Giáo án Toán khối 6 - Tuần 11 - Tiết 31 đến tiết 33

Học sinh vẽ tia Ox tuỳ ý

+Dùng thước: Vạch số 0 của thước trùng với gốc 0 của tia; vạch 2cm cho ta điểm M.

+Dùng compa: sao cho mũi nhọn trùng với vạch số 0 của thước, mũi kia trùng với vạch 3cm.

Nhận xét:

Đọc ví dụ.

Nêu cách vẽ:

Vẽ tia Ox tuỳ ý.

Trên tia Ox vẽ:

+Điểm M sao cho OM =2cm

+Điểm N sao cho ON =3cm

Xác định điểm nằm giữa hai điểm trong ba điểm O, M, N. (là điểm M)

Rút ra nhận xét:

 

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán khối 6 - Tuần 11 - Tiết 31 đến tiết 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn : - Tuần : 11
- Ngày dạy : - Tiết : 31.
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
-	Học sinh được củng cố các kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
-	Dựa vào kết quả phân tích, học sinh biết được số lượng trong tập hợp ước của số đã phân tích ra thừa số nguyên tố.
-	Rèn luyện kĩ năng giải toán, phát hiện các vấn đề của việc phân tích ra thừa số nguyên tố vôí các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ :
- 	Học sinh: Chuẩn bị bài theo các mục hướng dẫn của giáo viên.
- 	Giáo viên: Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi lần lượt hai học sinh lên bảng làm:
HS1: Làm bài 127.
a/ 225 = 32.52 (chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5).
b/ 1800 = 23.32.52 (chia hết cho các số nguyên tố 2, 3 và 5).
HS2: Làm bài 127.
c/ 1050 = 2.3.52.7 (chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5 và 7).
d/ 3060 = 22.32.5.17 (chia hết cho 2, 3, 5 và 17).
Học sinh nhận xét, ghi điểm.
Học sinh trình bày miệng bài tập 128.
 3. Dạy bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Học sinh đọc đề.
Giáo viên ghi đề từng câu.
Học sinh nhắc lại cách tìm ước của một số.
VD: 2.32 ngoài các ước 2, 3, 9 còn có ước nào nữa không? (9, 18).
Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
Nhận xét. 
Sửa chữa.
Bài 129:
a/ Cho a = 5.13. Hãy viết tất cả các ước của a.
 Ư(a) = {1; 5; 13; 65}.
b/ Cho b = 25. Hãy viết tất cả các ước của b.
 Ư(b) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}.
c/ Cho c = 32.7. Hãy viết tất cả các ước của c.
 Ư(c) = {1; 3; 7; 21; 63}.
Hoạt động 2 : 
Giáo cho học sinh lên bảng làm.
Nhận xét.
Sửa chữa.
Giáo viên chuẩn bị một bảng tổng kết.
Quan sát số mũ của các thừa số sau khi phân tích.
=> mũ + 1 và nhân chúng với nhau đó chính là số lượng các ước.
Bài 130:
Số
Pt. ra thừa số nguyên tố
Chia hết cho các số nguyên tố.
Tập hợp các ước.
51
75
42
30
51 = 3.17
 75 = 3.52
42 = 2.3.7
30 = 2.3.5
3; 17
3; 5
2; 3; 7
2; 3; 5
1; 3; 17; 51.
1; 3; 5; 15; 25; 75.
1;2;3;6;7;14;21;42.
1;2;3;5;6;10;15;30.
Hoạt động 3 : 
Học sinh đọc đề.
Giáo viên cho học sinh làm tất cả các trường hợp.
Cho học sinh nhận xét (lưu ý trường hợp giao hoán cho nhau là không cần thiết vì phép nhân có tính chất giao hoán).
Học sinh đọc đề.
