Giáo án Toán hình học lớp 6 - Tiết 18 đến Tiết 29

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- HS biết nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì + = và ngược lại.

- Biết định nghĩa hai góc bù nhau, phụ nhau, kề nhau, kề bù.

2. Về kĩ năng

- Nhận biết hai góc bù nhau, phụ nhau, kề nhau, kề bù.

 - Biết cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại.

3. Về thái độ

HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, biết bảo vệ quan điểm cá nhân.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

 

docx51 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán hình học lớp 6 - Tiết 18 đến Tiết 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa.
- GV cho HS đọc thông tin SGK(3’)
- Cho Hs thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1: thế nào là hai góc kề nhau ? Vẽ hình minh hoạ, chỉ rõ hai góc kề nhau trên hình
+ Nhóm 2: thế nào là hai góc phụ nhau ? 
Tìm số đo của góc phụ với góc 300; 450 ?
+ Nhóm 3: thế nào là hai góc bù nhau ? 
Cho Hai góc A và B có bù nhau không ? Vì sao ?
+ Nhóm 4: Thế nào là hai góc kề bù ? Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa ?
* GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Đọc SGK tìm hiểu thế nào là hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù
Sau đó hoạt động theo nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của nhóm mình.
- Sau 3’ các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
- HS lắng nghe, ghi chú
a) Hai góc kề nhau
b) Hai góc phụ nhau
c) Hai góc bù nhau
d) Hai góc kề bù
Hoạt động 4: Củng cố- Hướng dẫn về nhà (9’)
Mục tiêu: 
+ Học sinh được củng cố lại kiến thức trong bài.
+ Học sinh được hướng dẫn làm bài tập ở nhà và nắm rõ nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học sau.
* Củng cố: GV gọi HS nêu kiến thức trọng tâm trong bài.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK
- Làm các bài tập 21 ;22;23 SGK/ 82
HD: Bài 21 SGK/ 82 
+/ Đo các góc 
 +/ Tìm các góc phụ nhau .
- HS phát biểu.
HS lắng nghe, ghi chú.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK
- Làm các bài tập 21 ;22;23 SGK/ 82
HD: Bài 21 SGK/ 82 
+/ Đo các góc 
 +/ Tìm các góc phụ nhau 
V. Rút kinh nghiệm sau bài dạy.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 21: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức: - Hiểu tia phân giác của góc là gì ? đường phân giác của góc là gì ?
2. Kỹ năng: Biết vẽ tia phân giác của góc 
3. Thái độ: Nghiêm túc khi học, cẩn thận khi vẽ hình.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Giáo án, thước đo góc,thước thẳng, SGK, SBT, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, tập viết, thước thẳng, thước đo góc
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 7 phút)
Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức về vẽ góc khi biết số đo và tính số đo góc
Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, và chiếu bài tập khởi động lên màn hình và hướng dẫn học sinh hoạt động theo “ kĩ thuật khăn trái bàn”
Đề thảo luận: 
a/ Vẽ góc xOy có số đo bằng 1200 , trên nửa mặt phẳng chứa tia Ox , vẽ tia Oz sao cho góc xOz bằng 600 .
b/ Tính số đo góc zOy .
- Sau 4 phút hoạt động nhóm, GV gọi đại diện 1 nhóm hoàn thành tốt nhất lên bảng nói về cách làm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Khi đó ta nói Oz là tia phân giác của góc xOy. Vậy định nghĩa tia phân giác của một góc là gì, cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu bài “ tia phân giác của góc”
- HS ngồi theo nhóm, nghe yêu cầu hoạt động nhóm và thực hiện
- Đại diện 1 HS lên bảng trình bày bài làm của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- HS chú ý
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Tia phân giác của một góc là gì ? (5 phút)
Mục tiêu: HS biết định nghĩa tia phân giác của một góc.
Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- GV : Sử dụng bài tập kiểm tra phần kiểm tra bài cũ và đặt câu hỏi: 
+ Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?
