Giáo án Toán Lớp 2 - Bài: 100 trừ đi một số - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Mau
a) Phép trừ 100 – 36 = ?
Nêu vấn đề: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ?
- Giáo viên viết bảng : 100 – 36 = ?
- Yêu cầu 1 em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
+ GV hỏi: 0 có trừ được cho 6 không?
+ GV nói: 3 thêm 1 bằng 4, 0 trừ được cho 4 không?
+ 1 trừ 1 bằng mấy?
- Yêu cầu 2 hoặc 3 em nêu lại cách tính
+ Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu ?
- Viết bảng : 100 – 36 = 64.
+ Khi đặt tính và tính các em cần lưu ý điều gì?
- GV chốt lại phép tính.
« Cô vừa hướng dẫn các em phép thứ nhất. Để các em hiểu bài kĩ hơn và tính toán nhanh hơn cô cùng các em sang bài toán tiếp theo.
b) Phép tính : 100 – 5 = ?
Nêu vấn đề: Có 100 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Thöù hai, ngaøy 30 thaùng 11 naêm 2015 TOÁN 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ GV thöïc hieän: Phaïm Thò Mau Ñôn vò: Tröôøng TH Traàn Höng Ñaïo I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số. - Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết và giải bài toán). 2. Kĩ năng : Rèn làm tính nhanh, giải toán đúng chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu. - Phiếu lớn ghi bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: - Giới thiệu người dự - Học sinh lắng nghe. - Cho HS hát. - HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiết toán trước các em học bài gì? - Bài luyện tập. - GV chia líp lµm hai d·y A vµ B thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh - GV ghi: Đặt tính rồi tính. 35 - 8 57 - 9 72 - 3 81 - 45 - HS lµm bµi b¶ng con. - GV Nhận xét - đánh giá. 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ - HS lắng nghe. a) Phép trừ 100 – 36 = ? Nêu vấn đề: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Nghe và phân tích đề toán. - 1 em nhắc lại bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán cho biết có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. + Bài toán hỏi gì ? + Hỏi còn lại bao nhiêu que tính. + Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ? + Thực hiện phép trừ 100 - 36 - Giáo viên viết bảng : 100 – 36 = ? - Yêu cầu 1 em nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - HS nêu cách đặt tính - * Viết 100 rồi viết 36 dưới 36 100 sao cho 6 thẳng cột với 064 0 (đơn vị), 3 thẳng cột với 0 (chục). Viết dấu – và kẻ vạch ngang. Thực hiện phép tính từ phải qua trái + GV hỏi: 0 có trừ được cho 6 không? * 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4 viết 4 nhớ 1. + GV nói: 3 thêm 1 bằng 4, 0 trừ được cho 4 không? * 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 nhớ 1. + 1 trừ 1 bằng mấy? * 1 trừ 1 bằng 0 viết 0. - Yêu cầu 2 hoặc 3 em nêu lại cách tính - HS nêu + Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu ? + Vậy 100 trừ 36 bằng 64. - Viết bảng : 100 – 36 = 64. + Khi đặt tính và tính các em cần lưu ý điều gì? * Lưu ý: - Đặt tính phải thẳng cột. - Thực hiện phép tính từ phải qua trái. - GV chốt lại phép tính. - HS lắng nghe. « Cô vừa hướng dẫn các em phép thứ nhất. Để các em hiểu bài kĩ hơn và tính toán nhanh hơn cô cùng các em sang bài toán tiếp theo. - HS lắng nghe. b) Phép tính : 100 – 5 = ? Nêu vấn đề: Có 100 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Nghe và phân tích đề toán. - 1 em nhắc lại bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán cho biết có 100 que tính, bớt đi 5 que tính. + Bài toán hỏi gì ? + Hỏi còn lại bao nhiêu que tính. + Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ? - Thực hiện phép trừ 100 – 5. - Giáo viên viết bảng : 100 – 5 = ? - GV cho HS thực hiện phép tính vào vở nháp - HS làm nháp phép tính 100 - 5. - GV gọi 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - HS nêu cách đặt tính và tính. - 100 * Viết 100 rồi viết 5 dưới 5 sao cho 5 thẳng cột với 095 0 (đơn vị), Viết dấu – và vạch ngang. Thực hiện phép tính từ phải qua trái - Yêu cầu 1 em tính * 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5 viết 5 nhớ 1. * 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9 viết 9, nhớ 1. * 1 trừ 1 bằng 0 viết 0. - Chỉ định 2 em nêu lại cách tính - HS nêu + Vậy 100 trừ 5 bằng bao nhiêu ? + Vậy 100 trừ 5 bằng 95. Viết bảng : 100 – 5 = 95 GV lưu ý