Giáo án Toán học Lớp 5 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.

2. Kĩ năng: - Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, say mê học toán.

II. CHUẨN BỊ:

· GV: Phấn màu, bảng phụ

· HS : Vở bài tập, bảng con, SGK .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học Lớp 5 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 TOÁN
TIẾT 1 : ÔN TẬP KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp HS oÂn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số .
2. Kĩ năng: - Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số .
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ: 
GV :Chuẩn bị 4 tấm bìa 
HS : Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
3’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
ôn tập khái niệm phân số .
- Từng HS chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) .
4. Phát triển các hoạt động: 
5’
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm
ban đầu về PS.
Mục tiêu: HS hiểu khái niệm ban đầu về phân số, cách đọc và viết PS.
Hoạt động cá nhân - lớp
- GV tổ chức cho HS ôn tập .
- HS quan sát và thực hiện y/c
Trực quan 
- Yêu cầu từng HS quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt HS nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài HS nhắc lại cách đọc. 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại. 
- HS đọc các phân số vừa hình thành .
Đàm thoại 
Thực hành 
- GV theo dõi nhắc nhở HS .
- Từng HS thực hiện với các phân số: 
Thực hành 
- Yêu cầu HS viết phép chia sau đây dưới dạng phân số: 2:3 ; 4:5 ; 12:10.
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 2:3? 
-Phân số là k.quả của phép chia 2:3. 
Thực hành 
- GV chốt lại chú ý 1 (SGK).
- Yêu cầu HS viết thành phân số với các số: 4 ; 15 ; 14 ; 65. 
- Từng HS viết phân số: 
 là kết quả của 4:5
 là kết quả của 12:10
Thực hành 
- Mọi số tự nhiên viết thành phân số có mẫu số là gì? 
- ... mẫu số là 1
- (ghi bảng) 
Đàm thoại 
- Y/cầu HS viết thành phân số với số 1. 
- Từng HS viết phân số: 
- Số 1 viết thành phân số có đặc điểm như thế nào? 
- ... tử số bằng mẫu số và khác 0. 
- Nêu VD: 
- Y/cầu HS viết thành phân số với số 0. 
- Từng HS viết phân số: ;... 
- Số 0 viết thành phân số, phân số có đặc điểm gì? (ghi bảng) 
5’
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết
thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng PS.
Mục tiêu: HS biết viết thương và viết số tự nhiên dưới dạng PS.
Hoạt động cá nhân - lớp
- lần lượt viết 1 :3 ; 4 : 10 ; 9 : 2; dưới dạng phân số.
- GV kết luận.
- HS viết vào bảng con. 1 HS viết bảng lớp và nêu: “ Một phần ba là thương của 1 : 3.
- Lớp nhận xét.
Thực hành 
- Làm tương tự với chú ý 2, 3, 4 – SGK )
15’
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu: HS thực hiện được các BT
Bài 1 : - GV cho HS đọc và nêu miệng tử số và mẫu số của từng PS đã cho.
Bài 2,3 : - GV cho HS làm bảng con.
Bài 4 : 
a/ Hỏi: “ Số 1 có thể viết thành PS có đặc điểm như thế nào ?.
- Làm mẫu 1 ví dụ.
b/ Làm tương tự như phần a.
Hoạt động cá nhân - lớp
- HS trả lời bằng nêu lại chú ý 3 – SGK.
- HS làm và sửa miệng.
- HS quan sát .
Thực hành 
Đàm thoại 
5’
Hoạt động 4 : Củng cố.
Mục tiêu: ôn lại các kiến thức vừa học.
- Tổ chức thi đua: 
- 
- 
- 
- Thi đua ai giải nhanh bài tập giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ. 
- HS nhận xét cách đọc.
Củng cố 
Thi đua 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập “Tính chất cơ bản của phân số”.
- Nhận xét tiết học .
	RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 1 
 TOÁN
TIẾT 2 : ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. 
2. Kĩ năng: - Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số. 
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, say mê học toán. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Phấn màu, bảng phụ 
HS : Vở bài tập, bảng con, SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
Hát 
5’
2. Bài cũ: Ôn khái niệm về PS 
- Kiểm tra lý thuyết kết hợp làm 2 bài tập nhỏ
- 2 HS 
Thực hành
- Yêu cầu HS sửa bài 2, 3 trang 4
- Lần lượt HS sửa bài 
- Viết, đọc, nêu tử số và mẫu số 
- GV nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới:
 ôn tập tính chất cơ bản của phân số 
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
Hoạt động 1: Ôn tập tính chất
cơ bản của PS và ứng dụng tính chất cơ bản của PS.
