Giáo án Toán học lớp 8 - Tiết 11 Hình bình hành

GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết được một dạng đặc biệt của tứ giác đó là hình thang.

H1:

Hãy quan sát tứ giác ABCD trên hình 66 tr90 SGK, cho biết tứ giác đó có gì đặc biệt.

HS: Tứ giác ABCD có các góc kề với mỗi cạnh bù nhau. dẫn đến các canh đối song song AB//DC ; AD//BC

GV: Tứ giác có các cạnh đối song song gọi là hình bình hành.

GV yêu cầu HS đọc định nghĩa hình bình hành trong SGK

HS: Đọc định nghĩa hình bình hành tr90 SGK

H2:

Vậy muốn kiểm tra một tứ giác ABCD là hình bình hành hay không ta làm ntn?

HS: Kiểm tra xem các cặp cạnh đối có song song với nhau hay không

 

docx3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 8 - Tiết 11 Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2014	Ngày dạy: 04/10/2014
Tiết 11:
§6. HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- HS nắm vững định nghĩa hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song.
- Nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bìnhn hành; nắm vững năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 
1.2. Kỹ năng
- HS dựa vào tính chất và dấu hiệu nhận biết để vẽ được dạng của một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minhn các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, hai đường thẳng song song
1.3. Tư duy – Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong lập luận. Phát triển tư duy lôgic 
II. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, thước kẻ
2.2. Học sinh
- Thước thẳng, compa 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Bài cũ
- Lồng vào bài mới
3.3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết được một dạng đặc biệt của tứ giác đó là hình thang. 
H1:
Hãy quan sát tứ giác ABCD trên hình 66 tr90 SGK, cho biết tứ giác đó có gì đặc biệt.
HS: Tứ giác ABCD có các góc kề với mỗi cạnh bù nhau. dẫn đến các canh đối song song AB//DC ; AD//BC
GV: Tứ giác có các cạnh đối song song gọi là hình bình hành. 
GV yêu cầu HS đọc định nghĩa hình bình hành trong SGK
HS: Đọc định nghĩa hình bình hành tr90 SGK
H2:
Vậy muốn kiểm tra một tứ giác ABCD là hình bình hành hay không ta làm ntn?
HS: Kiểm tra xem các cặp cạnh đối có song song với nhau hay không
H3: 
Hình thang có phải là hình bình hành không ?
HS: Không phải vì hình thang chỉ có hai cạnh đối song song, còn hình bình hành có các cạnh đối song song.
GV: Hình thang là hình bình hành khi nào?
HS: Khi có hai cạnh bên song song
GV: Vậy Hình bình hành là một hình thang đặc biệt có hai cạnh bên song song
1. Định nghĩa:
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
Hoạt động 2: Tính chất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
H1:
Hình bình hành là tứ giác, là hình thang, vậy trước tiên hình bình hành có những tính chất gì?
HS: Hình bình hành mang đầy đủ tính chất của tứ giác, của hình thang.
GV: Hãy nêu cụ thể?
HS: Thực hiện
H2:
Nhưng hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. Hãy thử phát hiện thêm về các tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành.
HS: Phát hiện :
Trong hình bình hành :
Các cạnh đối bằng nhau.
Các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
GV khẳng định: Nhận xét của các em là đúng, đó chính là nội dung định lý về tính chất hình bình hành.
GV đọc lại định lí tr90 SGK.
GV vẽ hình và yêu cầu HS nêu GT, KL của định lí.
HS: Thực hiện
GV hướng dẫn HS chứng minh định lý
HS: Trình bày bằng miệng
Bài tập củng cố
Cho D ABC, có D, E, F theo thứ tự là trung điểm AB, AC, BD. Chứng minh BDEF là hình bình hành
GV: Yêu cầu HS chứng minh bài toán trên
HS: Chứng minh
2. Tính chất
Trong hình bình hành
a) Các cạnh đối bằng nhau.
b) Các góc đối bằng nhau.
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
GT
ABCD là hình bình hành
AC cắt BD tại O
KL
Bài tập: Cho D ABC, có D, E, F theo thứ tự là trung điểm AB, AC, BD. Chứng minh BDEF là hình bình hành
CM:
D ABC có AD = DB (gt)
 AE = EC (gt)
Þ DE là đường trung bình của DABC 
Þ DE // BC
Chứng minh tương tự : EF// AB
Vậy tứ giác BDEF là hình bình hành (theo định nghĩa) 
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
H1: 
Nhờ vào dấu hiệu gì để nhận biết một hình bình hành?
HS: Dựa vào định nghĩa. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành 
H2: 
Còn có thể dựa vào dấu hiệu nào nửa không ?
HS: Có thể nêu tiếp bốn dấu hiệu nữa theo SGK.
GV: Nêu ra năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành lên bảng phụ nhấn mạnh
3. Dấu hiệu nhận biết
(SGK)
Hoạt động 4: Củng cố 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 43/92 SGK (Đề bài xem SGK )
Bài 44/92 SGK
GV: Vẽ hình yêu cầu HS chứng minh
Bài 43/92 SGK
HS trả lời miệng :
Tứ giác ABCD là hình bình hành , tứ giác EFGH là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau hoặc hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ( thông qua chứng minh tam giác bằng nhau ).
Bài 44/92 SGK
HS chứng minh miệng 
ABCD là hình bình hành Þ AD = BC
Có: DE = EA =BC Þ DE = BF
Xét tứ giác DEFB có:
DE//BF ( vì AD//BC)
DE=BF ( chứng minh trên)
Þ DEBF là hình bình hành vì có hai cạnh đối // và bằng nhau.
Þ BE=DF ( tính chất hình bình hành)
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ
-Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
-Chứng minh các dấu hiệu còn lại.
-Bài tập về nhà số 45, 46, 47/(92, 93) SGK.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docxHH 8 TIET 11.docx