Cơ số 2 và 5 thì có thể viết thành dạng cùng cơ số hay không ? 
Nếu không hãy đưa về dạng cùng số mũ
-Dặn dò: ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
-HS nhận nhiệm vụ
-HS dựa vào gợi ý của GV để có hướng làm bài
-HS trình bày bài làm
-GV nhận xét và chốt kiến thức
Dạng bài phát triển tư duy
Bài 1: Chứng minh 106 -57 chia hết cho 59
Bài giải:
106 – 57 = (5.2)6 – 57 
= 56.26 – 57 = 56.(26 – 5)
= 56 .( 64 – 5) = 56 .59 59 
Bài 2: So sánh 291 và 535 
Bài giải: 
 và 
mà 3218 > 2518 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 22: KIỂM TRA 45’ CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Kiểm tra được học sinh một số kiếm thức trọng tâm của chương:
Nhân hai luỹ thừa, giá trị tuyệt đối,căn bậc hai, tính chất của tỉ lệ thức,...
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học
Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế
3. Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: năng lực giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm
2. Học sinh: Nội dung ôn tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 
2. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Đã nghiên cứu xong chương đầu tiên
Tiến hành kiểm tra 1 tiết để đánh giá kiến thức mình đã học.
3. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 Phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài
HS: Chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 Phút) 
GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
 Ưu điểm:
 Hạn chế:
4. Dặn dò: (1 Phút)
 Ôn lại các nội dung đã học
 GV: Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA 45’ ĐẠI SỐ 7 CHƯƠNG I
 TỔ TOÁN THCS 
ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Câu 1 : Cho . Giá trị của x bằng:
A. 	 B.	 C. 	 D. 7
Câu 2 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. (22)3 = 25 	 B. 42.43 = 45 	 C. 20170 = 1 	 D. (-2)2 = 4
Câu 3: Giá trị của biểu thức 5.49 - 16 là : 
A. 19 B. 20 C. 31 D. 45
Câu 4 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. 5 Î N B. -3 Î Q	 C. 1,245 Î R D. 1,(23) Î I 
Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. 	 B. 	 C. 	 D. 
Câu 6: Kết quả của phép tính bằng :
A. B. C. D. 
II. TỰ LUẬN (7điểm)
Bài 1 (1,5điểm). Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể):
a) 	b) 
Bài 2 (1,5điểm). Tìm x, biết:
a) b) 
Bài 3: (2điểm). Số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C của một trường tỉ lệ với 3 ; 4 ; 5. Biết tổng số học sinh của cả ba lớp là 120 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Bài 4: (1điểm). So sánh hai số sau (có giải thích): 2195 và 3130 .
Bài 5: (1điểm). Cho và a + b + c 0. Tính giá trị của M = 
TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA 45’ ĐẠI SỐ 7 CHƯƠNG I
 TỔ TOÁN THCS 
ĐỀ 2
I.TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Giá trị của biểu thức 5.49 - 16 là : 
A. 31 B. 20 C. 19 D. 45
Câu 2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. 	 B. C. 	 D. 
Câu 3: Cho . Giá trị của x bằng:
A. 	 B.	 C. 	 D. 7
Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. (-2)2 = 4	 B. 42.43 = 45 	 C. 20170 = 1 	 D. (22)3 = 25 
Câu 5: Kết quả của phép tính bằng :
A. B. C. D. 
Câu 6: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai ?
A. 1,(23) Î I B. -3 Î Q	 C. 1,245 Î R D. 5 Î N
II. TỰ LUẬN (7điểm)
Bài 1 (1,5điểm) .Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể):
a) 	b) 
Bài 2 (1,5điểm). Tìm x, biết:
a) b) 
Bài 3: (2điểm). Số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C của một trường tỉ lệ với 3 ; 4 ; 5. Biết tổng số học sinh của cả ba lớp là 120 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Bài 4: (1điểm). So sánh hai số sau (có giải thích): 2195 và 3130 .