Mục tiêu: HS được củng cố tính chất cơ bản của PS, biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn PS và quy đồng mẫu số các PS.
Hoạt động lớp
1.GV hướng dẫn HS ôn tập:
- HS thực hiện chọn số điền vào ô trống và nêu kết quả. 
Thực hành 
- HS nêu nhận xét ý 1 (SGK)
2. Tìm phân số bằng với phân số 15
 18
- HS nêu nhận xét ý 2 (SGK)
- Lần lượt HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số. 
- GV ghi bảng. 
- HS làm bài 
- Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
- HS nêu phân số vừa rút gọn (Lưu ý cách áp dụng bằng tính chia)
Đàm thoại 
- Áp dụng tính chất cơ bản của phân số em hãy rút gọn phân số sau: 
- Tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
- Yêu cầu HS nhận xét về tử số và mẫu số của phân số mới. 
- ... phân số không còn rút gọn được 
nữa nên gọi là phân số tối giản. 
5’
Hoạt động 2: Luyện tập 
Mục tiêu : HS luyện tập 1 vài bài tập.
Hoạt động cá nhân - lớp
- Yêu cầu HS làm bài 1.
- HS làm bài - sửa bài 
Thực hành 
- Trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn nhanh nhất. 
Thảo luận 
- Áp dụng tính chất cơ bản của phân số em hãy quy đồng mẫu số các phân số sau: và 
- Quy đồng mẫu số các phân số là làm việc gì? 
- ... làm cho mẫu số các phân số giống nhau. 
Đàm thoại 
- và 
- HS làm ví dụ 2 
-GV nhận xét, chốt ý.
- Nêu cách tìm MSC (trao đổi ý kiến để tìm MSC bé nhất)
10’
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu : HS làm được các bài tập.
Hoạt động nhóm 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
Bài 1: Rút gọn phân số 
- GV lưu ý HS nên tìm kiếm cách rút gọn nhanh nhất.
- HS làm bảng con .
- Sửa bài
Luyện tập 
Bài 2: Quy đồng mẫu số 
- GVgiúp HS nhận ra ở phần b: hai mẫu số chia hết cho nhau, MSC là MS lớn hơn; ở phần c : vì 24 : 6 = 4 và 24 : 8 = 3 nên MSC nhỏ nhất là 24.
- HS làm vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
3’
Bài 3: Nối phân số với kết quả 
GVviết những PS đãï cho lên bảng, HS lên nối những PS bằng nhau.
Hoạt động 4 : Củng cố.
Mục tiêu:củng cố lại kiến thức vừa học.
- Tổ chức trò chơi PS kì diệu 
- Chia lớp thành các nhóm . GVnêu yêu cầu : Tìm các PS bằng với PS đã cho. 
-GVnhận xét , tuyên dương .
- HS giải thích vì sao nối như vậy.
Hoạt động lớp 
- HS thực hiện trò chới . 
Trò chơi
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ SGK .
- Chuẩn bị: Ôn tập :So sánh hai phân số” .
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần : 1 TOÁN
TIẾT 3 : ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp HS nhớ lại về cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số
2. Kĩ năng: - Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn . 
3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Phấn màu, bảng phụ.
HS : Vở bài tập, bảng con, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
P.Pháp
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: 
Tính chất cơ bản phân số
- GV kiểm tra lý thuyết .
- 2 HS nêu lại phần quy tắc .
Kiểm tra 
- Yêu cầu HS tự nêu bài tập. 
- 2 HS nêu bài tập và giải .
- GV nhận xét – chấm điểm .
- HS nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
So sánh hai phân số
4. Phát triển các hoạt động:
8’
Hoạt động 1: Ôn tập cách so
sánh 2 PS cùng và khác mẫu số.
Mục tiêu: HS biết cách so sánh 2 PS.
Hoạt động lớp - cá nhân - nhóm
- Hướng dẫn HS ôn tập
Trực quan 
- Yêu cầu HS so sánh: 
- HS nhận xét và giải thích (cùng mẫu số, so sánh tử số 2 và 5 à 5 và 2).
