Giáo án Toán học 11 - Tiết 35: Kiểm tra chương I + Tiết 36: Đại cương về mặt phẳng và đường thẳng

Bài 1. (4 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho 2 điểm A( 3;-2) và B( -1;5); đường thẳng d: 2x + 3y – 5 = 0

a) Xác định ảnh của điểm A và đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo (3đ)

b) Xác định điểm M sao cho .

Bài 2. (4 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng : 3x – 5y + 1= 0 và đường tròn (C):( x- 3)2 + ( y+4)2 = 9. Xác định ảnh của  và đường tròn qua phép quay tâm O góc quay 900

Bài 3. (3 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C ) : x2 + y2 – 4x + 6y -1 =0. Xác định ảnh của đường tròn qua :

 a/ Phép vị tự tâm O tỉ số k = 2(1đ)

b/ Phép đồng dạng khi thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay 900 và phép .

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 11 - Tiết 35: Kiểm tra chương I + Tiết 36: Đại cương về mặt phẳng và đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tuần 9
Ngày dạy Tiết 35 
Dạy lớp 
Tiết 35 : Kiểm tra chương I
I.Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về:
Định nghĩa, tính chất và biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến, phép quay, phép dời hình.
Định nghĩa và tính chất của phép vị tự, phép đồng dạng.
Ứng dụng của những phép biến hình đã học để giải toán.
Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh
Kiểm tra tính tự học của học sinh.
Rút kinh nghiệm trong cách giảng dạy và cách ra đề kiểm tra.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Chuẩn bị ma trận đề, đề, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức, thước, bút, giấy kiểm tra 
III. Nội dung – Hình thức : 
- Hình thức : Tự luận.
IV. Tiến trình kiểm tra.
Ma trận đề.
Chủ đề chính
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Số câu hỏi
Điểm
Số câu hỏi
Điểm
Số câu hỏi
Điểm
Phép tịnh tiến
1
 3
1
1
2
 4
Phép quay
1
2
1
2
2
 4
Phép dời hình
Phép vị tự
1
1
1
1
Phép đồng dạng
1
 1 
1
1
Tổng
2
5
2
3
2
2
5
10
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn : Hình học 11
Thời gian: 45 phút
Bài 1. (4 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho 2 điểm A( 3;-2) và B( -1;5); đường thẳng d: 2x + 3y – 5 = 0 
a) Xác định ảnh của điểm A và đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo (3đ)
b) Xác định điểm M sao cho .
Bài 2. (4 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng D: 3x – 5y + 1= 0 và đường tròn (C):( x- 3)2 + ( y+4)2 = 9. Xác định ảnh của D và đường tròn qua phép quay tâm O góc quay 900 
Bài 3. (3 điểm) Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C ) : x2 + y2 – 4x + 6y -1 =0. Xác định ảnh của đường tròn qua : 
	a/ Phép vị tự tâm O tỉ số k = 2(1đ)
b/ Phép đồng dạng khi thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay 900 và phép .
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1
a/ 
A’=( 5;-3)
Goi d’ là ảnh của d qua ; M’(x’,y’) d’; M(x,y) d
 thế vào d
2( x’ – 2) +3( y’ +1) -5=0
ó 2x’ +3y’ – 6 = 0 
1
0.5
0.5
0.5
0.5
b/ 
M( -3;6) 
0.5
0.5
2
a/ Goi ’ là ảnh của d qua ; M’(x’,y’) ’; M(x,y) 
Ta có 
Thế vào pt : y’ - 5(-x’) +1 =0
ó 5x + y +1 =0 
0.5
0.5
0.5
0.5
b/ tâm I ( 3;-4) ; bk R = 3
 => I’=( 4;3)
R’=R=3
C’: (x – 4)2 + (y -3)2 =9 
0.5
0.5
0.5
0.5
3
Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C ):x2 + y2 – 4x + 6y -1 =0. Xác định ảnh của đường tròn qua : 
	a/ phép vị tự tâm O tỉ số k = 2
	b/ phép đồng dạng khi thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay 900 và phép .
