Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 15 đến Tiết 16 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp học sinh:

1. Kiến thức:

Qua hướng dẫn của giáo viên HS hệ thống lại kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.

2. Kỹ năng:

- Học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song.

- Biết kiểm tra hai đường thẳng cho trước có song song hay vuông góc với nhau không.

3. Thái độ:

Học sinh bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 15 đến Tiết 16 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 15: Ôn Tập Chương I 
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
Kiến thức:
Qua hướng dẫn của giáo viên HS hệ thống lại kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
Kỹ năng:
- Học sinh sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song.
- Biết kiểm tra hai đường thẳng cho trước có song song hay vuông góc với nhau không.
3. Thái độ: 
Học sinh bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 8 phút)
Mục tiêu: Qua các hình HS nhớ lại các kiến thức đã học
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- GV đưa bảng phụ các hình vẽ sau
- GV yên cầu HS hoạt động cá nhân
- Mỗi hình trong bảng sau cho ta biết những kiến thức nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS hoạt động cá nhân trao đổi thông tin với cặp đôi
- HS trả lời:
+ Hình 1: Hai góc đối đỉnh
+ Hình 2: Đường trung trực của đaạn thẳng
+Hình 3: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
+ Hình 4: Quan hệ ba đường thẳng song song
+Hình 5: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.
+Hình 6: Tiên đề Ơclit
+Hình 7: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
1. Đọc hình để củng cố kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (21 phút)
Mục tiêu: Kiểm tra hệ thống kiến thức qua việc dùng ngôn ngữ
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp.
- GV cho HS thảo luận nhóm
- Các nhóm thảo luận trình bày trên bảng phụ. 
- GV gọi đại diện một nhóm lên thuyết trình bài của mình. 
- GV nhận xét
- GV đưa ra bài tập 2 yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi từng HS trả lời cho từng câu
- GV với mỗi câu sai vẽ hình minh họa cho HS thấy nhận biết những sai lầm 
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm làm việc
- Đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nghe nhận xét 
+ mỗi cạnh của góc này là tia đối của mỗi cạnh của một cạnh góc kia
+ Cắt nhau tạo thành một góc vuông.
+ Đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó.
+ a // b
+ a // b
+ Hai góc so le trong bằng nhau
 Hai góc đồng vị bằng nhau
 Hai góc trong cùng phía bù nhau.
+ a // b
+ a // b
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân trao đổi thông tin với cặp đôi
- HS trả lời:
a. Đúng
b. Sai
c. Đúng
d. Sai
e. Sai
f. Sai
g. Đúng
h Sai
- HS lắng nghe, chú ý quan sát
2. Hệ thống kiến thức
Bài 1: Điền vào chỗ trống ()
- Hai góc đối đỉnh là hai góc có 
-Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng 
-Đường trung trực của một đoạn thẳng 
-Hai đường thẳng a, b song song với nhau được kí hiệu là 
-Nếu hai đường thẳng a, b cắt đường thẳng c và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì 
-Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì 
- Nếu và thì 
- Nếu a // c và b // c thì 
Bài 2. Trong các câu sau, câu nào đúng câu nào sai
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
b. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
c. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau
d. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
e. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy
f. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
g. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó.
h. Nếu 1 đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b thì 2 góc so le trong bằng nhau
C. Hoạt động luyện tập ( 6 phút) 
 Mục tiêu: Khắc sâu các kiến thức đã học ở chương này vận dụng vào các bài tập cụ thể
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp.
- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi 
- GV gọi HS lên bảng trình bày và yêu cầu HS viết giả thiết và kết luận bằng kí hiệu
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét
- HS đọc đề trao đổi thông tin theo cặp đôi
- HS lên bẳng trình bày
a. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau
GT: 
KL: a // b
b. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
GT: a // b
