Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 101 - Hồng Vân

I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức:

HS được củng cố và khắc sâu kiến thức về tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

2. Kỹ năng:

+ HS vận dụng thành thạo qui tắc đó để tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó trong một số bài toán thực tiễn.

+HS biết sử dụng MTBT đúng thao tác khi giải bài toán về tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

3. Thái độ:

- HS có thái độ trung thực, cẩn thận, tích cực, tự giác, chủ động trong tiết học.

- HS thấy được sự gần gũi giữa toán học và thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 + Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, phấn màu.

2. Học sinh: SGK, máy tính bỏ túi, đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1 . Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số

 2 . Bài dạy:

 

docx13 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 101 - Hồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 98: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
HS được củng cố và khắc sâu kiến thức về tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
2. Kỹ năng: 
+ HS vận dụng thành thạo qui tắc đó để tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó trong một số bài toán thực tiễn.
+HS biết sử dụng MTBT đúng thao tác khi giải bài toán về tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
3. Thái độ:
- HS có thái độ trung thực, cẩn thận, tích cực, tự giác, chủ động trong tiết học.
- HS thấy được sự gần gũi giữa toán học và thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 + Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, phấn màu.
2. Học sinh: SGK, máy tính bỏ túi, đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1 . Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
 2 . Bài dạy:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra (8’)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của nó, chữa bài tập .
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
*GV nêu yêu cầu kiểm tra:
HS 1: Phát biểu qui tắc tìm một số biết giá trị một phân số của số đó?
Chữa Bài 131 (SGK – 55)
HS 2: - Chữa bài 128 (SBT – 24)
GV nhận xét, cho điểm.
HS 1: trả lời. - Chữa bài 131 SGK – tr.55
HS 2: Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 131 (SGK – 55)
 Mảnh vải dài:
 3,75 : 75% = 5 (m)
Bài 128 (SBT – 24) 
a) 1,5 : 
b) 
Hoạt động 2: Luyện tập (27’)
Mục tiêu: Học sinh luyện tập các dạng bài toán tìm x, toán đố để củng cố phần tìm một số khi biết giá trị phân sô của nó.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Dạng 1: Tìm x biết:
Bài 132 (SGK – 55)
 a) 
 b) 
GV: Ở câu a, để tìm được x con phải làm thế nào?
* GV: Câu b giải tương tự.
GV yêu cầu cả lớp làm bài tập, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
HS: Đầu tiên phải đổi hỗn số ra phân số: 
Sau đó tìm bằng cách lấy tổng trừ đi số hạng đã biết (hoặc áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu). Rồi tìm x bằng cách lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Dạng 1: Tìm x biết:
Bài 132 (SGK – 55)
a) 
 b) 
 x = 
 x = 
Dạng 2: Toán đố:
Bài 133 (SGK – 55)
GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt.
? Lượng thịt = lượng cùi dừa, có 0,8 kg thịt hay biết 0,8 kg chính là lượng cùi dừa. 
?Vậy đi tìm lượng cùi dừa thuộc dạng toán nào? Hãy nêu cách tính lượng cùi dừa?
GV: Đã biết lượng cùi dừa là 1,2 kg, lượng đường = 5% lượng cùi dừa. Vậy tìm lượng đường thuộc dạng toán nào? Nêu cách tính?
GV nhấn mạnh lại 2 bài toán cơ bản về phân số.
- HS tóm tắt đề bài:
- HS là bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
- HS Lượng cùi dừa cần để kho thịt là:
