Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 7: Hai đường thẳng song song

Giới thiệu bài: (1/) Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về một đường thẳng cắt hai đường

thẳng. Và ở lớp 6 các em cũng đã tìm hiểu được thế nào là hai đường thẳng song song. Vậy dựa vào dấu hiệu nào mà ta có thể khẳng định hai đường thẳng song song hay không? Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề này.

 +Tiến trình tiết dạy

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 7: Hai đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06. 09. 2014.
Tiết(PPCT): 07.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Ôn lại cho học sinh kiến thức về hai đường thẳng song song. Qua đó học sinh phát hiện ra dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2.Kỹ năng: Ren luyện cho học sinh kỹ năng vẽ hình bằng các dụng cụ một cách thành thạo. Vận dụng dấu hiệu nhận biết để xác định hai đường thẳng song song.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, ham thích tìm hiểu.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Thước, êke, bảng phụ, phiếu học tập.
Phương án tổ chức lớp học: Tổ chức hoạt động nhĩm, cá nhân, cả lớp
2.Học sinh: Dụng cụ học tập. Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:1/
	-Ổn định tổ chức, chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ:7/
	-Điền vào chỗ trống để được phát biểu đúng:
	Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc 
SLT bằng nhau thì.
a)Hai góc so le trong còn lại ……………
b)Hai góc đồng vị ………………….
c)Hai góc trong cùng phía …………………
	Áp dụng: Điền số đo các góc còn lại trên hình vẽ sau:
*Đáp án:
	a)…bằng nhau.	;	b)…bằng nhau.	;	c)bù nhau.
	(2 góc đối đỉnh);	(2 góc đồng vị);	(2 góc SLT)
	 (2 góc đối đỉnh);	(2 góc đối đỉnh)
	*Gọi học sinh nhận xét, giáo viên hướng dẫn kết luận.
3.Giảng bài mới:
	+Giới thiệu bài: (1/) Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về một đường thẳng cắt hai đường 
thẳng. Và ở lớp 6 các em cũng đã tìm hiểu được thế nào là hai đường thẳng song song. Vậy dựa vào dấu hiệu nào mà ta có thể khẳng định hai đường thẳng song song hay không? Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề này.
	+Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
14/
9/
10/
H.động 1: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hai Đ.thẳng song2:
-Nhắc lại: Thế nào là hai đường thẳng song song?
-Vị trí tương đối của hai đường thẳng bất kỳ có thể xảy ra các trường hợp nào?
+Ta có các trường hợp: a không cắt b; a cắt b và a trùng với b.
-Treo bảng phụ hình vẽ ?1 và yêu cầu HS trả lời.
-Ở hình a và hình c thì các yếu tố về góc có gì đặc biệt?
-Còn đối với hình b thì hai góc so le trong như thế nào?
-Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hoàn thành tính chất.
+Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc ……………….. bằng nhau hoặc một cặp góc …………... bằng nhau thì hai đường thẳng a và b song song với nhau.
 -Hướng dẫn và giới thiệu nội dung tính chất.
+Thế nào là hai đường thẳng song song:
Chọn phát biểu đúng:
a)Hai ĐT song song là hai ĐT không có điểm chung.
b)Hai ĐT song song là hai ĐT không cắt nhau.
c)Hai ĐT song song là hai ĐT phân biệt không cắt nhau.
d)Hai ĐT song song là hai ĐT không cắt nhau, không trùng nhau.
e)Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng phân biệt không cắt nhau.
g)Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.
H.động 2: Tìm hiểu cách vẽ hai đường thẳng song song:
-Treo bảng phụ ghi ?2 và các hình 18, 19/Tr.91-SGK.
-Gọi một học sinh lên bảng thực hiện lại các bước vẽ hình như ở hình 18, 19.
-Hướng dẫn học sinh thao tác đặc thước.
-Ghi đề bài và yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình bài 25/Tr.91-SGK.
-Gọi học sinh nhận xét, giáo viên hướng dẫn kết luận.
*Củng cố:
-Treo bảng phụ ghi nội dung đề bài:
Bài 1:Làm thế nào để nhận biết a // b?
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a)Nếu a và b cắt c và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b.
b) Nếu a và b cắt c và trong các góc tạo thành có một cặp góc đ.vị bằng nhau thì a // b
c)Nếu a và b cắt c và trong các góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì a // b.
Bài 2: Hình vẽ nào sau đây cho ta hai đường thẳng song song? Vì sao?
*Hướng dẫn bài tập về nhà:
Bài 26 à 28 – SGK: Tập kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu bài tốn
Bài 29-SGK: Thực hiện theo yêu cầu bài tốn. 
-(Tb-K)Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
-Suy nghĩ trả lời: 
-Chú ý lắng nghe.
-(Tb) Ở hình a) a // b; 
Ở hình c) m // n ; 
Ở hình b)d và e không song2.
-(Tb)Ở hình a ta có hai góc so le trong bằng nhau, ở hình c ta có hai góc đồng vị bằng nhau.
-Đối với hình b thì hai góc so le trong không bằng nhau.
-Một HS (Tb) lên bảng thực hiện.
+….so le trong …. Đồng vị…..
-Theo dõi và ghi bài.
a)đúng.
b)sai.
c)đúng.
d)đúng.
e)sai.
g)đúng.
-Theo dõi nội dung bảng phụ.
-Một học sinh (Tb) lên bảng thực hiện, cả lớp tự làm bài.
-Một học sinh (Tb) lên bảng, cả lớp tự làm bài.
a)Đúng
b)Đúng 
c)Đúng.
Hình 1: a song song với b
