Giáo án Toán 5 - Chu vi hình tròn
- Một hình tròn gồm các yếu tố nào?
- KT các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập.
- GV nhận xét và đánh giá. - HS trả lời, lớp nghe và nhận xét bạn.
- HS các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng.
- HS nghe xác định nhiệm vụ học tập – ghi vở.
- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn có bán kính 2cm.
+ Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên thước.
+ Cho hình tròn lăn đến điểm B trên thước.
+ Xác định điểm B đó nằm ở vị trí nào trên thước?
- Độ dài của đường tròn gọi là gì?
- Chu vi hình tròn bán kính 2cm bằng bao nhiêu?
- HS tiến hành các thao tác đó.
- Độ dài của đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó.
- Trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm.
TOÁN CHU VI HÌNH TRÒN ( 97 ) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Biết quy tắc tính chu vi hình tròn. 2. Kĩ năng: - Giải được các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - Làm bài 1 (a, b ) ; bài 2 ( c ) và bài 3 trong SGK. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận,trình bày khoa học. - Phát huy tính tích cực của HS. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tấm bìa hình tròn(SGK) - Compa,thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 1’ 2. Tiến trình tiết dạy: Thời gian Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 3’ A. Kiểm tra bài cũ - Một hình tròn gồm các yếu tố nào? - KT các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập. - GV nhận xét và đánh giá. - HS trả lời, lớp nghe và nhận xét bạn. - HS các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. 1’ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng. - HS nghe xác định nhiệm vụ học tập – ghi vở. 7’ 2. Giảng bài a. Giới thiệu khái niệm” Chu vi hình tròn” - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau: + Đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn có bán kính 2cm. + Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên thước. + Cho hình tròn lăn đến điểm B trên thước. + Xác định điểm B đó nằm ở vị trí nào trên thước? - Độ dài của đường tròn gọi là gì? - Chu vi hình tròn bán kính 2cm bằng bao nhiêu? - HS tiến hành các thao tác đó. - Độ dài của đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. - Trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm. 7’ b. Hình thành công thức tính chu vi hình tròn. - GV yêu cầu các nhóm tìm chu vi hình tròn có bán kính 1cm, 3cm theo bảng: r d C Quan hệ giữa d và C 1cm 2cm 3cm 6cm - Như vậy quan hệ giữa C và d: các giá trị gần đúng được làm tròn thành 3,14. - Nêu công thức tính chu vi hình tròn? - GV chốt và ghi bảng: C = r x 2 x 3,14 Hay = d x 3,14 - Nêu cách tính C hình tròn? - Muốn tính được C hình tròn, ta cần biết gì? - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. - HS nghe. - HS tiếp nối trả lời. - HS viết vở. - HS nhìn công thức nêu. - HS trả lời. 7’ 3. Luyện tập a. Bài 1 ( a, b ) - Yêu cầu của bài tập là gì? - Giao việc cho HS và gọi. - GV thống nhất và đánh giá HS. - Bài tập ôn lại kiến thức gì? - HS đọc nội dung bài tập. - HS trả lời. - 2 HS lên bảng. - HS cả lớp làm bài tập vào vở. - Đổi chéo bài kiểm tra. - Nhận xét bài làm của bạn. - HS trả lời. 5’ b. Bài 2 ( c ) - Giao việc cho HS - Khi biết bán kính của hình tròn, làm thế nào để tính được C của hình tròn đó? - GV thống nhất và tuyên dương - HS đọc nội dung bài tập. - HS trả lời, lớp nghe và ý kiến. - HS lên bảng. - HS cả lớp tự làm vào vở. - HS nhận xét kết quả của bạn và nêu cách làm. 5’ c. Bài 3 - Dựa vào công thức nào để tính? - Giao việc cho HS cả lớp. - Gọi báo cáo và nhận xét. - HS đọc đề, lớp đọc thầm. - HS trả lời, lớp nhận xét. - HS cả lớp tự làm vào vở. - Đổi chéo bài kiểm tra. 3’ C. Củng cố - dặn dò - Nêu cách tính C hình tròn? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò ở nhà và bài sau: Luyện tập ( 99 ). - HS nêu. - HS nghe và thực hiện.
File đính kèm:
- Chu_vi_hinh_tron.doc