 0,8 : (kg)
- HS: Đó là tìm giá trị phân số của một số cho trước.
Dạng 2: Toán đố:
Bài 133 (SGK – 55)
Lượng thịt = lượng cùi dừa
Lượng đường = 5% lượng cùi dừa
Có 0,8 kg thịt
Tính lượng cùi dừa? Lượng đường?
Giải
Lượng cùi dừa cần để kho thịt là: 0,8 : (kg)
Lượng đường cần dùng là:
 1,2 . 5% = 0,06 (kg)
Bài 135 (SGK – 56)
GV gọi HS đọc đề bài, tóm tắt
GV phân tích để HS hiểu được: thế nào là kế hoạch (hay dự định) và trên thực tế đã thực hiện được kế hoạch là như thế nào ?
GV gợi ý: 560 SP ứng với bao nhiêu phần kế hoạch?
GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở, rồi gọi 1 HS lên bảng trình bày.
* HS tóm tắt đề bài:
 Xí nghiệp đã thực hiện kế hoạch, còn phải làm 560 SP.
Tính số Sp theo kế hoạch?
*HS làm vào vở rồi một HS lên bang trình bày.
Bài 135 (SGK – 56)
560 sản phẩm ứng với:
 1 – = (kế hoạch).
Vậy số sản phẩm theo kế hoạch là:
 560 : (sp)
Hoạt động 3: Sử dụng MTBT (8’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cách sử dụng máy tính bỏ túi, hiểu cách dùng máy tính bỏ túi để áp dụng vào tính toán các bài tập.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Dạng 3: Sử dụng MTBT:
Bài 134 (SGK – 55)
GV yêu cầu HS tự đọc và thực hành.
GV yêu cầu HS sử dụng MTBT để kiểm tra lại đáp số các bài tập: 128; 129; 131.
Bài 136 (SGK – 56)
Cân đang ở vị trí thăng bằng.
? Đố em viên gạch nặng bao nhiêu kg?
Nút ấn:
 KQ: 30
HS: viên gạch nặng 3 kg.
Dạng 3: Sử dụng MTBT:
Bài 134 (SGK – 55)
 Vậy số phải tìm là 30.
Hoạt động4: Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phần chuẩn bị bài.
_Học sinh ghi chép vào trong vở.
- Học bài và xem lại các bài tập đã chữa.
 - Làm bài: 128; 129; 130 (SBT – 24)
 - Đọc trước bài: “ Tỉ số của hai số”
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 99: LUYỆN TẬP (tiếp)
I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức : Vận dụng quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của nó để giải một số bài tập thực tế.
2. Kỹ năng : Biết cách vận dụng kiến thức bài học vào Việc giải bài toán thực tế
3. Thái độ : 
- GD cho HS tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
- HS tự giác, tích cực, chủ động trong tiết học, có lòng yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 + Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1.Giáo viên: SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
 IV. Hoạt động dạy học:
1 . Ổn định: Kiểm tra sĩ số
 2 . Bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của số đó.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của số đó?
Nhận xét
HS phát biểu.
Nhận xét
Muốn tìm của số đó là a ta tính a: 
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của số đó. Vận dụng để làm bài tập.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, Hoạt độngnhóm.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Bài 1: 1. Một lớp học có số HS nữ bằng số HS nam. Nếu 10 HS nam chưa vào lớp thì số HS
 nữ gấp 7 lần số HS nam. Tìm số HS nam và nữ của lớp đó.
2. Trong giờ ra chơi số HS ở ngoài bằng 1.5 số HS trong lớp. Sau khi 2 học sinh vào lớp thì số 
số HS ở ngoài bừng 1.7 số HS ở trong lớp. Hỏi lớp có bao nhiêu HS?
GV gợi mở vấn đáp cho HS làm bài.
GV mời HS lên bảng làm bài.
GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.
GV chốt lại đáp án chính xác, yêu cầu HS chữa lại vào vở của mình.
Bài 2: 1. Ba tấm vải có tất cả 542m. Nết cắt tấm thứ nhất , tấm thứ hai , tấm thứ ba bằng
 chiều dài của nó thì chiều dài còn lại của ba tấm bằng nhau. Hỏi mỗi tấm vải bao nhiêu mét?
GV gợi mở vấn đáp cho HS làm bài.
GV mời HS lên bảng làm bài.
GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.
GV chốt lại đáp án chính xác, yêu cầu HS chữa lại vào vở của mình.
-HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
-Hs lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
-HS lên bảng làm bài.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe, chữa vào trong vở của mình.
-HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
-Hs lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
-HS lên bảng làm bài.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe, chữa vào trong vở của mình.
1. Số HS nam bằng số HS nữ, nên số HS nam bằng số HS cả lớp.
Khi 10 HS nam chưa vào lớp thì số HS nam bằng số HS nữ tức bằng số HS cả lớp.
Vậy 10 HS biểu thị - = (HS cả lớp)
Nên số HS cả lớp là: 
10 : = 40 (HS)
Số HS nam là : 
40. = 15 (HS)
Số HS nữ là : 
40. = 25 (HS)
2. Lúc đầu số HS ra ngoài bằng số HS trong lớp, tức số HS ra ngoài bằng số HS trong lớp.
Sau khi 2 em vào lớp thì số HS ở ngoài bằng số HS của lớp. Vậy 2 HS biểu thị 
- = (số HS của lớp)Vậy số HS của lớp là: 2 : = 48 (HS)
Bài 2: Ngày thứ hai hợp tác xã gặt được: (diện tích lúa)
Diện tích còn lại sau ngày thứ hai: (diện tích lúa)
 diện tích lúa bằng 30,6 a. Vậy trà lúa sớm hợp tác xã đã gặt là:30,6 : = 91,8 (a)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài(2’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
GV hướng dẫn hs chuẩn bị bài ở nhà
HS ghi chép vào trong vở
- Ôn lại các dạng bài vừa làm.
- Xem trước bài tìm tỉ số của hai số.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 100: §16. TÌM TỈ SỐ CỦA HAI SỐ
I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa và biết cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
2. Kỹ năng: 
HS tìm được tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
3. Thái độ:
- HS có thái độ tích cực, tự giác, chủ động trong tiết học.
- HS thấy được sự gần gũi giữa toán học và thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực và phẩm chất:
- Năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 + Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, SGK, phấn màu.
2. Học sinh: SGK, máy tính bỏ túi, đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM DẠY HỌC TRỌNG TÂM:
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
 1 . Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
 2 . Bài dạy:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động1: Tỉ số của hai số (10’)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được định nghĩa thế nào là tỉ số của hai số, biết kí hiệu và hiểu được ví dụ thực tế của tỉ số hai số.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chiều rộng 3m, chiều dài 4m. tìm tỉ số giữa số đo chiều rộng và số đo chiều dài của hình chữ nhật đó.
? Vậy tỉ số giữa hai số a và b là gì?
GV đưa ra kí hiệu .
? Hãy lấy ví dụ về tỉ số.
?Vậy tỉ số khác phân số như thế nào?
Ví dụ:
Đoạn thẳng AB dài 20cm đoạn thẳng CD dài 1m. Tìm tỉ số độ dài của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
-Tỉ số giữa số đo chiều rộng và số đo chiều dài là: 
 3 : 4 = = 0,75
- Tỉ số giữa hai số a và b (b 0) là thương trong phép chia số a cho số b.
- Hs lấy một số ví dụ về tỉ số.
Tỉ số (b 0) thì a và b có thể là các số nguyên, có thể là phân số, số thập phân, hỗn số còn phân số (b 0) thì a và b phải là các số nguyên.
HS thực hiện đổi hai đoạn thẳng ra cùng đơn vị và tìm tỉ số .
1. Tỉ số của hai số.
* ĐN: Thương trong phép chia số a cho số b (b 0) gọi là tỉ số của a và b.
* Kí hiệu : a:b hoặc 
* Ví dụ:
1,7 : 3,12; là các tỉ số.
* Ví dụ:
AB = 20cm
CD = 1m = 100cm
Tỉ số độ dài của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD là:
Hoạt động3: Tỉ số phần trăm(10')
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số, áp dụng vào bài tập cụ thể..
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