 a // c
KL: b // c 
- HS nhận xét
Bài 60 (SGK)
D. Hoạt động vận dụng ( 8 phút)
Mục tiêu: Biết vận dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để làm các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoạt động cá nhân
- Để tính ta nên vẽ tia Om // a // b 
? Để tính ta cần tính 2 góc nào?
? và là hai góc như thế nào
? và là hai góc như thế nào
- Cho HS trình bày bài làm, nhận xét
- HS đọc đề
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
Vì a // Om
(so le trong)
Vì b // Om
(trong cùng phía)
- HS nhận xét
Bài 57 (SGK)
Ta có: 
Vì a // Om
(so le trong)
Vì b // Om
(trong cùng phía)
Vậy 380 + 480 = 860
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
Mục tiêu: Vận dụng thành thạo các kiến thức đã học
Phương pháp: Ghi chép
- Bài tâp về nhà: 58, 59 SGK
- Xem lại các dạng bài tập đã làm
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết
- Cá nhân HS thực hiện yêu cầu của GV, thảo luận cặp đôi để chia sẽ góp ý (trên lớp – về nhà)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 16: Kiểm tra 1 tiết
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
Kiến thức:.Kiểm tra sự hiểu biết của HS
2. Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng của HS về
- Vẽ hình theo thứ tự bằng lời
- Biết diễn đạt các tính chất (định lí) qua hình vẽ
- Biết vận dụng các định lí để suy luận. Có ý thức trình bày bài làm.
3. Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, ma trận đề, đáp án
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. MA TRẬN
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Hai góc đối đỉnh. Hai đường thẳng vuông góc. Hai đường thẳng song song. Tiên đề Ơclic
-Biết tính chất hai góc đối đỉnh.
-Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc.
-Biết tiên đề Ơclic
-Hiểu được mối quan hệ giữa các góc trong hình-Vẽ được đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song theo yêu cầu bài toán
Vẽ được đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song theo yêu cầu bài toán
-Vận dụng dấu hiệu nhận biết chứng tỏ được hai đường thẳng song song
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
6
3
1
1
1
1
1
2
9
7
70%
Từ vuông góc đến song song
-Biết được quan hệ từ vuông góc đến song song
-Hiêu và biểu diễn được mối quan hệ vuông góc và song song
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
2
1
1
0,5
3
1,5
20%
Định lý
Biết cấu trúc của định lý
-Viết được GT và KL của định lý.
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
1
1
1
0,5
2
1,5
15%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
9
5
50%
3
2
20%
2
3
30%
14
10
100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA
I – Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. Điền vào chỗ trống trong các câu sau để được khẳng định đúng
Hai góc đối đỉnh thì 
Trong định lý, phần cho gọi là  phần phải suy ra là 
Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a chỉ có một đường thẳng  với a.
Trong hình vẽ bên:
 và là cặp góc 
 và là cặp góc 
Câu 2. Điền dấu “ x” vào ô thích hợp:
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau
2
Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
3
Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau
4
Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b thì hai góc đồng vị bằng nhau
II – Tự luận (5 điểm) 
Bài 1. (1 điểm)
Hãy phát biểu định lý được diễn tả bởi hình vẽ sau:
Viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu
Bài 2. (2 điểm)
	Cho đường thẳng a và , 
Vẽ đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a tại M.
Vẽ đường thẳng c đi qua N và c // a.
Bài 3. (2 điểm)
	Cho hình vẽ: Biết a // b, . Tính số đo 
V. ĐÁP ÁN
I – Trắc nghiệm
	Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu 1.
Bằng nhau
Giả thiết, kết luận
Song song
So le trong, kề bù
Câu 2. 
Đúng
Sai
Đúng
Sai
II – Tự luận
Bài 1. (1 điểm)
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. 	(0,5 điểm) 
Giả thiết: (0,25 điểm)
Kết luận: a // b 	(0,25 điểm)
Bài 2. (2 điểm)
Bài 3. (2 điểm)
	Vẽ tia Oc // a // b (1 điểm)
Ta có: (so le trong) vì Oc // a (0,25 điểm)
	(so le trong) vì Oc // b (0,25 điểm)
(0,5 điểm)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 21: Luyện tập
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
Kiến thức:
Học sinh củng cố khắc sâu định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Kỹ năng:
- HS biết vận dụng định nghĩa và kí hiệu hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau. 