a/ Tâm H( 2;-3) bk R =
H’ = ( 4;- 6)
R’ = 2.R = 2
Vậy (C1 ): (x - 4)2 +(y + 6)2 = 56 
0.5
0.25
0.25
b/ 
H1 ( 3; 2 ) 
Gọi 
H2 ( -9; -6 ) 
Ban kính 
Vậy (C2 ): (x +9 )2 +(y + 6)2 = 126 
0.25
0.25
0.25
0.25
V. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày tháng năm 201
Nhận xét của tổ trưởng
Ngày soạn Tuần 9
Ngày dạy Tiết 36
Dạy lớp 
Chương II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN.QUAN HỆ SONG SONG
 Tiết 36 :Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: 	
Biết các tính chất của mặt phẳng
	2.Kĩ năng: 
Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản.
	3.Thái độ: 
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
	2.Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về hình học không gian.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong quá trình dạy bài mới).
	3. Giảng bài mới:
Đặt vấn đề ( 1 phút): Trong chương trình hình học lớp 10 và chương I của lớp 11, ta chỉ nói đến những hình trong mặt phẳng như: tam giác, đường tròn, vectơ,  Chúng được gọi là những hình phẳng . Nhưng xung quanh chúng ta còn có các hình không nằm trong mặt phẳng như: cây bút chì, quyển sách, quả bóng, ngôi nhà, 
Môn học nghiên cứu các tính chất của những hình có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng gọi là Hình học không gian
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mở đầu ( phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
HĐTP1:
GV cho HS mô tả các đối tượng điểm, đường thẳng, mặt phẳng.
H1:Tìm các ví dụ cho ta hình ảnh một phần của mp .
GV giới thiệu cách biểu diễn mặt phẳng, kí hiệu mặt phẳng
HĐTP2:
Nêu vị trí tương đối giữa điểm và đường thẳng ?
H1:Cho điểm A và mp.Có mấy
Vị trí tương đối giữa A và  ?
H2:Khi A thuộcta nói như thế nào ?KH thế nào ?
H3 :Tương tự khi A không thuộc
H4:Cho điểm A nằm trênvà điểm B không nằm trên .Hãy vẽ đường thẳng đi qua A,B
HĐTP3:
Cho hình lập phương ABCD..
H1:Hãy chỉ ra các điểm thuộc mp(ABCD) và các điểm không thuộc mp(ABCD)
H2: Hãy chỉ ra các MP chứa điểm C và các MP không chứa điểm C
HĐTP4:
Đặt vấn đề: Hình lập phương là hình nằm trong không gian, nó có sáu mặt là hình vuông. Hình tứ diện cũng là hình nằm trong không gian, nó có bốn mặt là tam giác. Để dễ hình dung, người ta tìm cách vẽ chúng thành những hình phẳng, gọi là hình biểu diễn của một hình không gian
Hình lập phương, hình tứ diện không phải là những hình phẳng nhưng các hình biểu diễn của chúng được vẽ trên mặt phẳng. Tuy thế, các hình biểu diễn cũng tạo cho chúng ta cảm giác như đang nhìn thấy hình lập phương, hình tứ diện.
-Cho học sinh quan sát các(hình 2.5);( hình 2.6) và quan sát mô hình làm sẵn 
HĐTP5: Thực hiện tam giác1(SGK)
+Gọi HS lên vẽ thêm một vài hình biễu diễn của hình chóp tam giác.
+ Điểm: hạt cát, dấu chấm, ..
+ Đường thẳng: sợi dây căng thẳng, 
+ Mặt phẳng: mặt bảng, mặt bàn, 
TH1: Điểm A thuộc đường thẳng a
Kí hiệu: 
TH2: Điểm A không thuộc đường thẳng a
Kí hiệu:
+TL1 : Có 2 trường hợp.A thuộcvà A không thuộc
+TL2 : A nằm trên hay chứa A.hay đi qua A.
+TL3 : HS trả lời.
+TL4 :
+TL1: A,B,C,D
+TL2: HS kể ra
HS lên vẽ thêm một vài hình biễu diễn của hình chóp tam giác.
I. KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU 
1.Mặt phẳng 
- Mặt bảng, mặt bàn, mặt nước hồ yên lặng là những hình ảnh về một phần của MP .
- Để biểu diễn mặt phẳng mp ta thường dùng hình bình hành hay một miền góc và ghi tên của mp vào một góc.
- KH :(P), (Q), 
2. Điểm thuộc mặt phẳng 
Cho điểm A và MP .
