Giáo án Toán 2 tiết 1 đến 45 - Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà

BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN

I. MỤC TIÊU :

Giúp HS :

· Hiểu khái niệm “ nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn .

· Rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 7 quả cam có nam châm (hoặc hình vẽ trong SGK ) .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

1. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :

 + HS 1 : đặt tính và tính : 38 + 15 ; 78 + 9.

 +HS 2 : Giải bài toán theo tóm tắt :

 Vải xanh : 28 dm

 Vải đỏ : 25 dm

 Cả 2 mảnh : . . .dm ?

 

doc128 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 2 tiết 1 đến 45 - Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các công thức 8 cộng với một số .
- GV tổng kết tiết học .
- Dặn dò HS học thuộc lòng bảng công thức trên .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
 Tiết 20
	Thứngày..tháng.năm 2006
28 + 5
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 28 + 5 .
Áp dụng phép cộng dạng 28 + 5 để giải các bài toán có liên quan . 
Cũng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước . 
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính . 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : 
	+ HS 1 : đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số .
	+ HS 2 tính nhẩm : 8 + 3 + 5
 8 + 4 + 2
 8 + 5 + 1
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
 	GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng .
2.2 Phép cộng 28 + 5 :	
Bước 1 : Giới thiệu 
-Nêu bài toán : Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
Bước 2 : Đi tìm kết quả : 
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả .
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? 
- Tính như thế nào ?
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Nghe và phân tích đề toán .
 - Thực hiện phép cộng 28+ 5 . 
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 33 que tính .
 28
 5
 33
+
- 
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 8.Viết dấu + và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái : 8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3. Vậy 28 cộng 5 bằng 33.
2.3 Luyện tập – Thực hành :
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập . 
- Có thể hỏi thêm về cách thực hiện một vài phép tính. 
 - HS làm bài . Sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. 
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Hướng dẫn : Muốn làm bài tập đúng, HS phải nhẩm để tìm được kết quả trước sau đó nối phép tính với số ghi kết quả của phép tính đó. 
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 
- Gọi HS đọc chữa .
- Các phép tính : 28 + 9, 78 + 7 có nối với số nào không ?
 Lưu ý : Bài này có thể tổ chức thành trò chơi thi nối phép tính với kết quả giữa các tổ của lớp .
- Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của phép tính nào ?
- HS làm bài .
- HS đọc làm bài. Chẳng hạn : 51 bằng 48 + 3, nối 51 với ô 48 + 3 ......
- Không, vì không có số nào ghi kết quả của 28 + 9; 78 + 7 .
- Trả lời tương tự như cách cộng phép tính 29 + 5 . 
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp . 
- Nhận xét và cho điểm HS .
- 1 HS đọc đề bài . 
Tóm tắt
 Gà : 18 con
 Vịt : 5 con
 Gà và vịt : ...... con ?
Bài giải 
Số con gà và vịt có là :
18 + 5 = 23 ( con )
Đáp số : 23 con .
Bài 4 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS vẽ vào Vở bài tập. 
- Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm .
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
- HS vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- Dùng bút chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối hai điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
2.4 Củng cố , dặn dò :
- GV gọi 1 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 28 + 5 .
- Tổng kêt giờ học . 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
 Tiết 21
	Thứngày..tháng.năm 2006
38 + 25
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 38 + 25 .
Áp dụng phép cộng trên để giải các bài toán có liên quan . 
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính, bảng gài .
Nội dung bài tập 2 viết sẳn trên bảng . 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : 
	+ HS 1 : Đặt tính rồi tính : 48 + 5; 29 + 8 .
 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 29 + 8 .
+ HS 2 : Giải bài toán : có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi có tất cả bao nhiêu hòn bi ?
2. Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
 	Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 .
