Giáo án Toán học Lớp 1 - Bài 6: Các số 1, 2, 3

A. Kiểm tra bài cũ:

 - GV treo bảng phụ có những hình tam giác, hình vuông, hình tròn, yêu cầu 2 HS lên bảng xác định những hình đó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài.

2. Bài mới

a. Khái niệm số 1, 2, 3.

* Giới thiệu số 1

- GV cho HS mở SGK, hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có 1 phần tử. Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật, GV chỉ tranh và nêu: (Có 1 con chim, có 1 bạn gái, có 1 chấm tròn, có 1 con tính).

- HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng bằng 1: GV chỉ vào 1 con chim, 1 bạn gái, 1 chấm tròn, 1 con tính đều có số lượng là 1. Ta dùng số 1 để chỉ mỗi nhóm đồ vật đó.

- Giáo viên giới thiệu số 1.

- GV yêu cầu HS cho biết số 1 giống với vật thể nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học Lớp 1 - Bài 6: Các số 1, 2, 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: .
Giáo án: Lớp 1
Môn: Toán
BÀI 6: CÁC SỐ 1, 2, 3
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
 - Có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3
 - Biết đọc viết các số 1, 2, 3. Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật.
 - Yêu thích môn học. Phát huy khả năng quan sát và nhạy bén của HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Ảnh phóng to trong SGK, bảng phụ, flashcard số nhám.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TG
A. Kiểm tra bài cũ:
 - GV treo bảng phụ có những hình tam giác, hình vuông, hình tròn, yêu cầu 2 HS lên bảng xác định những hình đó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài.
2. Bài mới
a. Khái niệm số 1, 2, 3.
* Giới thiệu số 1
- GV cho HS mở SGK, hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có 1 phần tử. Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật, GV chỉ tranh và nêu: (Có 1 con chim, có 1 bạn gái, có 1 chấm tròn, có 1 con tính).
- HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng bằng 1: GV chỉ vào 1 con chim, 1 bạn gái, 1 chấm tròn, 1 con tính đều có số lượng là 1. Ta dùng số 1 để chỉ mỗi nhóm đồ vật đó. 
- Giáo viên giới thiệu số 1. 
- GV yêu cầu HS cho biết số 1 giống với vật thể nào?
- GV tiến hành cho HS quan sát so sánh số 1 với cây bút
- GV tổ chức cho HS xem clip giới thiệu cách viết số 1
- GV cho HS cảm nhận số 1 trên bộ chữ số nhám 
- GV đính cách viết số 1 lên bảng và hướng dẫn HS viết số 1
- GV hướng dẫn và viết mẫu số 1: 
 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên, đến đường kẻ 5 thì đừng lại.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới, đến đường kẻ 1 thì dừng lại.
- GV yêu cầu HS luyện viết số 1.
- GV gọi HS lên bảng viết số 1.
- GV uốn nắn, sửa sai.
* Giới thiệu số 2
- GV cho HS mở SGK, hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm có 2 phần tử. Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật, GV chỉ tranh và nêu: (Có 2 con mèo, có 2 bạn học sinh, có 2 chấm tròn, có 2 con tính).
- HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng bằng 2: GV chỉ vào 2 con mèo, 2 bạn học sinh, 2 chấm tròn, 2 con tính, có số lượng là 2. Ta dùng số 2 để chỉ mỗi nhóm đồ vật đó. 
- Giáo viên giới thiệu số 2. 
- GV yêu cầu HS cho biết số 2 giống với vật thể nào?
- GV tiến hành cho HS quan sát so sánh số 2 với con vịt.
- GV giới thiệu cách viết số 2.
- GV cho HS cảm nhận số 2 trên bộ chữ số nhám.
- GV đính cách viết số 2 lên bảng và hướng dẫn HS viết số 2
- GV hướng dẫn và viết mẫu số 2: 
 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, đến đường kẻ 1 thì dừng lại.
 + Nét 2: Từ điểm dừng lại của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét con trên.
- GV yêu cầu HS luyện viết số 2.
- GV gọi HS lên bảng viết số 2.