Hình 2: z không song song với t
Hình 3: m song song với n
1.Nhắc lại về hai đường thẳng song song:
-Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
-Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc song song hoặc cắt nhau.
2.Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
Hai đường thẳng a và b song song, kí hiệu: a // b.
3.Vẽ hai đường thẳng song song:
(Xem SGK)
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:2/
	-Về nhà học nội dung trong bài, học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và khái niệm hai đường thẳng song song. Thành thạo trong việc vẽ hai đường thẳng song song, vẽ góc có số đo cho trước. Xem các ví dụ và B.tập đã giải, vận dụng giải các B.T: 26, 27, 28, 29/Tr.91. 92-SGK
Học bài và chuẩn bị bài tốt để tiết sau luyện tập.
IV.Rút kinh nghiệm bổ sung:
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
Ngày soạn: 09. 09. 2014.
Tiết(PPCT) : 08.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Thông qua giải bài tập, củng cố cho học sinh kiến thức về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2.Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ hình, vận dụng thành thạo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để giải bài tập.
3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh tính linh hoạt, cẩn thận trong vẽ hình và giải toán.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:Thước, êke, bảng phụ. 
Phương án tổ chức lớp học: Tổ chức hoạt động nhĩm, cá nhân, cả lớp
2.Học sinh: Dụng cụ học tập, ôn tập kiến thức về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, giải bài tập về nhà.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 1/	
	-Kiểm tra sỉ số, chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ:7/
	-Điền vào chỗ trống để hoàn thành phát biểu sau:
	+Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc ……
	………………….( Hoặc ……………………………………..) thì ……………………………….
	-Hình vẽ nào sau đây cho ta biết hai đường thẳng song song? Vì sao?
	*Đáp án:
	-………………..so le trong bằng nhau ( hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau ) thì a và b song
	song vơi nhau.
	+Hình 1: a // b, vì có cặp góc đồng vị bằng nhau.
	+Hình 2: m và n không song song, vì cặp góc trong cùng phía không bù nhau.
	+Hình 3: z //ø t , vì có cặp góc đồng vị bằng nhau.
	*Gọi học sinh nhận xét, giáo viên hướng dẫn kết luận.
3.Giảng bài mới:
	+Giới thiệu bài: (1/) Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Trên cơ sở những kiến thức đó hôm nay ta vận dụng để giải một số bài tập liên quan.
	+Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
21/
10/
3/
*H.dẫn bài tập SGK:
-Treo bảng phụ ghi đề bài 26/Tr91-SGK.
-Gọi một học sinh lên bảng trình bày bài toán.
-Để vẽ được hình vẽ trên ta sử dụng những dụng cụ nào?
-Vì sao Ax // By?
-Gọi học sinh nhận xét, giáo viên hướng dẫn sửa sai và kết luận.
-Ghi đề bài 27/Tr.91-SGK. Gọi học sinh lên bảng trình bày bài toán.
-Để vẽ AD thoả mãn yêu cầu bài toán, trước tiên ta cần vẽ yếu tố nào?
-Gợi ý học sinh thực hiện các bước vẽ.
-Ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD thoả mãn bài toán.
+H.dẫn: Vì AD song song và bằng BC nên để vẽ AD ta có thể vẽ tia Ax // BC và trên Ax ta chọn điểm D sao cho AD = BC.
Khi đó ta có thể vẽ được hai trường hợp thoả mãn.(Như hình vẽ bên)
*Bài tập phần luyện tập.
-Treo bảng phụ ghi đề bài 29/Tr.92-SGK.
-Yêu cầu HS đọc lại nội dung đề bài.
-Gọi một học sinh lên bảng thực hiện.
-Gợi ý học sinh vẽ hình.
-Hai góc xOy và x/O/y/ có bằng nhau không?
+H.đẫn: Để chứng tỏ hai góc trên bằng nhau các em về xem lại bài tập 44/Tr81-SBT toán 7, tập 1.
Trong các bài học sau các em sẽ có thể dễ dàng chứng minh được hai góc trên bằng nhau nhờ vào tính chất hai đường thẳng song song.
*Hướng dẫn bài tập về nhà
Baiof 24-SBT: Nhận biết các đường thẳng song song trong hình vẽ.
Bài 25-SBT:Tập kỹ năng vẽ hình
Bài 26-SBT: Tập kỹ năng vẽ hình
-Đọc nội dung đề bài.
-Một HS (Tb) lên bảng thực hiện, cả lớp tự làm bài.
-Ta dùng thước góc và thước thẳng.
+Ax // By
Vì có cặp góc so le trong bằng nhau.
-HS (Tb) đọc nội dung đề bài và lên bảng thực hiện bài giải.
-(Tb-K) Ta cần vẽ đường thẳng qua A và song song với BC.
-Chú ý lắng nghe.
-(Tb-Y) Đọc lại nội dung bài toán.
-Một học sinh lên bảng trình bày, cả lớp tự làm bài.
-Suy nghĩ trả lời.
-Chú ý lắng nghe.
Bài 26/Tr91-SGK:
Ta có: Ax // By
Vì có cặp góc so le trong bằng nhau
Bài 27/Tr.91-SGK:
Bài 29/Tr.92-SGK:
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:2/
	-Về nhà ôn tập kiến thức về hai đường thẳng song song, tính chất của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Đọc và tìm hiểu các bài tập đã giải để biết cách phân tích và trình bày giải một bài toán. Vận dụng giải các bài tập: 24, 25, 26/Tr.78-SBT.
Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài” Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song”
IV.Rút kinh nghiệm bổ sung:
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 
	..................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docGA hinh 7.doc
Giáo án liên quan