- HS chỉ ra đúng các đỉnh tương ứng , các cạnh tương ứng , các góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Thái độ: 
HS được GD tính cẩn thận, chính xác trong học toán.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu: Nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.
- GV đặt ra các câu hỏi cho HS trả lời
 Cho DEFK = DMNP. Hãy chỉ ra 
? Các đỉnh tương ứng
? Các cạnh tương ứng
? Các góc tương ứng
- HS lắng nghe trả lời các câu hỏi
- HS trả lời từng câu hỏi:
+ Đỉnh E tương ứng đỉnh M
 Đỉnh F tương ứng đỉnh N
 Đỉnh K tương ứng đỉnh P
+ Cạnh EF tương ứng MN
 Cạnh EK tương ứng MP
 Cạnh FK tương ứng NP
+ Góc E tương ứng với góc M
 Góc F tương ứng với góc N
 Góc K tương ứng với góc P
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (21 phút) 
Mục tiêu: Vận dụng định nghĩa và kí hiệu hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp
- GV dùng bảng phụ đã ghi bài 11.
- Cho HS đọc bài tập
- GV cho HS trả lời các câu hỏi sau:
? Tìm cạnh tương ứng với cạnh BC
? Góc tương ứng với góc H.
- Gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
- GV cho HS đọc bài 12 
- Cho HS làm việc theo cặp đôi tìm hiểu và trao đổi thông tin với nhau. Trả lời các câu hỏi sau
- GVđặt câu hỏi:
? Tìm các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
? Em có thể suy ra số đo những cạnh nào? Những góc nào của DHIK. 
- Gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
GV đưa bài tập 13 lên bảng phụ.
- Cho học sinh đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng tóm tắt đề bài.
? Bài tập cho gì và bảo làm gì?
? Chu vi tam giác tính như thế nào? 
? Hai tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng có bằng nhau không?
? Vậy ta chỉ cần tính chu vi của tam giác nào?
? Để tính được chu vi của tam giác DABC và DDEF cần tính độ dài cạnh nào nữa?
- Gọi HS lên bảng trình bày
-GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân tìm hiểu đề bài trao đổi thông tin với cặp đôi
- HS đọc bài
- HS trả lời
+ Cạnh tương ứng với cạnh BC là cạnh IK.
+ Góc tương ứng với góc H là góc A.
- HS lên bảng ghi. HS ở dưới nhận xét.
- HS: Đọc đề bài 12
- Từng cặp đôi thảo luận 
- HS trả lời:
DABC = DHIK
Þ AB = HI = 2 cm
BC = IK = 4 cm
Và = 400
- HS lên bảng trình bày và nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đề bài
 - HS tóm tắt:
Cho: DABC = DDEF; AB = 4cm; BC = 6cm; DF = 5cm.
Tìm : Chu vi mỗi tam giác.
- HS trả lời từng câu hỏi của GV và hoàn thành bài tập
+ Tổng ba cạnh của một tam giác.
+ Chu vi DABC
AB+BC+CA = 4+6+5 = 15cm
Þ chu vi DDEF bằng 15 cm
- 
 Bài 11 (SGK)
b) DABC = DHIK
Þ AB = HI.
 BC = IK
 AC = HK
Bài 12 (SGK)
DABC = DHIK
Þ AB = HI = 2 cm
BC = IK = 4 cm
^
^
^
Và = 400 
Bài 13 (SGK)
Ta có: DABC = DDEF
Chu vi DABC
AB+BC+CA = 4+6+5 = 15cm
Þ chu vi DDEF bằng 15 cm
Chu vi tam giác ABC bằng 15cm và chu vi của DDEF bằng 15cm.
C. Hoạt động luyện tập ( 14 phút) 
Mục đích: Vận dụng thành thạo định nghĩa và kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp
- GV cho học làm bài 14 ,yêu cầu HS hoạt động nhóm
- GV cử đại diện 1 nhóm trưởng lên trình bày, các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn các hình, yêu cầu HS chỉ ra các tam giác bằng nhau trên hình.
-HS hoạt động nhóm
-HS lên bảng trình bày
Đỉnh B tương ứng đỉnh K; A tương ứng với I; C tương ứng với H.
DABC = DIKH.
-HS nhận xét
- HS trả lời:
Bài 14 (SGK)
Đỉnh B tương ứng đỉnh K; 
A tương ứng với I; 
C tương ứng với H.
DABC = DIKH.
D. Hoạt động vận dụng ( 3 phút)
Mục tiêu: Củng cố định nghĩa và các kí hiệu bằng nhau của hai tam giác
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
-GV đặt câu hỏi HS đứng tại chỗ trả lời
+ Định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
+ Khi viết kí hiệu về hai tam giác bằng nhau ta phải chú ý điều gì?
- HS trả lời: 
+Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau
+Khi viết kí hiệu chú ý các đỉnh tương ứng
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà khắc sâu định nghĩa và kí hiệu bằng nhau của hai tam giác, nhớ lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh
Phương pháp: Ghi chép
-Ôn cách vẽ tam giác biết ba cạnh.
-Bài tập: Bài 22 Ò 26 - SBT.
- Cá nhân HS thực hiện yêu cầu của GV, thảo luận cặp đôi để chia sẽ góp ý (trên lớp – về nhà)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác 
Cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
Kiến thức: Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.
Kỹ năng: 
- HS biết vẽ hai tam giác biết ba cạnh của nó.