- Giáo viên chốt lại ghi bảng
- HS nhắc lại. 
- Yêu cầu HS so sánh: 
- HS làm bài. 
- HS nêu cách làm. 
- HS kết luận: so sánh phân số khác mẫu số à quy đồng mẫu số hai phân số à so sánh .
Thực hành 
- GV chốt lại: so sánh hai phân số bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số à so sánh.
- HS nhận xét .
15’
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu: HS làm được các bài tập
Hoạt động cá nhân 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
Chú ý và 
- HS đọc bài 1 .
- HS trao đổi ý kiến với cách quy đồng hai phân số trên.
- HS sửa bài.
Thực hành 
Thảo luận 
(7 x 4) (7 x 3)
MSC: 7 x 4 x 3
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Tổ chức thành trò chơi“Ai nhanh hơn “
- GVchuẩn bị các tấm thẻ, mỗi thẻ có ghi sẵn 1 phân số như bài 2.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được phát các tấm thẻ. Nêu yêu cầu của bài tập 2. 
- GV khai thác để HS giải thích tại sao lại điền dấu như vậy trong từng trường hợp .
- HS đọc bài 2 và nêu yêu cầu .
- HS làm bài 2 bằng cách thảo luận nhóm và cử đại diện lên gắn trên bảng lớn. Đội nào gắn đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
- HS sửa bài.
Trực quan 
Thảo luận 
Trình bày
- GV nhận xét .
- Cả lớp nhận xét .
- GV yêu cầu vài HS nhắc lại (3 HS)
- 3 HS nêu lại .
5’
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu : HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động nhóm
- GV chốt lại so sánh phân số với 1. ( GV ghi sẵn bảng phụ ) .
- GV cho 2 HS nhắc lại.
( Lưu ý cách phát biểu của HS )
- HS thi đua giải bài tập .
- 2 HS nhắc lại.
Thi đua 
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị “So sánh 2 phân số ( tt)”
- Nhận xét tiết học .
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần : 1 Thứ năm , ngày 27 tháng 8 năm 2015
 TOÁN
TIẾT 4 : ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về :
- So sánh phân số với đơn vị 
- So sánh 2 phân số có cùng tử số 
2. Kĩ năng: - Biết cách so sánh các phân số . 
3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Phấn màu, bảng phụ.
HS : Vở bài tập, bảng con, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: 
Tính chất cơ bản PS
Kiểm tra 
- GV kiểm tra lý thuyết .
- Yêu cầu HS nâu ví dụ .
- 3 HS nêu lại quy tắc về tính chất cơ bản của phân số .
- 3 HS nêu ví dụ và giải thích .
- GV nhận xét – chấm điểm .
- HS nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới:
So sánh hai phân số (tt)
4. Phát triển các hoạt động:
10’
Hoạt động 1: Ôn tập về so
 sánh PS với đơn vị.
Mục tiêu : HS biết cách so sánh PS với đơn vị.
Hoạt động lớp - cá nhân - nhóm
- Hướng dẫn HS ôn tập
- Yêu cầu học sinh so sánh: với 1 
- Tử số bé hơn mẫu số ( 3 < 5 )
Đàm thoại 
- GV chốt lại ghi bảng .
- HS nhắc lại 
- Yêu cầu HS so sánh: với 1
- Tử số lớn hơn mẫu số ( 9 > 4 ) .
- GV chốt lại
- Yêu cầu HS nhận xét.
+ Tử số > mẫu số thì phân số > 1
+ Tử số < mẫu số thì phân số < 1
+ Tử số = mẫu số thì phân số = 1
14’
Hoạt động 2: Thực hành 
Mục tiêu : HS làm được các bài tập.
Hoạt động cá nhân
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài 1 
- GV tổ chức chơi trò “Tiếp sức “.
- 1 HS đọc bài 1 
- HS thi đua làm bài .
Trực quan 
Trò chơi 
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Cả lớp nhận xét
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GVgợi mở để HS tự nêu nhận xét về 2 PS có cùng tử số : 2 PS có tử số bằng nhau, PS nào có mẫu số bé hơn thì PS đó lớn hơn.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài .
- HS làm bài 2 .