cho HS: Số 0 trong kết quả phép tính trừ, 064, 095, chỉ 0 trăm có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi kết quả không thay đổi. - HS lắng nghe. - GV nêu: Hãy quan sát 2 phép tính vừa học em nhận xét gì về số bị trừ và số trừ có điểm nào giống nhau và khác nhau? + Em thấy 2 phép tính giống nhau số bị trừ đều là 100, khác nhau số trừ. Số trừ của phép tính thứ nhất là số có 2 chữ số, số trừ của phép tính thứ 2 là số có 1 chữ số. - GV chỉ và nói: Số có 2 chữ số hay số có một chữ số đều gọi là một số, vậy bài học hôm nay của chúng ta là “100 trừ đi một số” - HS lắng nghe - GV bấm tựa bài. - HS nhắc lại. « Cô cùng các em đã thực hiện xong 2 phép tính. Để các em nắm vững hơn về kiến thức của bài cô cùng các em thực hiện qua bài tập số 1. - HS lắng nghe. * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Tính - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. + Bài yêu cầu làm gì ? + Bài yêu cầu tính. + Khi thực hiện phép tính em thực hiện như thế nào? + Em thực hiện phép tính từ phải qua trái. - GV yêu cầu HS làm bảng con. - Cả lớp làm bảng con. - - - - - 100 100 100 100 100 4 9 22 3 69 096 091 078 097 031 + Qua bài tập 1 giúp các em củng cố thêm được dạng toán gì chúng ta vừa học? + 100 trừ đi một số. - Nhận xét bài của HS. GV chốt lại bài. - HS lắng nghe. « Các em vừa thực hiện đúng các phép tính ở bài 1. Để giúp các em tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục như thế nào cô cùng các em chuyển qua bài tiếp theo. - HS lắng nghe. Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu). - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS nêu: Tính nhẩm (theo mẫu) + Bài yêu cầu làm gì ? + Bài yêu cầu tính nhẩm. + 100 là bao nhiêu chục ? + Là 10 chục. + 20 là mấy chục ? + 2 chục. + 10 chục trừ 2 chục là mấy chục ? + Là 8 chục. + Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu ? + 100 trừ 20 bằng 80. Mẫu: 100 – 20 = ? Nhẩm: 10 chục – 2 chục = 8 chục Vậy: 100 – 20 = 80 - Các phép tính còn lại cho HS nhẩm miệng theo nhóm đôi. - HS nhẩm miệng theo yêu cầu của GV. Một số em nêu miệng kết quả. 100 - 70 = 30 100 - 40 = 60 100 - 10 = 90 - GV đánh giá, tuyên dương - HS khác nhận xét + Qua bài tập 2 em có nhận xét gì về số bị trừ và số trừ? + Số bị trừ là số tròn trăm, số trừ và hiệu là số tròn chục. - GV chốt lại bài. - HS khác nhận xét. « Cô thấy các em tính nhẩm dạng 100 trừ đi số tròn chục rất tốt. Để giúp các em nắm vững kiến thức hơn ở dạng toán có lời văn, cô cùng các em chuyển sang bài tập số 3. - HS lắng nghe. Bài 3: - Yêu cầu HS nêu bài toán, phân tích bài toán. - 1 hoặc 2 em đọc bài toán. Cả lớp cùng phân tích. + Bài toán cho biết gì? + Buổi sáng bán được 100 hộp sữa, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 24 hộp sữa. + Bài toán hỏi gì? + Buổi chiều bán được bao nhiêu hộp sữa. Tóm tắt - HS quan sát tóm tắt. Buổi sáng: Buổi chiều: 100 hộp sữa 24 hộp sữa ? hộp sữa + Dựa vào tóm tắt bài toán em nào cho cô biết bài toán thuộc dạng toán gì? + Bài toán thuộc dạng ít hơn. + Bài toán thuộc dạng ít hơn em làm tính gì? + Làm tính trừ. - GV cho làm bài vào vở. - Cả lớp làm vở, 1 HS làm bài phiếu lớn - GV kiểm tra vở của một số HS Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được số hộp sữa là. 100 - 24 = 76 (hộp) Đáp số: 76 hộp sữa. - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - HS khác nhận xét bài làm trên bảng - GV hỏi thêm: Em nào có lời giải khác? - HS nêu. - GV chốt lại bài, nhận xét. - HS lắng nghe. 4. Củng cố - dặn dò: + Khi đặt tính và thực hiện phép tính các em cần lưu ý điều gì? + Đặt tính phải thẳng cột. Thực hiện phép tính từ phải qua trái. + Khi giải toán dạng ít hơn em làm tính gì? + Thực hiện phép tính trừ. - Liên hệ giáo dục HS: Khi làm toán phải thật cẩn thận, tính chính xác, viết rõ ràng, không nên tẩy xóa và các em cần rèn tính kiên trì nhẫn nại khi gặp bài toán khó. Ngoài ra các em có thể tham gia luyện thi Olympic trên Internet để bổ sung thêm kiến thức cho mình các em nhé. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về các phép tính trừ đã học và chuẩn bị bài sau: “Tìm số trừ”. - HS lắng nghe và thực hiện. - Nhận xét tiết học. HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI DẠY (Ký duyệt) Nguyễn Long Hải Phạm Thị Mau
File đính kèm:
- 100_tru_di_mot_so.doc