2.2 Phép cộng 38 + 25 :	
Bước 1 : Giới thiệu 
-Nêu bài toán : Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
Bước 2 : Đi tìm kết quả : 
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Vậy 38 cộng 25 bằng bao nhiêu ? 
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, các HS khác làm bài ra nháp .
- Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? 
- Nêu lại cách thực hiện phép tính của em.
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 38 + 25.
- Lắng nghe và phân tích đề toán .
 - Thực hiện phép cộng 38+ 25 . 
- Thao tác trên que tính .
- 63 que tính .
- Bằng 63 .
 38
 25
 63
+
- Viết 38 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái : 8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 là 6. Vậy 38 cộng 25 bằng 63.
- 3 HS nhắc lại .
2.3 Luyện tập – Thực hành :
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài . 
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng . 
 - HS làm bài . 
- 3 HS lần lượt nhận xét bài của 3 bạn về cách đặt tính, kết quả .
Bài 2 :
- Hỏi : Bài toán yêu cầu làm gì ?
- Số thích hợp trong bài là số như thế nào ? 
- Làm thế nào để tìm tổng của các số hạng đã biết ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào Vở bài tập. 
- Yêu cầu nhận xét bài của bạn .
- Kết luận và cho điểm HS . 
- Viết số thích hợp vào ô trống .
- Là tổng của các số hạng đã biết .
- Cộng các số hạng lại với nhau .
- HS làm bài .
- Bài bạn đúng/sai .
Bài 3 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Vẽ hình lên bảng và hỏi : Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta phải làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tự giải bài tập vào vở .
- Thực hiện phép cộng : 
 28dm + 34dm 
Bài giải 
Con kiến đi đoạn đường dài là :
28 + 34 = 62 ( dm )
Đáp số : 62 dm .
Bài 4 :
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ? 
- Yêu cầu HS làm bài .
- Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ngoài cách tính tổng rồi so sánh ta còn cách nào khác không?
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9 .
- Nhận xét cho điểm HS . 
- Điền dấu >, <, = vào chỗ thích hợp .
- Tính tổng trước rồi so sánh .
- HS làm bài, 3 HS làm trên bảng lớp. Sau đó lớp nhận xét đúng/sai .
- So sánh các thành phần : 9 = 9 và 7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6 .
- Vì khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi .
2.4 Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 38 + 25 .
- Tổng kêt tiết học . 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 22
	Thứngày..tháng.năm 2006
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về :
Các phép cộng có nhớ dạng : 8 + 5; 28 + 5; 38 + 25 .
Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt . 
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Đồ dùng phục vụ trò chơi . 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu ngắn gọn tên bài rồi ghi lên bảng .
2. Luyện tập :
	 Bài 1 :	 
- Yêu cầu HS nhẩm và nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính . 
 - HS làm bài miệng . 
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Yêu cầu HS làm bài ngay vào Vở bài tập. Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- Gọi 2 HS nhận xét bài 2 bạn trên bảng. Yêu cầu HS tự kiểm tra bài của mình .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 48 + 24; 
58 + 26 .
 - Đặt tính rồi tính .
- HS làm bài . 
- Nhận xét bài bạn về cả cách đặt tính, thực hiện phép tính .
- HS 1 : 
+ Đặt tính : Viết 48 rồi viết 24 dưới 48 sao cho 4 thẳng hàng với 8; 2 thẳng cột với 4. Viết dấu + và kẻ vạch ngang .
+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái : 8 cộng 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 là 7, viết 7. Vậy 48 cộng 24 bằng 72 .
- HS 2 : Làm phép tính 58 + 26 . 
Bài 3 :
- Yêu cầu 1 HS nêu đề bài . 
- Dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Hãy đọc đề bài dựa vào tóm tắt .
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài trên bảng lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS . 
- Giải bài toán theo tóm tắt .
- Bài toán cho biết có 28 cái kẹo chanh và 26 cái kẹo dừa .
- Bài toán hỏi số kẹo cả hai gói .
- Gói kẹo chanh có 28 cái, gói kẹo dừa có 26 cái kẹo. Hỏi cả hai gói kẹo có bao nhiêu cái kẹo ?
Bài giải 
Số kẹo cả hai gói có là :
28 + 26 = 54 ( cái kẹo )
 Đáp số : 54 cái kẹo .
Bài 4 :
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 1 HS đọc chữa . 
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Chữa : 28 cộng 9 bằng 37, 37 cộng 11 bằng 48, 48 cộng 25 bằng 73 . 
Bài 5 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Yêu cầu HS làm bài . 