- Dựa vào nhận xét vừa nêu HS thực hiện các trường hợp còn lại.
- HS sửa bài
Trực quan 
Thực hành 
Đàm thoại 
- GV nhận xét
- Cả lớp nhận xét
- GV yêu cầu vài HS nhắc lại 
Ÿ Bài 3: Y/C HS đọc đề và nêu cách thực hiện
-Tìm phân số lớn hơn
 3 và 5
 4 7
Ÿ Bài 4: giải tốn
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài,học sinh nêu yêu cầu đề bài
-HS chọn phương pháp nhanh dễ hiểu
-HS đọc đề, làm BT
-Nê k.quả - lớp n.xét và sửa chữa
Cho HS trao đổi ý kiến với cách quy đồng hai phân số trên
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
Luyện tập
Thực hành 
Đàm thoại
5’
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động nhóm 
- Trò chới “Tiếp sức”
- GV nhận xét – tuyên dương 
 - GV chốt lại so sánh phân số với 1.
- GV cho 2 HS nhắc lại(lưu ý cách phát biểu của HS, GV sửa lại chính xác)
- HS tham gia trò chơi BT viết sẵn bảng phu.ï
- HS nhận xét .
- 2 HS nhắc lại 
Trò chơi 
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị “Phân số thập phân”
- Nhận xét tiết học .
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần : 1 TOÁN
TIẾT 5 : PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp HS nhận biết về các phân số thập phân.
2. Kĩ năng: - Rèn HS nhận ra một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân .
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Phấn màu, bìa, băng giấy.
HS :VBT, SGK, bảng con, băng giấy. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
Hát 
5’
2. Bài cũ: 
So sánh 2 phân số ( tt )
Kiểm tra 
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc so sánh phân số với 1.
- GV nhận xét – chấm điểm .
- 2 HS nêu quy tắc .
- 3 HS tự nâu ví dụ .
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Phân số thập phân
4. Phát triển các hoạt động:
9’
Hoạt động 1: Giới thiệu phân
số thập phân. Cách chuyển 1 số phân số thành phân số thập phân .
Mục tiêu: HS nhận biết PSTP và biết cách chuyển đổi.
Hoạt động nhóm 
- Hướng dẫn HS hình thành phân số thập phân
- HS thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần ; 1000 phần
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm)
- Nêu phân số vừa tạo thành .
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo.
Thực hành 
Đàm thoại 
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- 3 HS lập lại 
- Yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng các phân số : , , và giải thích .
- HS nêu phân số thập phân.
- HS giải thích cách làm.
Thực hành 
- GV chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân .
15’
Hoạt động 2: Luyện tập 
Mục tiêu: HS làm được các bài tập.
Hoạt động cá nhân - lớp
Bài 1: Viết và đọc phân số thập phân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nhận xét – chấm điểm .
- 1 HS đọc yêu cầu bài .
- Lớp làm bài
- HS sửa bài
- Lớp nhận xét .
Trực quan 
Thực hành 
Bài 2: Viết phân số thập phân
- GV yêu cầu HS bài 2.
- GV nhận xét – chấm điểm .
- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài .
- Lớp làm bài.
- HS sửa bài - Lớp nhận xét .
Trực quan 
Thực hành
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài
- Có thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó).
- GV nhận xét –chốt kết quả đúng .
- 1 Hs đọc yêu cầu bài 3 .
- phân số thập phân : .
( , chưa là phân số thập phân) 
Thực hành 
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề
- GVchọn phần c hoặc d để hướng dẫn HS chuyển 1 số PS thành PSTP bằng cách : tìm 1 số mà mẫu số chia cho số đó được 10, 100, 1000,, sau đó chia cả tử số và mẫu số với số đó để được PSTP.
- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài
- HS làm bài
- HS lần lượt sửa bài
- HS nêu đặc điểm của phân số thập phân .
Trực quan
Thực hành 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng .
5’
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức vừa học.
Hoạt động nhĩm - lớp
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- phân số thập phân 
Đàm thoại 
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời và 
 ngược lại)
- HS thi đua.
- Lớp nhận xét
Trò chơi 
- GV nhận xét - tuyên dương
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học .
RÚT KINH NGHIỆM : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_lop_5_tuan_1.doc
Giáo án liên quan