+ So sánh số đo và ?
- GV : Ta nói Oz là tia phân giác của góc xOy, gọi HS phát biểu định nghĩa tia phân giác của một góc theo cách hiểu
- GV chỉnh sửa, bổ sung để được định nghĩa đúng, dễ nhớ.
- Gọi HS đọc định nghĩa SGK.
HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
+ Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy .
+ = (= 600)
- HS tự phát biểu theo cách hiểu
- HS chú ý.
1. Tia phân giác của một góc là gì ?
O
y
z
x
Định nghĩa: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau .
Hoạt động 2: Cách vẽ tia phân giác của một góc ( 8 phút)
Mục tiêu: HS biết vẽ tia phân giác của một góc cho trước.
Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- GV vận dụng vẽ góc khi biết số đo để hướng dẫn cách vẽ tia phân giác. Hướng dẫn chi tiết ?1.
- GV: Theo đề bài ta cần thực hiện điều gì trước khi vẽ tia phân giác ?
- GV: Như vậy khi trình bày bài làm ta cần tính số đo góc trước .
- GV hướng dẫn trình bày cách 1.
- GV : Hướng dẫn cách 2 (xếp giấy) – GV: Ta có thể vẽ được bao nhiêu tia Oz như thế ?
- Vẽ góc cho trước .
- Tính số đo = 320
- HS chú ý và trình bày
- Vẽ trên nửa mặt phẳng chi được duy nhất 1 tia Oz .
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc
 Ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 640
Cách 1 ( dùng thước đo góc)
Ta có 
Mà 
Vậy Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy sao cho 
O
x
z
y
320
320
 Cách 2 : xếp giấy .
* Nhận xét : mỗi góc (không phải là góc bẹt ) chỉ có một tia phân giác .
Hoạt động 3: Chú ý (5 phút)
Mục tiêu: HS biết đường phân giác là gì? Phân biệt đường phân giác và tia phân giác.
Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- GV : Thực hiện các yêu cầu : vẽ tia phân giác của góc bẹt , xác định điểm thuộc tia phân giác đã vẽ ?
- GV: Góc bẹt có mấy tia phân giác ?
- GV : Hai tia phân giác của góc bẹt tạo thành đường thẳng gọi là đường phân giác .
- GV: Phân biệt đường phân giác và tia phân giác .
- Thực hiện vẽ hình theo yêu cầu Gv và trả lời các câu hỏi .
- Hai tia phân giác .
- Nghe giảng .
3. Chú ý :
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó 
m
x
O
n
y
y
O
n
x
m
C. Hoạt động luyện tập ( 6 phút) 
Mục đích: Áp dụng định nghĩa tia phân giác của một góc để vẽ đúng tia phân giác của một góc khi biết số đo.
Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, giải quyết vấn đề
- GV viết đề bài tập lên bảng, HS suy nghĩ, đưa ra cách làm
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi, sau đó 2 nhóm lên trình bày và nói về cách. HS dưới lớp chú ý, có thể hỏi lại nếu thấy chưa hiểu.
- HS thực hiện 
- HS làm bài theo nhóm, đại diện 2 lên trình bày và thuyết trình về bài làm của mình
Bài 1: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 1200
Ta có 
Mà 
Vậy Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy sao cho 
D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết kết hợp định nghĩa, tính toán số đo góc để kiểm tra một tia có phải là tia phân giác của một góc không
Phương pháp: Hoạt động nhóm.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 HS. GV chuẩn bị trước các hình “ hình có tia phân giác và hình không có tia phân giác” 
- Hai đội sẽ chọn lựa các hình và dán đúng vào ô bảng ghi nội dung “ Tia phân giác – Không phải là tia phân giác” 
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn.
Trò chơi:
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (8 phút)
Mục tiêu: HS vẽ các tia phân giác các góc của một tam giác. 
Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề
- GV: chiếu hình tam giác với số đo 3 góc cụ thể. Yêu cầu HS hoạt động nhóm, vẽ tia phân giác của 3 góc trong 1 tam giác. Kiểm tra xem 3 tia phân giác đó cắt nhau tại mấy điểm.
- HS hoạt động nhóm vẽ tia phân giác của 3 góc của tam giác
- 3 tia phân giác cắt nhau tại 1 điểm.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 22: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1.Kiến thức: 
 - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng giải bài tập về tính góc, kĩ năng áp dụng tính chất về tia phân giác của 1 góc để làm bài tập.
 - Rèn kĩ năng vẽ hình 
3. Thái độ: 
- Xây dựng ý thức học tập tự giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc,SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động : Kiểm tra 15 phút ( 15 phút)
Mục tiêu: Hs biết vẽ hình, tính số đo các góc
Phương pháp: Thực hành
Câu hỏi: (10 điểm) 
Cho tia Ox.
a) Vẽ sao cho ;	2đ
b) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox;
 vẽ thêm sao cho ;	2đ
c) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? 	2đ
d) Tính số đo ?	2đ
e) Tia Oz có phải tia phân giác của không? Vì sao?	2đ
a) Vẽ đúng 	2đ
b) Vẽ đúng 	2đ
 (thiếu kí hiệu góc và số đo độ mỗi góc trừ 0,5đ)
c) Ta thấy < 	1đ
 tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz 	1đ
d) Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz	0,5đ
	0,5đ
	0,5đ
	0,5đ
e) Ta có tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz 	0,5đ
 nhưng 	0,5đ
 tia Oz không phải là tia phân giác của .	1đ
B. Hoạt động luyện tập – vận dụng. ( 15 phút)
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân thực hành giải bài tập
Mục tiêu: HS biết cách vẽ hình, phân tích bài toán và tính toán.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Gv : Gọi Hs Đọc đề?
Gv : Đề bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
Gọi Hs lên vẽ hình?
Hướng dẫn HS
Gợi ý: Để tính được góc mOn trước tiên chúng ta phải tính được góc mOy và góc yOn.
Gọi HS nêu Hãy tính góc mOy?
Tương tự hãy tính góc yOn ?
Vậy 
Đọc và tóm tắt đề bài.
Một HS lên vẽ hình, dưới lớp vẽ vào vở.
Nghe giảng và ghi bài.
Đứng tại chỗ trả lời
(GV ghi bảng)
Một HS lên bảng tính.
Trả lời.
Bài 36 (SGK - 87)
Tia Oz, Oy cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox mà :
Þ Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
Vì On là tia phân giác của góc zOy nên:
Vì Om là tia phân giác của góc yOx nên:
Vì tia Oy nằm giữa hai tia Om và On nên góc Mon bằng 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm theo cặp (10 phút)
Mục tiêu: HS biết cách vẽ hình, phân tích bài toán và tính toán.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành.
Hoạt động cặp đôi:
Đưa ra BT: Cho góc AOB kề bù với góc BOC, biết góc AOB gấp đôi góc BOC. Vẽ tia phân giác OM của góc BOC. Tính góc AOM.
GV: Với các yếu tố cho như ở đầu bài thì chúng ta có thể vẽ hình ngay được không? Nếu không chúng ta phải làm gì?
GV:Hãy tính ?
Vẽ hình?
Hãy tính ?
Gv gọi HS nhận xét sau đó chốt lại kiến thức.
Không thể vẽ hình ngay được mà phải tính góc AOB và góc BOC trước.
Lên bảng tính.
Một HS lên bảng vẽ hình.
OM là tia phân giác của góc BOC:
Tia OB nằm giữa hai tia OA và OM:
.
Bài tập 
Theo đề bài ta có kề bù với nên:
 mà góc AOB gấp đôi BOC nên AOB = và BOC = Type equation here.
Mặt khác nên
OM là tia phân giác của góc BOC:
Tia OB nằm giữa hai tia OA và OM:
Nên góc AOM bằng 
AOM = 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 2 phút)
Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
Phương pháp: Ghi chép
Bài tập 
a) Vẽ góc xOy = 60º
b) Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy
c)Vẽ Om là tia phân giác của góc xOy
d) Vẽ On là tia phân giác của góc yOz.
e) Tính số đo các góc xOn,mOn,mOz
Về nhà làm bài 35,37 sgk
Xem trước bài thực hành đo góc
HS lắng nghe và ghi chép
Ngày soạn:.......
Ngày dạy:.
Tuần.
Tiết:23
T23- THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
(Tiết 1: Hướng dẫn trên lớp)
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết cấu tạo của giác kế
Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
Kĩ năng:
Sử dụng được giác kế.
Đo được góc trên mặt đất bằng giác kế.
Thái độ: Giáo dục ý thức tập thể, kỉ luật, biết những qui định về kĩ thuật thực hành.
Định ướng hình thành năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm.
- Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bộ dụng cụ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn, 1cọc tiêu ngắn 0,3m; 1 búa đóng cọc.