* GV: Trong thực hành, ta thường dùng tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm với kí hiệu % thay cho 
? Ở tiểu học để tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
Áp dụng :
* Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số: 78,1 và 25
* GV ghi lại bài giải.
* Để tìm tỉ số phần trăm của hai số ta cần tìm thương của hai số rồi nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào kết quả.
* HS nêu cách giải 
2. Tỉ số phần trăm.
*Qui tắc : (SGK)
* Ví dụ: Tỉ số phần trăm của hai số 78,1 và 25 là:
= 
* GV yêu cầu HS làm ?1 SGK
Tìm tỉ số phần trăm của :
5 và 8
 b) 25kg và tạ.
* HS nêu cách giải 
a) 
b) Đổi tạ = 0,3 tạ = 30 kg
?1. Tìm tỉ số phần trăm của
 a) 
 b) Đổi tạ = 0,3 tạ = 30 kg
Hoạt động4: Tỉ lệ xích (10’)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được công thức của tỉ lệ xích, hiểu được các kí hiệu trong công thức, áp dụng vào bài tập cụ thể.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
* GV giới thiệu khái niệm tỉ lệ xích của một bản vẽ (bản đồ)
Kí hiệu : T là tỉ lệ xích
 a: Khoảng cách giữa 2 điểm trên bản vẽ
 b: Khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên thực tế.
T = (a, b cùng đơn vị đo)
*GV gọi một HS đọc ví dụ SGK và giải thích .
HS làm ?2
HS nghe và ghi bài.
a = 1cm
b = 1km = 100 000 cm
 T = = 
* Một HS lên bảng làm ?2
3. Tỉ lệ xích
Kí hiệu : T là tỉ lệ xích
 a: Khoảng cách giữa 2 điểm trên bản vẽ
 b: Khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên thực tế.
T = (a, b cùng đơn vị đo)
?2
a = 16,2 cm
 b = 1620 km = 162000000 cm
T = 
4. Củng cố (10’)
Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố về tỉ số, tỉ số phần trăm.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
? Thế nào là tỉ số giữa hai số a và b (b 0) ?
? Nêu qui tắc chuyển từ tỉ số sang tỉ số phần trăm.
- Cho HS làm bài tập: Biến đổi tỉ số giữa 2 số về tỉ số của 2 số nguyên: 
Bài tập 4: Lớp 6 B có 40 HS. Kết quả khảo sát Toán đầu năm có 14 em dưới trung bình.
a) Tính tỉ số % kết quả khảo sát Toán từ trung bình trở lên.
b) Em có suy nghĩ gì về kết quả trên?
HS phát biểu lại như SGK
HS làm bài tập: Biến đổi tỉ số giữa 2 số về tỉ số của 2 số nguyên:
HS: Số HS lớp 6 B có điểm khảo sát Toán từ trung bình trở lên là:
 40 – 14 = 26 (hs)
Tỉ số % kết quả khảo sát Toán từ trung bình trở lên 
Bài tập: Biến đổi tỉ số giữa 2 số về tỉ số của 2 số nguyên:
Bài tập 4:
a) Số HS lớp 6 B có điểm khảo sát Toán từ tr/bình trở lên là:
 40 – 14 = 26 (HS)
Tỉ số % kết quả khảo sát Toán từ trung bình trở lên là:
b) Kết quả này còn thấp.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phần chuẩn bị bài.
_Học sinh ghi chép vào trong vở.
- Cần phát biểu được khái niệm tỉ số của hai số a và b phân biệt với phân số, khái niệm tỉ lệ xích của 1 bản vẽ hoặc 1 bản đồ, qui tắc tính tỉ số phần trăm của hai số a và b.
- BTVN: 138, 141, 143, 144, 145 SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 101: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
HS biết vận dụng các kiến thức, qui tắc về tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
2. Về kĩ năng:
- Học sinh tìm đúng tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm của hai số.
- HS vận dụng các kiến thức về tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm của hai số vào Việc giải một số bài toán thực tế liên quan đến ba bài toán ba bài toán cơ bản
về phân số dưới dạng tỉ số phần trăm ( tìm p% của một số a, tìm một số biết p% của số đó là a, tìm tỉ só phần trăm của hai số a và b).
3. Về thái độ:
- HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong Hoạt độngnhóm.
- Học sinh tự giác, tích cực, chủ động trong giờ học; thấy được sự gần gũi của toán học với thực tiễn đời sống, thêm yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực: 
+ Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm. 
III. PHƯƠNG PHÁP 
 Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Nội dung này được lồng ghép trong bài học)
3. Bài mới:
 “ Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập, củng cố các kiến thức về tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm của hai số, tỉ lệ xích.”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động1: Kiểm tra ( 8')
Mục tiêu: Học sinh phát biểu định nghĩa tỉ số, tỉ số phần trăm, áp dụng vào chữa bài tập.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
- Tỉ số của a và b là gì?
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm như thế nào?
- Tìm tỉ số và tỉ số phần trăm của hai số:
 a) và .
 b) 0,3 tạ và 50 kg.
GV gọi một HS lên bảng làm, các học sinh khác làm vào vở.
GV gọi HS nhận xét, cho điểm.
GV nhấn mạnh:
+ Khái niệm tỉ số thường được dùng khi nói về thương của hai đại lượng (cùng loại và cùng đơn vị đo)
+ Trong thực hành, ta thường dùng tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Tỉ số của a và b là thương trong phép chia số a cho số b (b khác 0) 
- Phát biểu qui tắc. Công thức: 
- Hướng dẫn giải:
 a) 
 b) Đổi: 0,3 tạ = 30 kg ; 
Hoạt động2: Luyện tập (35’)
Mục tiêu: Học sinh luyện tập các bài toán về tỉ số, tỉ số phần trăm.
Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
GV cho HS làm bài 138 
(SGK – 58). 
 viết các tỉ số sau thành tỉ số giữa các số nguyên:
a) b) 
c) d) 
GV cho 2 HS lên bảng, HS lớp làm vào vở.
GV cho HS nhận xét ,bổ sung
Hai HS lên bảng chữa bài.
HS1: Câu a,c
HS2: Câu b,d
Bài 138 (SGK – 58)
 viết các tỉ số sau thành tỉ số giữa các số nguyên:
a) 
b) 
c) 
d) 
GV cho HS làm bài 141 (SGK-58)
GV gọi một HS đọc đề bài.
Biết tỉ số của 2 số a và b bằng 
Tìm hai số đó biết
a – b = 8
- GV yêu cầu HS nêu phương pháp giải.
- Giáo viên thao tác chữa mẫu cho HS bài này trên bảng
- Một HS đọc đề bài.
- HS nêu cách làm:
+Tính a theo b
+Thay vào a – b = 8 tính được b, rối thay lại b vào tính được a.
- Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi chú.
Bài 141 (SGK-58) Tỉ số của hai số a và b là nên:
- GV cho HS làm Bài 142 (SGK-59)
GV cho HS đọc và tóm tắt đề bài:
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là vàng bốn số 9 (9999)?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
HS: Vàng 4 số 9 nghĩa là trong 10000 g vàng này chứa tới 9999g vàng nguyên chất, tỉ lệ vàng nguyên chất là: 
-1 HS lên bảng làm.
Bài 142 (SGK-59)
Vàng 4 số 9 có tỉ lệ vàng nguyên chất là: 
- GV cho HS làm bài 143(SGK-59)
-GV gọi HS tóm tắt đầu bài.
-GV hỏi: Bài toán thuộc dạng gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm BT 
- HS: Dạng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 143(SGK-59)
Tỉ số phần trăm muối trong nước biển : 
GV cho HS làm bài 144(SGK-59)
- GV gọi HS tóm tắt đầu bài.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm BT 
- GV hướng dẫn HS xây dựng công thức liên hệ giữa 3 bài toán về phần trăm.
- 1 HS tóm tắt đề bài.
- HS: Dạng tìm giá trị phân số của một số cho trước.
- HS cùng GV xây dựng công thức.
Bài 144(SGK-59)
Lượng nước chứa trong 4kg dưa chuột :
(tấn)
Chú ý: Ba bài toán về phần trăm:
1. Tìm tỉ số phần trăm (p%) của hai số a và b, ta tính: 
2. Tìm a biết a bằng p% của một số b cho trước, ta tính: 
a= p%.b
3. Tìm b biết p% của b bằng a, ta tính:b=a: p%
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2’)
Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phần chuẩn bị bài.
_Học sinh ghi chép vào trong vở.
- Ôn lại các dạng bài vừa làm.
- BTVN: BT 145, 146, 147,148 (SGK-59)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_so_hoc_lop_6_tiet_101_hong_van.docx
Giáo án liên quan