Bài 5: (1điểm). Cho và a + b + c 0. Tính giá trị của M = 
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng được 0,5điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đề 1
B
A
C
D
B
D
Đề 2
A
C
B
D
B
A
II.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1 (1,5điểm) .Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể):
a) 
= 	(0,25đ)
= = (0,5đ)
b) 
 = (0,25đ)
 = (0,5đ)
Bài 2 (1,5điểm). Tìm x, biết:
a) 
 (0,25đ)
 (0,5đ)
b) => => (0,25đ) 
Mỗi trường hợp đúng được 0,25 điểm. 
Bài 3: (2điểm). Số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C của một trường tỉ lệ với 3 ; 4 ; 5. Biết tổng số học sinh của cả ba lớp là 120 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Giải : 
Gọi số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c (a,b,c N*) (0,25đ)
Theo bài ra ta có: và a + b + c = 120 (0,5đ)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
 (0,25đ)
 (0,25đ)
 (0,25đ)
 (0,25đ)
Vậy số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 30; 40; 50 học sinh. (0,25đ)
Bài 4: (1điểm). So sánh hai số sau (có giải thích): 2195 và 3130 .
2195 = 23.65 = (23)65 = 865 (0,25đ)
3130 = 32.65 = (32)65 = 965 (0,25đ)
Vì 8 < 9 nên 865 < 965 (0,25đ)
Vậy 2195 < 3130 . (0,25đ)
Bài 5: (1điểm). Cho và a + b + c 0. Tính giá trị của M = 
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
 (0,5đ)
a = b ; b = c ; c = a 
a = b = c (0,25đ)
M = = == 1 (0,25đ)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
CHƯƠNG II- HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Tiết 23: §1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận y = ax 
(a 0). Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không? Biết được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận: ; .
2. Kỹ năng: Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS. HS yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực suy luận.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 2 phút)
Mục tiêu: HS có cái nhìn khái quát về chương học mới
Phương pháp: thuyết trình
GV giới thiệu về chương hàm số và đồ thị 
HS lắng nghe
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Các ví dụ. (12 phút)
Mục tiêu: nhớ lại đại lượng tỉ lệ thuận ở tiểu học và hình thành khái niệm hai đại lượng tỉ lệ thuận, hiểu rõ hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau khi nào.
Phương pháp: đàm thoại, hoạt động cá nhân, nhóm
-Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận đã học ở tiểu học? Ví dụ
-Như vậy có cách nào để mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ thuận? chúng ta sẽ nghiên cứu phần thứ nhât định nghĩa
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: viết công thức tính:Quãng đường đi được s (km) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều với vận tốc 15 km/h.
b, Chu vi P của hình vuông theo cạnh a của hv?
-Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau của các công thức trên?
-GV: Ta nói đại lượng s tỉ lệ thuận với đại lượng t theo hệ số tỉ lệ 15. Vậy đại lượng P tỉ lệ thuận với đại lượng a theo hệ số tỉ lệ nào?
-GV: Tổng quát: Khi nào thì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k ?
-GV ghi bảng, gạch chân công thức y = k.x, y tỉ lệ thuận với x theo tỉ số k
- GV giải thích cho HS thấy kiến thức đại lượng tỉ lệ thuận đã học ở tiểu học chỉ là 
trường hợp riêng (k>0). Để nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau hay không, ta cần xem chúng có liên hệ với nhau bằng công thức dạng y = kx hay không.
-GV yêu cầu HS hđ nhóm làm VD 1, 2 trên máy chiếu
-GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và chốt kiến thức
-GV: Khi y tỉ lệ thuận với x thì x có tỉ lệ thuận với y không? Nhận xét hệ số k’ và hệ số k. Từ đó rút ra nhận xét.
-GV yêu cầu HS làm VD3
-GV: Qua ví dụ trên em hãy cho biết: nếu biết hai giá trị tương ứng của đại lượng tỉ lệ thuận ta tìm được gì?