 - Chúng ta khoanh vào chữ nào ? vì sao ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng .
- Tính tổng 28 + 4 và khoanh vào kết quả .
- C . 32 vì 28 + 4 = 32 . 
2.3 Trò chơi : Leo núi :
Chuẩn bị : - Hình vẽ: dãy núi và hình 2 con rối (búp bê, vận động viên ...) có dính nam châm. Chẳng hạn :
2
1
3
4
5
Xuất phát
- Một số câu hỏi. Chẳng hạn :
1. 35 + 28 = ?
2. 18 + 5 + 9 = ?
3. So sánh 29 + 25 và 24 + 30 .
4. 32 cộng bao nhiêu thì bằng 49 .
5. Sợi dây thứ nhất dài 30 cm, sợi dây thứ hai dài 2 dm. Hỏi cả hai sợi dây dài bao nhiêu dm ?
- 2 lá cờ .
Cách chơi :
- Chia lớp làm 2 đội thi đua với nhau .
- GV lần lượt đọc từng câu hỏi. 2 đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Đội nào giơ cờ lên phất trước thì được trả lời trước. Đội giành được quyền trả lời nếu trả lời đúng thì con rối của đội đó được tiến lên vị trí ở trên vị trí đang đứng 1 số đồng thời con rối của đội bạn bị tụt xuống 1 nấc. Nếu không đúng, con rối của đội giành quyền trả lời sẽ bị lùi xuống 1 bậc, đội kia nếu trả lời đúng sẽ được tiến lên, nếu sai đứng im. Cứ thế chơi đội nào lên đến đỉnh trước là đội thắng cuộc .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 23
	Thứngày..tháng.năm 2006
HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC 
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Có biểu tượng ban đầu về hình chữ nhật, hình tứ giác .
Vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật bằng cách nối các điểm cho trước .
Nhận ra hình tứ giác, hình chữ nhật trong các hình cho trước .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Một số miếng bìa ( nhựa ) hình chữ nhật , hình tứ giác .
Các hình vẽ phần bài học, SGK .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Giới thiệu bài : 
Ở lớp 1, các em đã được biết đến hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được biết thêm về hình chữ nhật, hình tứ giác . 
2. Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu hình chữ nhật :
- Dán ( treo ) lên bảng một miếng bìa hình chữ nhật và nói : Đây là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 1 hình chữ nhật .
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi đây là hình gì ? 
- Hãy đọc tên hình .
- Hình có mấy cạnh ?
- Hình có mấy đỉnh ?
- Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học .
- Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học? 
 - Quan sát . 
- tìm hình chữ nhật, để trước mặt bàn và nêu “ hình chữ nhật ” .
- Đây là hình chữ nhật .
- Hình chữ nhật ABCD .
- Hình có 4 cạnh .
- Hình có 4 đỉnh .
- Hình chữ nhật ABCD, MNPQ, EGHI .
- Gần giống hình vuông .
2.2 Giới thiệu hình tứ giác :	 
- Vẽ lên bảng hình tứ giác CDEG và giới thiệu: đây là hình tứ giác .
- Hình có mấy cạnh ?
- Hình có mấy đỉnh ? 
- Nêu : các hình có 4 cạnh , 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác .
- Hình như thế nào thì được gọi là tứ giác ?
- Đọc tên các hình tứ giác có trong bài học .
- Hỏi :có người nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác . Theo em như vậy đúng hay sai ? Vì sao ?
- Hình chữ nhật và hình vuông là các tứ giác đặc biệt.
- Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài . 
 - Quan sát và cùng nêu : tứ giác CDEG . 
- Có 4 cạnh .
- Có 4 đỉnh .
- Có 4 đỉnh, có 4 cạnh .
- Tứ giác CDEG, PQRS, HKMN . 
- HS trả lời theo suy nghĩ .
- ABCD, MNPQ, EGHQ, CDEG, PQRS, HKMN . 
2.3 Luyện tập – thực hành :
Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV yêu cầu HS tự nối . 
- Hãy đọc tên hình chữ nhật .
- Hình tứ giác nối được là hình nào ? 
 - Dùng bút và thước nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác . 
- HS tự nối sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- Hình chữ nhật ABDE .
- Hình MNPQ .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS quan sát kỹ hình vào Vở bài tập và dùng bút chì màu tô màu các hình chữ nhật .
- Mỗi hình dưới đây có mấy tứ giác
- HS tô màu. Hai HS ngồi cạnh đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra lẫn nhau . 
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Hướng dẫn : Kẻ thêm nghĩa là vẻ thêm một đoạn nữa vào trong hình . 
-Vẽ hình câu A lên bảng và đặt tên cho hình .
A
B
C
D
E
- Yêu cầu HS nêu ý kiến vẽ. Sau khi HS nêu đúng ( nối B với D ) thì yêu cầu đọc tên hình chữ nhật và hình tam giác có được .
- Vẽ hình câu B lên bảng, đặt tên và yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách vẽ .
A
B
C
D
- Yêu cầu HS đọc tên các hình vẽ được trong cả 2 cách vẽ .
- Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được :
- 1 hình chữ nhật và 1 tam giác . 
- 3 hình tứ giác .
A
B
C
D
E