Tâm xếp bi đều vào các túi, vậy số túi như thế nào với số bi? (ước).
Bài 131:
a/ Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số.
 1 và 42; 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7.
=> Ư(42).
b/ Tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30. Tìm a và b, biết rằng a < b.
a
1
2
3
5
b
30
15
10
6
Bài 132: 
 Số túi mà Tâm có thể xếp là ước của 28.
 Đáp số: 1; 2; 4; 7; 14; 28 túi.
Hoạt động 4 : 
Học sinh tự làm (dạng đã từng làm) 
Nếu còn thời gian, giáo viên giới thiệu số hoàn chỉnh cho học sinh.
Giáo viên nêu khái niệm và cho ví dụ về số hoàn chỉnh.
K/n: Một số được gọi là số hoàn chỉnh nếu tổng các ước (không kể chính nó) bằng số đó.
Vd: Số 6 có các ước (không kể chính nó) là 1; 2; 3. => Tổng các ước đã nêu là 6.
Học sinh vận dụng cho một ví dụ về số hoàn chỉnh và làm bài tập.
Bài 167(SBT).
* 12 có các ước (không kể chính nó) là 1; 2; 3; 4; 6.
 Mà 1 + 2 + 3 + 4 + 6 12
12 không là số hoàn chỉnh.
* 28 cóû các ứơc (không kể chính nó) là 1; 2; 4; 7; 14.
 Mà 1 + 2 + 4 + 7 + 14 = 28
28 là số hoàn chỉnh.
4. Củng cố : Nhắc lại các kiến thức đã học
 5.Hướng dẫn học ở nhà : 
-	Xem lại cách tìm ước, bội.
-	Tìm các ước của 6, của 9; số nào vừa là ước của 6 vừa là ước của 9.
-	Tìm các bội của 6, của 9; số nào vừa là bội của 6 vừa là bội của 9.
-	Phải phân tích một số ra thừa số nguyên tố thật thạo mới học tốt bài học 16.
-	Chuẩn bị bài học 16.
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
- Ngày soạn :	 - Tuần :11
- Ngày dạy :  / / 2011 - Tiết :32.
Bài 16 : ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. MỤC TIÊU :
-	Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. 
-	Học sinh biết được ƯC, BC của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê rồi tìm phần tử chung của hai tập hợp, biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.
-	Học sinh biết cách tìm ước chung, bội chung trong một số bài toán đơn giản.
II. CHUẨN BỊ :
-	Giáo viên: Mô hình (tranh) giao của hai tập hợp, bảng phụ ghi nội dung KTBC.
-	Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
HS1:	
-	Nêu cách tìm ước của một số.
-	Tìm Ư(4), Ư(6) và tìm các phần tử vừa thuộc Ư(4) vừa thuộc Ư(6).
HS2:	
-	Nêu cách tìm bội của một số.
-	Tìm B(4), B(6) và tìm các phần tử vừa thuộc B(4) vừa thuộc B(6).
Học sinh dưới lớp cùng làm, nhận xét ghi điểm.
 3. Dạy bài mới : Giáo viên dựa vào phần KTBC để giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Ước chung.
Giáo viên cho học sinh quan sát phần KTBC.
Giới thiệu các số là ước chung của 4 và 6.
=> Khái niệm về ƯC của hai hay nhiều số.
Vậy x thuộc ƯC (a, b) khi nào ?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
Trong mỗi trường hợp học sinh phải giải thích (dựa vào khái niệm để giải thích).
a/ Đúng vì ?
b/ Sai vì ?
=> Để biết a có là ước của b và c hay không ta làm như thế nào?
 Ư(4) = .
 Ư(6) = .
 => ƯC(4, 6) = 
Học sinh phát hiện khái niệm khái niệm ƯC của hai hay nhiều số.