-GV chốt kiến thức 
-Hai đại lượng liên hệ với nhau sao cho khi đại lượng này tăng (hay giảm) bấy nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng hay giảm (hay giảm) bấy nhiêu lần
-Ví dụ: Chu vi và cạnh của hình vuông; quãng đường đi được và thời gian của một vật chuyển động đều.
-HS suy nghĩ làm bài
-2HS đứng tại chỗ trả lời: 
 S = 15. t ; P = 4. a
-HS: đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0.
-HS đọc định nghĩa và nhắc lại
-HS hoạt động nhóm làm VD1, 2
-Đại diện nhóm trả lời và giải thích, nhóm khác nhận xét
-HS thảo luận cặp đôi, trả lời
-HS làm VD3
1. Định nghĩa
(SGK – 52)
VD1: Đại lượng y có tỉ lệ thuận với đại lượng x không ?
 y = 2x
 y = -13 x
 y = 2x
 y = 5.x
VD2: Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Hỏi x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ nào?
Giải:
Ta có: y = 2 x => x = 12 y
=> x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là k’ = 1/2
*Chú ý: Khi y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k (k ≠ 0) thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 1/k.
VD3: Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x. Khi y = -3 thì x = 9. Tìm hệ số tỉ lệ? Tính giá trị của y khi x = 2?
Giải:
a, y tỉ lệ thuận với x nên y = kx.
 Khi y = -3 thì x = 9, thay vào ta có:
-3 = k. 9 => k = -3 : 9 = -1/3 
b, y = (-1/3).2 = -2/3
Hoạt động 2: Qua ví dụ cụ thể hình thành tính chất ( 15 phút)
Mục tiêu: Từ ví dụ cụ thể rút ra tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
Phương pháp: hoạt động nhóm
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?4 trên phiếu học tập và báo cáo theo vòng tròn
-GV quan sát và trợ giúp HS khi cần
-GV giải thích thêm sự tương ứng của x1 và y1 ; x2 và y2 ; 
-Qua phần vừa làm GV cho HS biết đó là tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
-Yêu cầu HS nhắc lại tính chất
-HS nhận nhiệm vụ
-HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ kiến thức
-HS nhắc lại tính chất
2. Tính chất. (15 phút) 
?4
x
y
a. Vì x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận 
y1 = kx1 hay 6 = k. 3
k = y : x = 6 :3 = 2
Vậy hệ số tỉ lệ là 2
b) y2 = kx2 = 2.4 = 8
y3 = 2.5 = 10 ; y4 = 2.6 = 12
c) (chính là hệ số tỉ lệ)
C. Hoạt động luyện tập ( 6 phút) 
Mục đích: Rèn kĩ năng tính hệ số tỉ lệ, tính giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia
Phương pháp: hoạt động cá nhân
-GV yêu cầu HS làm bài tập 1 sgk/53
-GV gọi HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét, GV nhận xét và chốt kiến thức
-HS làm bài cá nhân và lên bảng trình bày
-HS khác nhận xét
Bài 1/ 53SGK: 
a)Vì x và y tỉ lệ thuận nên y = kx.
Thay x = 6; y= 4 ta có:
4 = k. 6 k= ; 
D. Hoạt động vận dụng ( 6 phút)
Mục tiêu: Biết vận dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải bài tập
Phương pháp: hoạt động nhóm
-GV yêu cầu HS hđ nhóm làm bài 2 sgk/54 vào bảng nhóm
-GV nhận xét bài của nhóm làm nhanh nhất
-HS nhận nhiệm vụ
Bài 2/54 SGK: 
Ta có x4 = 2; y4 = -4. Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên y4 =k.x4 
 k = y4 : x4 = -4 : 2= -2
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (3 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng công thức hai đại lượng tỉ lệ thuận vào bài tập nâng cao
Phương pháp: hoạt động cặp đôi
GV yêu cầu HS tìm các đại lượng tỉ lệ thuận với nhau trong thực tế
-Dặn dò: BT: 3, 4 sgk/54
HS có thể tìm được: lượng lương thực tỉ lệ thuận với số người tham gia bữa ăn; số vật liệu tỉ lệ thuận với diện tích công trình; số sản phẩm tỉ lệ thuận với số thời gian sản xuất
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 24: §2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
2. Kỹ năng: : Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 3 phút)
Mục tiêu: ôn lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Phương pháp: vấn đáp
-Khi nào đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x ?