- Hình chữ nhật ABDE . 
- Hình tam giác BCD .
- Nêu cách vẽ .
A
B
C
D
E
G
A
B
C
D
E
G
Hoặc 
- Đọc tên hình : ABGE; CDEG; ABCD và AEGD; BCGE; ABCD .
Lưu ý chung : có thể tổ chức bài 3 thành trò chơi thi vẽ hình. Ngoài các hình trong bài tập GV có thể đưa ra một số hình khác, chẳng hạn vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được :
2 tam giác và 1 tứ giác .
 B B B B
 E G G G
 A C A C A E C A E C 
 B) 2 tứ giác :
 B C B C B C B C
 A D A D A D A D
 G E G E G E G E
2.4 Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, chú ý nghe giảng, nhắc nhở các em còn chưa chú ý .
- Dặn dò HS học thuộc lòng bảng công thức 9 cộng với một số .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
Tiết 24
	Thứngày..tháng.năm 2006
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Hiểu khái niệm “ nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn .
Rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 7 quả cam có nam châm (hoặc hình vẽ trong SGK ) .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : 
	+ HS 1 : đặt tính và tính : 38 + 15 ; 78 + 9.
	+HS 2 : Giải bài toán theo tóm tắt : 
 Vải xanh : 28 dm
 Vải đỏ : 25 dm
 Cả 2 mảnh : . . .dm ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy – học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một dạng toán có lời văn mới , đó là : Bài toán về nhiều hơn .	 
2.2 Giới thiệu về bài toán nhiều hơn :
 - Yêu cầu HS cả lớp tập trung theo giỏi trên bảng .
- Cài 5 quả cam lên bảng và nói : cành trên có 5 quả cam .
- Cài 5 quả cam xuống dưới và nói : cành dưới có 5 quả cam , thêm 2 quả nữa (gài thêm 2 quả ) 
- Hãy so sánh số cam 2 cành với nhau .
- Cành dưới nhiều hơn bao nhiêu quả (nối 5 quả trên , tương ứng với 5 quả dưới , còn thừa ra 2 quả ).
- Nêu bài toán : cành trên có 5 quả cam , cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả cam. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam ?
- Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào ?
- Hãy đọc cho cô câu trả lời của bài toán :
- Yêu cầu HS làm bài ra giấy nháp, 1 HS làm trên bảng lớp .
Tóm tắt 
Cành trên : 5 quả
Cành dưới nhiều hơn cành trên : 2 quả
Cành dưới : ...... quả ?
- Chỉnh sửa cho HS nếu các em còn sai .
- Cành dưới có nhiều cam hơn cành trên (3 HS trả lời )
- Nhiều hơn 2 quả ( 3 HS trả lời ) .
- Thực hiện phép cộng 5 + 2 . 
- Số quả cam cành dưới có là/ Cành dưới có số quả cam là 
- Làm bài .
Bài giải 
Số quả cam cành dưới có là :
5 + 2 = 7 ( quả cam )
 Đáp số : 7 quả cam
2.3 Luyện tập – Thực hành :
Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài . 
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào ?
- Trước khi làm phép tính ta phải trả lời như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở sau đó chỉnh sửa, nhận xét .
 - Đọc đề bài . 
- Đọc tóm tắt .
- Hòa có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa . 
- Bình có bao nhiêu bông hoa .
- Ta thực hiện phép tính 4 + 2 .
- Số bông hoa của Bình là / Bình có số bông hoa là :
- Làm bài .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc tóm tắt 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Bài toán cho biết những gì liên quan đến số bi của Bảo ? 
- Để giải bài toán này chúng ta phải làm phép tính gì ?
- Yêu cầu HS tự giải bài toán .
- HS đọc đề bài, tóm tắt .
- Bài toán hỏi số bi của Bảo .
- Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Nam có 10 viên bi . 
- Phép cộng 10 + 5 .
Bài giải
Bạn Bảo có số bi là :
10 + 5 = 15 ( viên bi )
 Đáp số : 15 viên bi .
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để biết Đào cao bao nhiêu xăngtimet ta phải làm như thế nào ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập . 1 HS làm bài trên bảng lớp .
Tóm tắt
Mận cao : 95 cm
Đào cao hơn Mận : 3 cm
Đào cao : ..... cm ?
- Đọc đề bài . 
- Mận cao 95cm. Đào cao hơn Mận 3cm .
- Đào cao bao nhiêu cm ?
- Thực hiện phép cộng 95 + 3 vì “ cao hơn ” cũng giống như “ nhiều hơn ” .
- Làm bài tập .
Bài giải 
Bạn Đào cao là :
95 + 3 = 98 ( cm )
Đáp số : 98 cm .
2.4 Củng cố , dặn dò :
- Hôm nay chúng ta vừa học dạng toán gì ? 
- Chúng ta giải các bài toán nhiều hơn trong bài bằng phép tính gì ?
- Số thứ nhất là 28, số thứ 2 nhiều hơn số thứ nhất 5 đơn vị. Hỏi số thứ 2 là bao nhiêu? Vì sao ?
- Tổng kết tiết học .
- Bài toán về nhiều hơn .
- Phép cộng .
- Số thứ 2 là 33 vì 28 + 5 = 33 .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :
 Thứngày..tháng.năm 2006
Tiết 25
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố cách giải bài toán có lời văn về “ nhiều hơn ” bằng một phép tính

File đính kèm:

  • docTOAN HKI (P1).doc
Giáo án liên quan