Học sinh lặp lại vài lần.
 Các khẳng định sau đúng hay sai?
a/ 8 ƯC (16, 40) à Đúng.
b/ 8 ƯC (32, 28) à Sai.
I. Ước chung :
Vd : Ư(4) = .
 Ư(6) = .
Các số 1; 2 là ư ớc chung của 4 và 6 được Kí hiệu : ƯC(4,6) = .
 Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
* x ƯC(a,b) nếu a x và b x.
* x ƯC(a,b,c) nếu a x và b x và c x.
Hoạt động 2 : 
Bội chung.
Hoạt động tương tự với hoạt động 1
Học sinh quan sát phần KTBC. 
Phát hiện khái niệm bội chung.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2
Lưu ý học sinh có nhiều số thoả mãn (1, 2, 3, 6).
=> Để biết a có là bội của b và c hay không ta làm như thế nào?
* Tìm điểm điểm giống và khác nhau giữa ƯC và BC của hai hay nhiều số.
Học sinh quan sát phần KTBC.
Phát hiện khái niệm bội chung.
Học sinh thảo luận trong 2’
* Giống: đều là số chung.
* Khác : . ƯC à luôn có 1.
 . BC à luôn có 0.
 . ƯC à số phần tử là hhạn.
 . BC à vô số phần tử.
II. Bội chung :
Vd:B(4)=.
 B(6)= .
Các số 0 ; 12 ; 24 ; . . .là bội chung của 4 và 6 được kí hiệu : BC(4,6) = .
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó .
* x BC(a,b) nếu xa và x b.
* x BC(a,b,c) nếu x a và x b và x c.
Hoạt động 3 : 
Giao của hai tập hợp.
Giáo viên giới thiệu mô hình giao của hai tập hợp.
“ Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó ”.
Giáo viên chuẩn bị hình 26, 27, 28 giới thiệu cho học sinh.
Yêu cầu học sinh vận dụng khái niệm giao vào trong thực tế.
 Ư(4) Ư(6) = ƯC (4, 6).
 B(4) B(6) = BC (4, 6).
Các cây nhãn bị giao tán.
Bài toán 1: Điền tên một tập hợp thích hợp vào chỗ trống:
a/ a 6 và a 5 => a ..
b/ 2006 b và 2000 b => b ..
c/ c 5; c 7 và c 11 => c ..
III. Chú ý : (sgk)
Vd1 : Ư(4)Ư(6) = ƯC(4,6).
 B(4)B(6) = BC(4,6).
Vd2 : A = ; B = .
 AB = 
Hoạt động 4: Cũng cố
Giáo viên treo bảng phụ.
Học sinh nêu lại khái niệm ƯC, BC
Học sinh chia nhóm làm bài tập 135.
Chọn kết quả của 3 nhóm để trưng bày.
=> Giáo viên giới thiệu cho học sinh những số có duy nhất một ước chung.
Tập hợp A phải thoả những đk nào?
Tập hợp B thì sao ?
Bài 135:
a/ Ư(6) = 
 Ư(9) = .
 ƯC (6, 9) = .
b/ Ư(7) = 
 Ư(8) = 
 ƯC (7, 8) = .
c/ ƯC (4, 6, 8) = .
Bài 136:
 B = 
 A= 
 4.Hướng dẫn học ở nhà : 
-	Giáo viên tiếp tục hướng dẫn bài 136/ A B = M = {thuộc cả A lẫn B}
 A B Mọi phần tử của A đều là phần tử của B.
-	Học bài theo sách giáo khoa.
-	Làm các bài tập 134, 136, 137, 138.
-	Chuẩn bị trước bài học 17:
	. 	Phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	.	Tìm số lớn nhất trong tập hợp ƯC.
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
- Ngày soạn 	- Tuần :11.
- Ngày dạy : 	- Tiết :33.
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
-	Học sinh được củng cố các kiến thức về ƯC và BC của hai, nhiều số.
-	Rèn luyên tìm ƯC, BC, tìm giao của hai tập hợp.
-	Vận dụng giải bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ :
- 	Học sinh: Chuẩn bị bài theo các mục hướng dẫn của giáo viên.
