Giáo án Toán học 10 - Tiết 17 - Bài 1: Đại cương về phương trình

GV: Giới thiệu về phương trình nhiều ẩn.

HS: Theo dõi.

GV: Lấy ví dụ về phương trình hai ẩn x và y . Tính giá trị hai vế của phương trình khi

x = 2 ; y = 1 và rút ra kết luận?

HS : ( x ; y ) = ( 2 ; 1 ) là một nghiệm.

GV : Lấy VD phương trình ba ẩn x, y và z?

HS : 4x2 – xy + 2z = 3z2 + 2xz + y2

GV : Tính giá trị hai vế của phương trình khi x = –1 ; y = 1 ; z = 2 và rút ra kết luận.

HS: (x ; y ; z ) = (–1 ; 1 ; 2 ) là một nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 10 - Tiết 17 - Bài 1: Đại cương về phương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9	Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết PPCT: 17 	 Ngày dạy: 13/10/2014
Chương III : PHƯƠNG TRÌNH – HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức: 
+ Hiểu khái niệm phương trình; nghiệm của phương trình; hai phương trình tương đương.
+ Hiểu các phép biến đổi tương đương phương trình.
2. Kĩ năng:
+ Biết nêu điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện).
+ Biết biến đổi tương đương phương trình. 
3. Tư duy – Thái độ:
+ Vận dụng được khái niệm phương trình, các phép biến đổi tương đương phương trình vào việc nêu điều kiện xác định của phương trình, biến đổi tương đương phương trình. 
+ Biết đưa những KT- KN mới về KT- KN quen thuộc.
+ Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
+ Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Học kiến thức hàm số, chuẩn bị bài mới, SGK.
III. Phương pháp
Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy 
Bước 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
Bước 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
Bước 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Biết khái niệm phương trình một ẩn
GV: Lấy ví dụ về phương trình 1 ẩn, 2 ẩn.
HS: Nêu ví dụ.
GV: Giới thiệu khái niệm phương trình 1 ẩn.
HS: Theo dõi.
GV: Đưa ra VD1, xác định vế trái, vế phải.
HS: Xác định.
GV: Tính giá trị hai vế khi x = 2? So sánh?
HS: Vế trái: 3.2 – 2 = 4. Vế phải: 2 + 2 = 4.
Do đó x = 2 là nghiệm của phương trình.
GV: Để tìm được x = 2 ta làm thế nào?
HS: 3x – 2 = x + 2 2x = 4 x = 2.
GV: Đưa ra VD2, tìm nghiệm?
HS: 5x – 5x = –3 – 1 0x = – 4
GV: Tìm giá trị x thỏa phương trình?
HS: Không có. Vậy phương trình vô nghiệm.
GV: Đưa ra VD3, tìm nghiệm? 
HS: Thực hiện.
I. Khái niệm phương trình
1. Phương trình một ẩn (sgk)
VD1: 3x – 2 = x + 2 
Với x = 2, ta có:
Vế trái : 3.2 – 2 = 4
Vế phải: 2 + 2 = 4.
Do đó x = 2 là nghiệm của phương trình.
Giải phương trình :
3x – 2 = x + 2 3x – x = 2 + 2 2x = 4 x = 2.
VD2: Giải phương trình: 5x + 1 = 5x – 3 
 5x – 5x = –3 – 1 0x = – 4 
Không có giá trị nào của x thoả mãn. Vậy phương trình vô nghiệm.
VD3: Giải phương trình:
2x = x = 
Hoạt động 2: Biết điều kiện phương trình một ẩn
GV: Thực hiện HĐ2.
HS : Khi x = 2 vế trái của phương trình không có nghĩa. Vế phải có nghĩa khi .
GV: Điều kiện của một phương trình là gì? 
HS: Trả lời.
GV: Chính xác.
HS: Theo dõi.
GV: Để tìm điều kiện của phương trình ta làm thế nào ?
HS: x – 20x 2 và x – 10x 1
GV: Yêu cầu HS thực hiện HĐ3.
Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
Các HS khác thực hiện vào nháp.
GV: Nhận xét.
HS: Theo dõi. Sửa bài.
2. Điều kiện của một phương trình (sgk)
HĐ2
Khi x = 2 vế trái của phương trình không có nghĩa. Vế phải có nghĩa khi .
Phương trình: 
x – 2 0 x 2
x – 1 0 x 1
Điều kiện của phương trình là :
[ 1 ; + ) \ {2}
HĐ3 Tìm điều kiện của phương trình:
a) 
b) 
Hoạt động 3: Biết khái niệm phương trình nhiều ẩn
GV: Giới thiệu về phương trình nhiều ẩn.
HS: Theo dõi.
GV: Lấy ví dụ về phương trình hai ẩn x và y . Tính giá trị hai vế của phương trình khi 
x = 2 ; y = 1 và rút ra kết luận?
HS : ( x ; y ) = ( 2 ; 1 ) là một nghiệm.
GV : Lấy VD phương trình ba ẩn x, y và z?
HS : 4x2 – xy + 2z = 3z2 + 2xz + y2
GV : Tính giá trị hai vế của phương trình khi x = –1 ; y = 1 ; z = 2 và rút ra kết luận.
HS: (x ; y ; z ) = (–1 ; 1 ; 2 ) là một nghiệm.
3. Phương trình nhiều ẩn
VD
a. 3x + 2y = x2 – 2xy + 8 là phương trình hai ẩn (x và y)
( x ; y ) = ( 2 ; 1 ) là một nghiệm của phương trình.
b. 4x2 – xy + 2z = 3z2 + 2xz + y2
là phương trình ba ẩn ( x , y và z )
( x ; y ; z ) = (–1 ; 1 ; 2 ) là một nghiệm của phương trình.
Hoạt động 4: Biết phương trình chứa tham số
GV: Giới thiệu về phương trình tham số.
HS: Lắng nghe.
GV: Lấy ví dụ về phương trình tham số?
HS : 3x + m = 0 và (m – 2 )x2 + 5x – 6 = 0.
GV: Nhận xét.
HS : Theo dõi.
4. Phương trình chứa tham số (sgk)
VD: 
a. 3x + m = 0
b. (m – 2)x2 + 5x – 6 = 0
Bước 4. Củng cố 
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học.
Bước 5. Dặn dò
+ Học các kiến thức đã học.
+ BTVN: Nêu điều kiện xác định của các phương trình
a. b. c. 
+ Chuẩn bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdai cuong ve phuong trinh.doc