Giáo án Toán học 11 - Tiết 9: Ôn tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Ôn tập về phương trình đường thẳng - Ôn tập phương trình đường tròn

Để lập được phương trình tham số của đường thẳng ta cần tìm

1 điểm thuộc đường thẳng

1 véc tơ chỉ phương của đường thẳng

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 11 - Tiết 9: Ôn tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Ôn tập về phương trình đường thẳng - Ôn tập phương trình đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần 2
Ngày dạy Tiết 9
Dạy lớp 
Tiết 9 : Ôn tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Ôn tập về phương trình đường thẳng
Ôn tập phương trình đường tròn
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Củng cố, ôn tập cho học sinh các kiến thức
Véc tơ chỉ phương - véc tơ pháp tuyến của đường thẳng
Cách viết phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng;
được điều kiện hai đường thẳng cắt nhau,trùng nhau, vuông góc với nhau.. 
 Cách viết phương trình đường tròn
2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng 
Viết phương trình tham số, tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm M và có phương cho trước hoặc đi qua 2 điểm cho trước
Tính được tọa độ của véc tơ pháp tuyến nếu biết tọa độ của véc tơ chỉ phương và ngược lại
Xác định tâm và bán kính đường tròn khi biết phương trình đường tròn 
Viết được phương trình đường tròn khi biết tâm và bán kính
3. Về thái độ: Tích cực chủ động trong chiếm lĩnh kiến thức, trả lời câu hỏi. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK
2. Học sinh: kiến thức về phương trình đường thẳng, đồ dùng học tập
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Luyện tập
Hoạt động 1: Các dạng toán lập phương trình đường thẳng
Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
Nội dung
Để lập được phương trình tham số của đường thẳng ta cần tìm những giữ kiện nào?
Tìm phương trình đường thẳng khi biết nó đi qua 1 điểm và biết hệ số góc của đường thẳng đó?
Để lập được phương trình tổng quát của đường thẳng ta cần tìm những giữ kiện nào?
Nêu cách lập phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng 
Nêu cách lập phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với một đường thẳng 
Để lập được phương trình tham số của đường thẳng ta cần tìm
1 điểm thuộc đường thẳng
1 véc tơ chỉ phương của đường thẳng 
Để lập được phương trình tổng quát của đường thẳng ta cần tìm
1 điểm thuộc đường thẳng
1 véc tơ pháp tuyến của đường thẳng
Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Dạng 1: Lập phương trình tham số
Phương trình tham số của đường thẳng có dạng: 
Dạng 2: Phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và biết hệ số góc k:
Dạng 3: Phương trình tổng quát của đường thẳng
Dạng 4 : Phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng
Chọn véc tơ làm véc tơ pháp tuyến của đường thẳng
Dạng 5: Phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với một đường thẳng 
Chọn véc tơ làm véc tơ pháp tuyến của đường thẳng
Hoạt động 2: Bài tập luyện về phương trình đường thẳng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Nội dung
Yêu cầu học sinh làm bài tập
?Muốn lập phương trình đường thẳng BC cần tìm giữ kiện gì?
? Nhận xét gì về AH và BC?
Tìm 1 điểm thuộc BC
Tìm 1 véc tơ pháp tuyến (dạng toán 3)
Chọn làm véc tơ pháp tuyến(dạng 4)
Trong mặt phẳng 0xy cho các điểm A(-2;1);B(6;-3);C(8;4) 
a. Viết phương trình các đường thẳng chứa cạnh BC và đường cao AH
b. Viết phương trình đường thẳng d đi qua A và song song với Bc
a) · Þ = (7; –2)Þ Phương trình BC: 7(x – 6) – 2(y + 3) = 0 Û 7x – 2y – 48 = 0	· = (2; 7)	
Þ Phương trình AH: 2(x + 2) + 7(y – 1) = 0 Û 2x + 7y – 3 = 0	
b) Phương trình đường thẳng d // BC có dạng: 7x – 2y + c = 0	d đi qua A(–2; 1) Þ 7(–2) – 2.1 + c = 0 Þ c = 16
Þ Phương trình đường thẳng d: 7x – 2y + 16 = 0	
Hoạt động 3: Luyện tập xác định tâm và bán kính đường tròn 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
H1. Nêu cách xác định tâm và bán kính đường tròn ?
Đ1. 
C1: Đưa về dạng:
	(x – a)2 + (y – b)2 = R2
C2: Kiểm tra đk: a2 + b2 – c > 0
a) I(1; 1), R = 2
b) Chia 2 vế cho 16.
	I; R = 1
c) I(2; –3); R = 4
1. Tìm tâm và bán kính của các đường tròn:
a) x2 + y2 – 2x – 2y – 2 = 0
b) 16x2 +16y2+16x–8y–11 = 0
c) x2 + y2 – 4x + 6y – 3 = 0
Hoạt động 4
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS lập phương trình đường tròn.
Gọi 3 HS lên bảng trình bày.
Theo dõi, giúp đỡ HS nào gặp khó khăn.
Gọi HS khác nhận xét.
Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa.
Đọc kỹ bài tập.
Trình bày câu 2a.
Trình bày câu 2b.
Trình bày câu 2c.
Nhận xét.
Bài tập 2: Lập pt đtròn (C)
a) I(–2 ; 3) và đi qua M(2; –3)
(C): x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0
4 + 9 – 2(–2).2 – 2.3(–3) + c = 0
 c = –39
vậy (C): x2 + y2 + 4x – 6y – 39 = 0 
b) I(–1;2) t.xúc với (d):x – 2y + 7 = 0 
R = d(I;d)==
Vậy (C): (x +1)2 + (y – 2)2 = 
c)Đ.kính AB với A(1;1), B(7;5) 
 R =
Tâm I(4 ; 3)
Vậy (C): (x – 4)2 + (y – 3)2 = 13 
4. Củng cố
Hiểu, nhớ được các dạng toán trong lập phương trình đường thẳng
Hiểu, nhớ được các dạng toán trong lập phương trình đường tròn. Cách xác định tâm và bán kính của đường tròn
5. Dặn dò
Xem lại các bài tập đã chữa
Ôn tập về phép tịnh tiến
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.
Ngày tháng năm 201
Nhận xét của tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuan 2 hinh11.doc
Giáo án liên quan