+Khi A thuộc ta nói :A nằm trên haychứa A hay đi qua A.KH AÎ
+Khi A không thuộc ta nói : A nằm ngoài haykhông chứa A. KH AÏ
3. Hình biểu diễn của một hình không gian 
*Quy tắc :
Đường thấy: vẽ nét liền.
Đường khuất: vẽ nét đứt.
· Hình biểu diễn:
– của đt là đt, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
– của hai đt song song là hai đt song song, của hai đt cắt nhau là hai đt cắt nhau.
– phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đt.
Hoạt động 2: Các tính chất thừa nhận của hình học không gian ( phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
· GV giới thiệu và minh hoạ các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
H1. Qua hai điểm phân biệt có bao nhiêu đường thẳng ?
· Cho HS tìm thêm VD ứng dụng các tính chất.
Giải thích câu thành ngữ?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Gv: Quan sát một máy chụp hình đặt trên một cái giá có ba chân. Khi nó đặt lên bất kì địa hình nào cũng không bị gập ghềnh. Vì sao?.
Gv: Vì sao khi kiểm tra độ phẳng của một mặt bàn, người thợ mộc thường lấy một cái thước thẳng rê lên mặt bàn?.
Gv: Quan sát Hình 2.12 và trả lời câu hỏi 3 Sgk
Gv: Có hay không 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng?.
Gv nêu khái niệm đồng phẳng và không đồng phẳng.
Gv: Hai mp có 1 điểm chung thì chúng có điểm chung khác không?.
· GV giải thích thêm TC5.
 Nếu hai mp phân biệt có một điểm chung thì chúng sẽ có một đt chung đi qua điểm chung ấy. Đường thẳng chung ấy đgl giao tuyến của hai mp.
Quyển vở ghi bài đang ở trước mặt các em (h.38). Hai bìa vở là hình ảnh của hai mặt phẳng phân biệt. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng là đường nào?
· Trong mp(P), cho hbh ABCD Lấy điểm S Ï (P). Hãy chỉ ra 1 điểm chung của 2 mp (SAC) và (SBD) khác S ?
Gv giới thiệu Tính chất 6.
GV nêu chú ý
+ Muốn tìm giao điểm của đường thẳng d với mặt phẳng (P), ta tìm một đường thẳng nào đó nằm trên (P) mà cắt d. Khi đó, giao điểm của hai đường thẳng này là giao điểm cần tìm.
+ Muốn chứng minh các điểm thẳng hàng, ta có thể chứng tỏ rằng chúng là những điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt.
Đ1. Có một và chỉ một đường thẳng.
TC1: kẻ đường thẳng
TC2: giá ba chân
Trong thực tế, kiềng ba chân hoặc các giá đỡ ba chân khi đặt trên mặt đất không bị cập kênh vì theo tính chất thừa nhận 2, ba điểm không thẳng hàng nào cũng xác định một mặt phẳng.
TC3: kiểm tra độ phẳng của mặt bàn. Nếu mặt bàn chưa phẳng sẽ có điểm thuộc mặt bàn nhưng không thuộc thước
II. Các tính chất thừa nhận
Tính chất 1: Có một và chỉ một đt đi qua hai điểm phân biệt.
Tính chất 2: Có một và chỉ một mp đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Tính chất 3: Nếu một đt có hai điểm phân biệt thuộc một mp thì mọi điểm của đt đều thuộc mp đó.
Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mp.
Tính chất 5: Nếu hai mp phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa.
Chú ý: 
 giao tuyến của hai mặt phẳng và .
Tính chất 6: Trên mỗi mp, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
 4. Củng cố ( 3 phút)
– Các qui tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian.
– Các tính chất thừa nhận của hình học không gian.
5. Dặn dò ( 1 phút)
Học sinh học lý thuyết, làm bài tập 1,4/53 SGK
Đọc tiếp phần “Các cách xác định một mặt phẳng, hình chóp và hình tứ diện”
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày tháng năm 201
Nhận xét của tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuan 9 hinh 11.doc
Giáo án liên quan