- GV uốn nắn, sửa sai.
* Giới thiệu số 3
- GV cho HS mở SGK, hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm có 3 phần tử. Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật, GV chỉ tranh và nêu: (Có 3 bông hoa, có 3 bạn nam, có 3 chấm tròn, có 3 con tính).
- HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng bằng 3: GV chỉ vào 3 bông hoa, 3 bạn nam, 3 chấm tròn, 3 con tính, có số lượng là 3. Ta dùng số 3 để chỉ mỗi nhóm đồ vật đó. 
- Giáo viên giới thiệu số 3. 
- GV hướng dẫn HS cho biết số 3 thì giống với vật thể nào?
- GV tiến hành cho HS quan sát cánh bướm và số 3.
- GV cho HS cảm nhận số trên bộ chữ số nhám.
- GV đính cách viết số 3 lên bảng và hướng dẫn HS viết số 3.
- GV hướng dẫn và viết mẫu số 3: 
 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.
 + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên, đến khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.
 + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng bút viết sang phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
- GV yêu cầu HS luyện viết số 3
- GV gọi HS lên bảng viết số 3
- GV uốn nắn, sửa sai.
b. Đếm số
GV treo bảng phụ có hình các ô vuông trong SGK lên bảng.
- Hướng dẫn HS chỉ vào các hình ô vuông để đếm từ 1 đến 3 rồi đọc ngược lại.
- Cột 1 có mấy ô vuông?
- Cột 2 có mấy ô vuông? 
- Cột 3 có mấy ô vuông? 
- GV điền các số 1, 2, 3 lên bảng.
- GV cho HS thi đua lên điền 3 cột tiếp theo. Mỗi dãy bàn cử 1 bạn đại diện.
- GV hướng dẫn HS chỉ vào các hình vuông để đếm từ 1 đến 3 và ngược lại.
- GV cho HS nhận xét các cột ô vuông: 2 ô so với 1 ô thì như thế nào? 3 ô so với 2 ô thì như thế nào? 3 ô so với 1 ô thì như thế nào?
- GV cho HS tập đếm: 1, 2, 3 và 3, 2, 1 bằng cách đếm trên ngón tay
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV giải thích thêm cho HS: Đếm xuôi là đếm từ bé đến lớn (1, 2, 3), đếm ngược là đếm từ lớn đến bé (3, 2, 1).
c. Thực hành luyện tập
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- GV cho HS viết số vào vở. 5 bạn viết xong đầu tiên sẽ được tuyên dương.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- GV cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Bài tập 3: (BTVN)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT3
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bài vào vở. 
- GV gọi 3 bạn trình bày bài giải. GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố
 - HS đọc lại các số 1, 2, 3
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “NHANH TAY LẸ MẮT”
* Luật chơi: Mỗi đội gồm 3 bạn, thi đua lật từng ô hình. Mỗi ô hình sẽ có số lượng từ 1 đến 3 vật thể. Mỗi bạn sẽ ghi số lương vật thể có trong hình mà mình vừa lật. Trong vòng 1 phút, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò
- HS xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị: Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- HS cảm nhận số nhám.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- HS cảm nhận số nhám.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS cảm nhận số nhám.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- 1 ô vuông
- 2 ô vuông
- 3 ô vuông
- HS quan sát và đọc lại.
- HS sinh thi đua điền các số: 
3, 2, 1.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- 2 ô lớn hơn 1 ô, 3 ô lớn hơn 2 ô, 3 ô lớn hơn 1 ô.
- HS đếm số trên ngón tay.
- HS viết số.
- HS lắng nghe và lặp lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS viết số.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại số.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe và thực hiện.
2’
1’
7’
7’
7’
5’
3’
4’
5’

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_lop_1_bai_6_cac_so_1_2_3.doc