Học sinh: Phân chia thành nhóm thực hành, chuẩn bị các dụng cụ thực hành đã phân công, các học sinh cốt cán tham gia huấn luyện trước.
III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số (1’)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động khởi động (5’)
Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt.
- Kiểm tra dụng cụ của các nhóm gồm: Giác kế, giá, hai cọc, dây dọi.
- GV đánh giá việc chuẩn bị dụng cụ của các nhóm. Các nhóm trưởng đánh giá điểm chuẩn bị dụng cụ của các thành viên trong tổ.
HS để các dụng cụ đã chuẩn bị lên bàn.
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
Hoạt động hình thành kiến thức (28’)
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ thực hành và các bước đo góc trên mặt đất.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
Hoạt động : Hướng dẫn sử dụng dụng cụ thực hành 
* GV giới thiệu dụng cụ đo góc trên mặt đất: giác kế và cấu tạo.
- GV cho HS hoạt động nhóm quan sát dụng cụ đã chuẩn bị và lần lượt trình bày cách sử dụng giác kế theo sự hiểu biết của mình.
* GV nhận xét đánh giá và chỉnh sửa phần trình bày của HS thông qua các câu hỏi.
- Bộ phận chính của giác kế là một đĩa tròn. Mặt đĩa tròn được làm như thế nào?
- Trên mặt đĩa tròn còn có một thành có thể quay xung quanh tâm của đĩa.
- Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố định hay quay được?
- Giới thiệu dây dọi
- Cho HS nhắc lại cấu tạo theo cách hoàn chỉnh.
* GV hướng dẫn cách đo góc trên mặt đất (GV treo bảng phụ minh họa sẵn góc để học sinh quan sát)
Đo góc trên mặt đất:
- Bước 1: Đặt mặt giác kế như thế nào? Tâm của giác kế trùng với đỉnh nào?
- Bước 2: Điều chỉnh thanh quay và mặt đĩa trùng với gì?
- Bước 3: Mặt đĩa phải cố định, còn thanh quay thì sao ?
- Bước 4: Số đo của góc ACB được xác định ở đâu ?
- HS quan sát và đại diện trình bày theo quan sát và hiểu biết ban đầu.
- Trả lời: Hình tròn chia từ 00 ® 1800, thanh quay hai đầu có hai rảnh.
- Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên giá ba chân có thể quay được.
- HS nhắc lại cấu tạo.
- Trả lời: Song song với mặt đất. Tâm giác kế trùng với đỉnh C.
- Trả lời: Trùng với vạch 00
- Trả lời: Rảnh thanh quay thẳng hàng với cọc B.
- Trả lời: Trên mặt giác kế.
I. Dụng cụ đo góc trên mặt đất:
 (SGK/ 88)
II. Cách đo góc trên mặt đất:
Ví dụ: Đo góc trên mặt đất
Bước 1: Đặt mặt đĩa nắm ngang tâm trùng với đỉnh C.
Bước 2: Đưa thanh quay và mặt đĩa trùng với số 0 sao cho rảnh thanh quay trùng với cọc A.
Bước 3: Đưa rảnh thanh quay trùng B.
Bước 4: Đọc số đo trên mặt giác kế.
Hoạt động luyện tập (6’)
Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã được tìm hiểu trong bài học nhằm giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, cho HS hoạt động nhóm
- Nhắc lại cấu tạo của giác kế.
- Nhắc lại các bước đo góc trên mặt đất.
- GV cho HS hoạt động nhóm tiến đo trên mẫu đã chuẩn bị sẵn tại lớp.
- HS nhắc lại cấu tạo và các bước đo góc trên mặt đất.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5)
Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện tính tự học sau mỗi giờ học, ham thích tìm tòi và mở rộng kiến thức.
Phương pháp: Giao việc về nhà.
- Xem lại và nắm kĩ các bước thực hành, đồng thời nắm cách sử dụng giác kế để đo góc.
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau thực hành.
- Nhóm trưởng có thể tập cho nhóm thực hành làm quen với giác kế.
- Lắng nghe và ghi chép.
Ngày soạn:.......
Ngày dạy:.
Tuần.
Tiết:24
THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
(Tiết 2: Thực hành)
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết cấu tạo của giác kế
Biết cách đo góc trên mặt đất bằng giác kế.
Kĩ năng:
Sử dụng được giác kế.
Đo được góc trên mặt đất bằng giác kế.
Thái độ: Giáo dục ý thức tập thể, kỉ luật, biết những qui định về kĩ thuật thực hành.
Định ướng hình thành năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm.
- Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bộ dụng cụ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn, 1cọc tiêu ngắn 0,3m; 1 búa đóng cọc.