-	Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn bài 138, nội dung phần KTBC.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi lần lượt hai học sinh lên bảng làm:
HS1:	
-	Ước chung của hai hay nhiều số là gì ?
-	x ƯC (a, b) khi nào ?
-	8 ƯC (24, 30) đúng hay sai? Vì sao?
-	Tìm Ư(8), Ư(12), ƯC (8, 12).
HS2: 	
-	Bội chung của hai hay nhiều số là gì?
-	x BC (a, b) khi nào ?
-	240 BC (30, 40) đúng hay sai? Vì sao?
-	Tìm B(8), B(12), BC (8, 12).
Học sinh nhận xét, ghi điểm cho các bạn.
 3. Dạy bài mới :.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Dạng toán liên quan. 
đến tập hợp.
Học sinh đọc đề bài.
Học sinh nhắc lại giao của hai tập hợp.
Giáo viên trưng bày bảng đã chuẩn bị.
Đọc và làm từng câu.
Nhận xét.
Sửa chữa.
Tìm giao của hai tập hợp N và N*. 
Bài 136:
 B = 
 A = 
 A B = M = .
Bài 137:
a/ A B ={cam, chanh}.
b/ A B là tập hợp các học sinh vừa giỏi văn vừa giỏi toán.
c/ A B = B.
d/ A B = .
e/ N N* = N*.
Hoạt động 2 : 
Dạng điền vào ô trống.
Trưng bày bảng đã chuẩn bị.
Gọi học sinh yếu.
Lưu ý trường hợp cuối.
Giáo viên cho học sinh đọc đề vài lần.
Học sinh thảo luận trong 2’.
Trình bày ý kiến.
Nếu không, giáo viên hướng dẫn:
Cách chia có liên quan gì đến các số 24, 48?
Lưu ý số nam, nữ ở các tổ đều bằng nhau.
Bài 138:
Cách chia
Số phần thưởng
Số bút ở mỗi phần thưởng
Số vở ở mỗi phần thưởng
a
4
?
?
b
6
?
??
c
8
?
?
 Bài toán: Một lớp học có 24 nam và 18 nữ. Có bao nhiêu cách chia tổ sao cho số nam và nữ trong mỗi tổ là như nhau ?
Cách chia nào có số học sinh ít nhất ở mỗi tổ? Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?
 Giải
 Số cách chia tổ là ƯC của 24 và 18.
 ƯC (24, 18) = {1;2;3;6}.
 Vậy có 4 cách chia tổ.
 Cách chia thành 6 tổ thì có số học sinh trong mỗi tổ là ít nhất. Khi đó mỗi tổ có 4 nam và 3 nữ.
4. Củng cố : Nhắc lại các kiến thức vừa học.
 5.Hướng dẫn học ở nhà : 
-	Tìm các ước của 12, của 30, ước chung của 12 và 30.
-	Tìm các bội của 12, của 30, bội chung của 12 và 30.
-	Chuẩn bị bài học 16:
.	Phân tích thành thạo một số ra thừa số nguyên tố. Lấy các số trong bài học 16 ra phân tích trước.
.	Chuẩn bị các ?.
IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
 - Ngày soạn : -	 Tuần : 11
- Ngày dạy :	- Tiết : 11 
VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Nắm được kiến thức cơ bản: Trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (m>0)
II.Chuẩn bị:
GV:Thước đo độ dài, SGK, compa.
HS: Thước đo độ dài, SGK, compa, xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Kiển tra 
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh, dụng cụ đo độ dài, compa.
Hoạt động 2:Tìm kiến thức
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng OM trên tia Ox sao cho OM = 2cm
(Yêu cầu học sinh vẽ bằng hai cách)
Qua hai cách thực hiện hãy rút ra nhận xét.
Yêu cầu học sinh thảo luận cách vẽ, sao đó rút ra nhận xét.