- HS chứng minh được hai tam giác bằng nhau c – c – c .
- HS chứng minh đúng hai góc bằng nhau.
Thái độ: 
Rèn kĩ năng lập luận cho HS.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu: Nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau 
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.
 - GV: Nêu câu hỏi.
+ Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
+ Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra những điều kiện gì?
- GV dẫn dắt vào bài: Không cần xét các góc vẫn biết hai tam giác có bằng nhau không? Đó là nội dung cần tìm hiểu ở bài hôm nay.
- HS lắng nghe và trả lời: 
+ Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bàng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
 + Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra các cạnh tương ứng có bằng nhau hay không, các góc tương ứng có bằng nhau hay không.
B. Hoạt động hình thành kiến thức. ( 25 phút)
Mục tiêu: Nhớ lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh. Đưa ra cách chứng minh hai tam giác bằng nhau trong trường hợp c – c – c
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp
- GV: Trước khi vào vấn đề , ta ôn lại cách vẽ tam giác khi biết ba cạnh..
- GV xét bài toán 1:
Vẽ DABC biết AB = 2cm; BC = 4cm; AC = 3cm.
- GV cho HS nêu lại cách vẽ.
+ Vẽ một trong các cạnh đã cho, chẳng hạn vẽ BC = 4cm.
+ Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròn (B; 2cm) và(C; 3cm)
+ Hai cung tròn trên cắt nhau tại A.
+ Vẽ đoạn thẳng AB; AC được tam giác ABC.
- GV nêu bài toán 2 như SGK. Yêu cầu HS trình bày cách vẽ và vẽ vào vở . 1HS lên bảng vẽ.
- GV em hãy đo và so sánh các góc tương ứng của hai tam giác ABC và A’B’C’ rồi nhận xét về hai tamgiác trên.
- GV (hỏi) qua hai bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán nào?
+ Ta thừa nhận tính chất sau: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
+ Đưa nội dung kết luận lên bảng phụ.
Nếu DABC và DA’B’C’ có: 
AB = A’B’
AC = A’C’
BC = B’C’
Thì kết luận gì về hai tam giác này?
+ GV giới thiệu: bằng nhau trường hợp cạnh – cạnh – cạnh (c-c-c)
+ Củng cố bài ?2
Tìm số đo của góc B trên hình 67.
* Yêu cầu:
+ Hai tam giác trên có những yếu tố nào bằng nhau?
+ Muốn tìm ta phải có điều kiện gì?
+ Hai tam giác ACD và BCD có bằng nhau không? Vì sao?
+ Cho HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
- HS đọc bài toán, học sinh khác nêu cách vẽ. 1HS lên bảng vẽ.
- HS cả lớp vẽ vào vở.
- HS cả lớp vẽ tam giác A’B’C’ vào vở.
- HS lên bảng đo và so sánh , trả lời.
- HS hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì bằng nhau.
- HS lắng nghe ghi bài vào vở
- HS trả lời: 
 (c.c.c)
- HS trả lời:
AC = BC
AD = BD
CD cạnh chung.
- HS: DACD và DBCD bằng nhau.
Bằng nhau vì theo tính chất c-c-c.
HS nhận xét.
1) Vẽ tam giác (SGK)
2) Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh 
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng n
Bài tập ?2
C. Hoạt động luyện tập ( 8 phút) 
Mục đích: 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- GV cho học sinh đọc bài 16.
Yêu cầu học sinh:
+ Vẽ DABC.
+ Đo các góc của DABC.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài 17.
+ Yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm.
+ Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
GV trình bày mẫu bài chứng minh ở hình 68.
+ Cho học sinh nhắc lại tính chất.
- HS đọc và vẽ hình vào vở.
HS khác lên bảng vẽ hình và đo: = 600
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
DABC=DABD
DPMQ = DNQM
DHEI = DKIE
DEHK = DIKH
HS nhắc lại tính chất.
Bài 16 (SGK)
 = 600
Bài 17 (SGK)
DABC; DABD có:
+ AC = AD (gt)
+ BC = BD (gt)
+ AB cạnh chung.
Þ DABC = DABD (c.c.c)
D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)
Mục tiêu: Rèn luyện cách chứng minh hai góc bằng nhau thông qua chứng minh hai tam giác bằng nhau
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- Cho HS trình bày kết quả bài làm, nhận xét đánh giá
- Nếu không còn thời gian thì giao cho HS về nhà hoàn thành bài làm
- HS đọc bài
- Lên bảng trình bày kết quả
- HS nhận xét
Bài 18 (SGK)
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
Mục tiêu: Nắm vững trường hợp bằng nhau c-c-c
Phương pháp: Ghi chép
BTVN: 19, 21 SGK
- Cá nhân HS thực hiện yêu cầu của GV, thảo luận cặp đôi để chia sẽ góp ý (trên lớp – về nhà)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hinh_hoc_lop_7_tiet_15_den_tiet_16_nam_hoc_2018.docx
Giáo án liên quan