Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 44 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học về tổng 3 góc của 1 tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận, chính xác. Giúp hs yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: .. Tiết: . Tiết 44: ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 1). I. MỤC TIÊU Qua bài này giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học về tổng 3 góc của 1 tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác. Giúp hs yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học. - Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, compa, thước đo góc. 2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng, compa, thước đo góc. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) 2. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung A. Hoạt động khởi động (phút) Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu và sự cần thiết của bài học Phương pháp: Phương pháp thuyết trình Ta đã học xong toàn bộ kiến thức chương II. Để hệ thống hoá kiến thức hôm nay chúng ta ôn tập. B. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: . Ôn tập về tổng ba góc của một tam giác (20phút) Mục tiêu: Ôn tập hệ thống cho HS các kiến thức về tổng ba góc của một tam giác Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, phân tích. Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. GV vẽ hình lên bảng và nêu câu hỏi. - Phát biểu định lý về tổng 3 góc của tam giác. Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ ? - Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác ? Nêu tính chất minh hoạ. HS trả lời, ghi bài, vẽ hình vào vở. A B C 1 1 1 2 2 2 - Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800. - Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó. GV yêu cầu hs trả lời bài 68a, b (sgk/141) - Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ những định lí nào? a) Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. Giải thích ? Bài 68a, b (sgk/141) - Hai tính chất đó đều được suy ra trực tiếp từ định lí tổng 3 góc của tam giác. a) Có mà (hai góc kề bù) . b) Trong tam giác vuông có 1 góc bằng 900, mà tổng 3 góc của tam giác bằng 1800 Tổng 2 góc nhọn bằng 900 hay 2 góc nhọn phụ nhau. Bài 67 (sgk/140). GV đưa đề bài lên bảng phụ, yêu cầu hs đọc đề bài. GV gọi ba hs lần lượt lên điền dấu “x” vào chỗ trống () một cách thích hợp. (mỗi hs làm hai câu) Câu Đúng Sai 1) Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn. 2) Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn. 3) Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc tù. 4) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau. 5) Nếu là góc đáy của một tam giác cân thì < 900. 6) Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì < 900. x x x x x x Với các câu sai GV yêu cầu hs giải thích. - Yêu cầu HS làm bài 107 (SBT/111) Chốt: Với 1 tam giác cân khi biết số đo của góc ở đỉnh. Để tìm số đo của góc ngoài không kề với góc đó ta dựa vào định lí tổng 3 góc của 1 tam giác và tính chất của tam giác cân rồi vận dụng t/c góc ngoài của tam giác hoặc t/c hai góc kề bù ta sẽ xác định được số đo của góc ngoài đó. HS giải thích : 3) Trong 1 tam giác góc lớn nhất có thể là góc vuông, góc nhọn, hoặc góc tù. 4) Trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau. 6) Nếu là góc ở đỉnh của tam giác cân thì có thể là góc nhọn, góc vuông hoặc góc tù. Bài 107 (sbt/111). Tìm các tam giác cân trên hình. Bài 107 (SBT/111) ∆ABC cân tại A vì AB = AC ∆BAD cân vì : Tương tự ∆CAE cân vì . ∆DAC cân, ∆EAB cân vì có các góc ở đáy bằng 720. ∆ADE cân vì có : . Hoạt động 2: Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( 17phút) Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống cho HS các trường hợp bằng nhau của hai tam giác Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, phân tích. Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. GV yêu cầu hs phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Lưu ý: trong TH bằng nhau của 2 tam giác chú ý TH c.g.c thì góc bằng nhau luôn phải nằm xen giữa 2 cạnh tương ứng bằng nhau. TH (g.c.g) thì cạnh bằng nhau luôn phải nằm kề với 2 góc tương ứng bằng nhau. HS lần lượt phát biểu các trường hợp bằng nhau c.c.c ; c.g.c ; g.c.g. - Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. HS tiếp tục phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. . Cạnh huyền - Cạnh góc vuông . 2 cạnh góc vuông . Cạnh góc vuông - góc nhọn . Cạnh huyền - góc nhọn GV đưa các trường hợp bằng nhau của tam giác lên bảng phụ. Hãy giải thích tại sao ta lại xếp TH bằng nhau cạnh huyền - cạnh góc vuông của 2 tam giác vuông cùng hàng với TH bằng nhau (c.c.c) của 2 tam giác? Ta thấy 2 tam giác vuông đã có cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông bằng nhau. Dựa vào định lí Pitago cạnh góc vuông còn lại của 2 tam giác vuông đó cũng bằng nhau. Khi đó 2 tam giác này đã bằng nhau theo TH (c.c.c) Hãy giải thích tại sao ta lại xếp TH bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của 2 tam giác vuông cùng hàng với TH bằng nhau (g.c.g) của 2 tam giác? Hai tam giác vuông đã có 1 góc nhọn bằng nhau dựa vào định lí tổng 3 góc của 1 tam giác ta suy ra được góc nhọn còn lại của 2 tam giác vuông đó cũng bằng nhau. Lúc đó 2 tam giác này bằng nhau theo TH (g.c.g). Hãy giải thích tại sao ta lại xếp TH bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của 2 tam giác vuông cùng hàng với TH bằng nhau (g.c.g) của 2 tam giác? Treo bảng phụ bài tập 108 (SBT/111) Hai tam giác vuông đã có 1 góc nhọn bằng nhau dựa vào định lí tổng 3 góc của 1 tam giác ta suy ra được góc nhọn còn lại của 2 tam giác vuông đó cũng bằng nhau. Lúc đó 2 tam giác này bằng nhau theo TH (g.c.g). Hoạt động nhóm làm bài tập Bài tập 108 (SBT/111) * Theo H.72(Sgk/108). Vẽ tia OK. Xét và có: Do đó Xét và có: CD = AB (Theo hình vẽ) (c/m trên) mà Do đó CK = AK Xét và có: OK - chung CK = AK (c/m trên) OC = OA (Theo hình vẽ) Nên Do đó . Hay OK là tia phân giác của C. Hoạt động luyện tập ( phút) Mục đích: HS được luyện tập kiến thức tổng ba góc trong một tam giác. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Phương pháp: Qua tiết học này ta đã ôn tập được những nội dung nào? Phát biểu lại định lí tổng 3 góc của 1 tam giác và các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác. Tổng 3 góc của 1 tam giác và các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác. Phát biểu D. Hoạt động vận dụng ( phút) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức tổng ba góc trong một tam giác. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Phương pháp: Hoạt động nhóm. Bài 69 (sgk/141). GV đưa đề bài lên bảng phụ. GV vẽ hình theo đề bài, yêu cầu hs vẽ hình vào vở. - Cho biết gt, kl của bài toán. GV gợi ý hs phân tích bài : AD a AHB = AHC AB = AC (gt); ; AH chung. ABD = ACD (c.c.c) Chốt: Qua bài tập này ta thấy: để c/m OK là tia phân giác của ta đã c/m bằng cách vận dụng các TH bằng nhau của 2 tam giác. Ngoài cách c/m này ra ta còn có cách c/m khác nữa? Đó là cách nào thì các em sẽ được biết ở những phần học sau. Bài tập 69 chính là cách vẽ tia phân giác của một góc. Đại diện nhóm 1 lên trình bày lời giải. - Nhóm 2 nhận xét Bài 69 (sgk/141). gt A a ; AB = AC BD = CD. kl AD a. ABD và ACD có : AB = AC (gt) BD = CD (gt) ABD = ACD AD chung (c.c.c) (hai góc tương ứng) Xét AHB và AHC, có : AB = AC (gt) (cmt) AH chung AHB = AHC (c.g.c) (hai góc tương ứng) Mà = 1800 (hai góc kề bù) AD a. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 2phút) Mục tiêu:Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học làm bài 69 Sgk/141 Phương pháp: Vấn đáp, phân tích. - Hướng dẫn bài 69 Sgk/141 Hướng dẫn học bài ở nhà: - Ôn tập tiếp chương II - Trả lời các câu hỏi 4, 5, 6 Sgk/139 - Làm các bài tập 68, 69, 70 Sgk/141
File đính kèm:
- giao_an_toan_hinh_hoc_lop_7_tiet_44_nam_hoc_2018_2019.docx