 Nếu học sinh không rút ra nhận xét được giáo viên có thể gợi ý: Nếu OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận gì ?
Hoạt động 3: Luyện tập tại lớp
Gọi học sinh đọc đề Bài tập 58 
Giáo viên nhận xét
Gọi học sinh đọc đề Bài tập 53
Muốn so sánh OM và MN ta làm gì ?
Giáo viên nhận xét sửa bài hoàn chỉnh
Giáo viên đọc đề Bài 54.
Gợi ý: 
Muốn so sánh AB và BC ta phải tính AB; BC =? Giáo viên theo dỏi cả lớp thực hiện.
Giáo viên đọc đề Bài tập 56
Gợi ý: Điểm C nằm giữa hai điểm nào ? Tính CB?
Lưu ý học sinh vẽ tia đối.
Hoạt động 4: Củng cố 
Cách vẽ một đoạn thẳng trên tia.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Bài 55: lưu ý bài toán có thể có nhiều đáp số 
Bài 57, 59 chú ý vẽ theo yêu cầu cho chính xác.
Học sinh vẽ tia Ox tuỳ ý 
+Dùng thước: Vạch số 0 của thước trùng với gốc 0 của tia; vạch 2cm cho ta điểm M.
+Dùng compa: sao cho mũi nhọn trùng với vạch số 0 của thước, mũi kia trùng với vạch 3cm.
Nhận xét:
Đọc ví dụ.
Nêu cách vẽ:
Vẽ tia Ox tuỳ ý.
Trên tia Ox vẽ:
+Điểm M sao cho OM =2cm
+Điểm N sao cho ON =3cm
Xác định điểm nằm giữa hai điểm trong ba điểm O, M, N. (là điểm M)
Rút ra nhận xét: 
Học sinh lên bảng vẽ hình.
Cả lớp suy nghĩ trả lời.
Gọi một học sinh lên bảng vẽ. Cả lớp suy nghĩ nêu cách giải: Tìm độ dài các đoạn thẳng cần so sánh là OM và MN. 
Cả lớp làm bài.
Cả lớp hoạt động nhóm để giải bài tập 54.
Sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày 
Một học sinh khá lên bảng vẽ hình 
Học sinh nhắc lại khái niệm tia đối.
Hai học sinh lên bảng giải hai câu a trước b sau. 
Nhắc lại: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
-Làm bài tập 55, 57, 59/ 124 SGK
Xem trước bài “Trung điểm của đoạn thẳng “
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia:
Cách vẽ SGK
Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia:
O M N x
Trên tia Ox, OM = a, ON = b nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O, N.
Bài tập 58/ 124 SGK
A 3,5cm B x
Vẽ tia Ax. Trên tia Ax xác định điểm B sao cho
 AB = 3,5cm
Bài tập 53/ 124 SGK
O M N x 
Vì M nằm giữa hai điểm O, N
Ta có: OM + MN = ON
 MN = ON – OM
 MN = 6 – 3 = 3cm
Vì: OM = 3cm; MN = 3cm
Nên: OM = MN.
Bài tập 54/ 124 SGK
O A B C x 
Vì A nằm giữa hai điểm O, B nên OA + AB = OB
 AB = OB – OA
 AB = 5 – 2 = 3cm
Vì B nằm giữa hai điểm O, C nên OB + BC = OC
 BC = OC – OB
 BC = 8 – 5 = 3cm
Vậy AB = BC
Bài tập 56/ 124 SGK
 A C B D
Vì C nằm giữa A và B
 nên AC + CB = AB
 CB = AB – AC
 CB = 4 – 1 = 3cm
Vì B nằm giữa C và D 
nên CB + BD = CD
 3 + 2 = CD
Vậy CD = 5cm
 5.Hướng dẫn học ở nhà : 
	- Học bài theo sách giáo khoa.
-	Làm các bài tập 53 (dạng đã có làm).
-	Các bài tập 56, 57: chú ý cách vẽ tia đối (phải vẽ ngược hướng lại).
-	Cho đoạn thẳng AB = 8 cm. Lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB sao cho AM = 4 cm. So sánh AM với MB.
-	Chuẩn bị bài học số 10.
IV. Nhận xét – rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN 6 TUAN 11.doc
Giáo án liên quan