-Viết lại tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
HS thực hiện yêu cầu
1.Bài toán 1 (sgk)
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Bài toán 1 (17 phút)
Mục tiêu: HS nắm được cách làm bài toán 
Phương pháp: hoạt động nhóm
-GV yêu cầu HS hđ nhóm tìm hiểu bài toán 1 và các bước giải
-GV chiếu lời giải bài toán 1 trên máy chiếu để các nhóm phân tích cách giải, nhận xét 
-GV chốt lại
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?1
-Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nêu chú ý 
-HS thực hiện yêu cầu
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
?1. Tóm tắt: 
Thanh 1
Thanh 2
m (g)
 m2
 m1
V (cm3)
 10
 12
Gọi khối lượng hai thanh kim loại đồng chất tương ứng là m1 gam và m2 gam .
Vì khối lượng và thể tích của thanh kim loại đồng chất là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên: 
Theo bài ra ta có: m2 + m1 = 222,5
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 
Vậy hai thanh kim loại có khối lượng là 89 g và 133,5 g
*Chú ý: SGK	
Hoạt động 2: Bài toán 2 (10 phút)
Mục tiêu: tìm hiểu và biết cách làm bài toán 2
Phương pháp: hoạt động cá nhân , cặp đôi
GV yêu cầu HS hđ cá nhân làm ?2.
GV gọi HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp đổi vở kiểm tra bài.
GV gọi HS nhận xét bài giải trên bảng
GV chốt kiến thức
-HS nhận nhiệm vụ 
Bài toán 2 
Gọi số đo các góc A, góc B, góc C lần lượt là a, b, c
Theo bài ra ta có : 
 và a + b + c = 1800
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
⇒ a = 30o
 b = 2. 30o = 60o
 c = 3. 30o = 90o
Vậy A = 30o ; B = 60o ; C = 90o 
C. Hoạt động luyện tập ( 4 phút) 
Mục đích: ôn tập tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận
Phương pháp: đàm thoại
-Đề bài 5sgk/55 cho gì?
-Muốn biết hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau không ta cần kiểm tra gì?
-Yêu cầu HS làm bài 5
-Đề bài cho các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y
-Cần kiểm tra xem tỉ số hai giá trị tương ứng có thay đổi không.
-HS làm bài 5
D. Hoạt động vận dụng ( 7 phút)
Mục tiêu: vận dụng kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải bài toán thực tế
Phương pháp: hđ cặp đôi
-Yêu cầu HS hđ cặp đôi tìm lời giải bài 6 sgk/55
-Gọi HS lên bảng làm bài
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
-HS thực hiện
Bài 6sgk/55
Khối lượng y (g)
 25
4,5kg
Chiều dài x (m)
 1
 ?
Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên:
a/ y = k.x
Theo đề bài ta có y = 25 thì x = 1, thay vào công thức ta được:
25 = k.1 => k = 25 :1 = 25
Vậy y = 25.x
b/ Vì y = 25.x nên khi y = 4,5kg = 4500g thì x = 4500 : 25 = 180m
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 3 phút)
Mục tiêu: vận dụng kiến thức liên môn để hiểu rõ các vấn đề về môi trường
Phương pháp: vấn đáp
-Em hãy tìm ra các đại lượng tỉ lệ thuận với nhau về vấn đề môi trường
-Từ đó em có biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
-Lượng khí thải và nhiệt độ Trái đất tỉ lệ thuận với nhau; sự tàn phá môi trường của con người tỉ lệ thuận với thiên tai, .
-Trồng nhiều cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định, .

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_so_hoc_lop_6_tiet_21_den_tiet_24_nam_hoc_2018_2.docx