Học sinh: Phân chia thành nhóm thực hành, chuẩn bị các dụng cụ thực hành đã phân công, các học sinh cốt cán tham gia huấn luyện trước.
III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số (1’)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động khởi động (5’)
Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt.
- Kiểm tra dụng cụ của các nhóm gồm: Giác kế, giá, hai cọc, dây dọi.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị dụng cụ.
- GV bổ sung dụng cụ, cung cấp thêm dụng cụ cho nhóm còn thiếu.
- HS chuẩn bị dụng cụ
Hoạt động hình thành kiến thức (28’)
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ thực hành và các bước đo góc trên mặt đất.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan.
- GV cho HS đến địa điểm đã phân công. Tiến hành theo trình tự các bước:
1/ Xác định ba điểm trên mặt đất:
- Các nhóm dùng cọc xác định và đánh dấu ba điểm A, B, C trên mặt đất.
2/ Tiến hành đo:
GV quan sát HS thực hành và nhắc chừng các bước thực hành:
- Đặt tâm của giác kế trùng với đỉnh C, dùng dây dọi kiểm tra; mặt của giác kế nằm ngang song song với mặt đất.
- Đưa thanh quay ở vị trí số 0, quay mặt đĩa sao cho cọc A và hai khe hở của thanh quay thẳng hàng.
- Giữ cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc B thẳng hàng với hai khe hở của thanh quay.
- Đọc số đo của góc trên mặt đĩa. Ta đo được góc trên mặt đất.
- Thay đổi vị trí các điểm A, B, C để các bạn trong nhóm cùng đo rèn luyện sử dụng giác kế cũng như thành thạo việc đo góc trên mặt đất.
- Các nhóm trưởng tập trung nhóm của mình tại vị trí đã phân công.
- Xác định ba điểm trên mặt đất.
- Đặt giác kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Điều chỉnh giác kế.
- Điều chỉnh giác kế sao cho rảnh trùng với B.
- Đọc kết quả. Báo cáo.
- HS đo với nhiều vị trí A, B, C khác nhau.
Hoạt động luyện tập (6’)
Mục tiêu: Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành. Đánh giá quá trình thực hành của HS, khen thưởng phê bình để HS rút kinh nghiệm.
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
- Các nhóm trưởng hoàn thành mẫu phiếu thực hành và đánh giá điểm của mỗi thành viên trong nhóm.
- GV khen thưởng và phê bình tinh thần làm việc, ý thức tổ chức kỉ luật của các nhóm thực hành.
- Cất giữ các dụng cụ thực hành theo đúng vị trí, giữ gìn vệ sinh bản thân.
- Lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5’)
Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện tính tự học sau mỗi giờ học, ham thích tìm tòi và mở rộng kiến thức.
Phương pháp: Giao việc về nhà.
- Thực hành đo góc trên mặt đất như các bước đã học (nếu có điều kiện)
- Xem trước bài: “Đường tròn”. Chuẩn bị compa.
HS lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN.
I. MỤC TIÊU
Qua bài này giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? 
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
- Nhận biết được các điểm bên trong, bên ngoài, bên trên đường tròn.
2. Kỹ năng:
-Sử dụng compa thành thạo.
-Biết vẽ đường tròn,cung tròn.
-Biết giữ nguyên độ mở của compa. 
3. Thái độ: 
-Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc và hứng thú học tập.
-Vẽ hình,sử dụng compa cẩn thận,chính xác.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
+Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, phân tích bài toán, tóm tắt đề, tính toán chính xác, sử dụng máy tính bỏ túi.
+ Phẩm chất: Tự tin, tự chủ,có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng,compa, SGK, SBT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, thước thẳng,compa, SGK, SBT ,đọc trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (2 phút)
Mục tiêu: HS có các đồ dùng học tập cần thiết phục vụ môn học và biết về nội dung bài học.
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan.
-Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Trong thực tế các em thấy bánh x

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hinh_hoc_lop_6_tiet_18_den_tiet_29.docx
Giáo án liên quan