GIáo án Tin lớp 8 tiết 29: Câu lệnh điều kiện
CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ nếu.
2. Tính đúng sai của các điều kiện
Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
Tiết: 29 Ngày dạy: 27/11/2009 BÀI 6 CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình . Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện. Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : Dạng thiếu và dạng đủ. Biết mọi ngôn ngữ lập trình có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh. Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal. 2. Kỹ năng Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. 3. Thái độ Nhiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị Thầy giáo Phòng máy Máy chiếu Học sinh Sách giáo khoa Xem trước bài ở nhà III. Phương pháp dạy học Hướng dẫn trực tuyến Diễn giải, đàm thoại. IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ Bài tập: Cho trước 3 số a, b và c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không? Đáp án: INPUT: Ba số a>0, b>0 và c>0 OUTPUT: Thông báo “a, b và c có thể là 3 cạnh của một tam giác” hoặc thông báo “a, b và c không thể là 3 cạnh của một tam giác”. Bước 1: Nếu a+bc, chuyển tới bước 5. Bước 2: Nếu b+ca, chuyển tới bước 5. Bước 3: Nếu a+cb, chuyển tới bước 5. Bước 4: Thông báo “a, b và c có thể là 3 cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán. Bước 5: Thông báo “a, b và c không thể là 3 cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán. Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ? Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học . Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó . Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên . Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm. Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học. * Nội dung 2: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ? Điều kiện Kiểm tra Kết quả Hoạt động tiếp theo Trời không mưa ? Nhìn ra ngoài trời và thấy trời không mưa Đúng Sai Đi chơi bóng Ở nhà Em bị ốm ? Cảm thấy mình khoẻ mạnh. Sai Đúng Ở nhà Đi học * Nội dung 3: Điều kiện và phép so sánh Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại điều kiện không thoả mãn. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ nếu. 2. Tính đúng sai của các điều kiện Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn. Ví dụ : Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình. Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngưng. 3. Điều kiện và phép so sánh Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Các phép so sánh cho kết quả đúng hoặc sai. Củng cố và luyện tập Em hãy nêu một vài ví dụ về các hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào điều kiện. Hãy cho biết các đìeu kiện hoặc các biểu thức sau đây cho kết quả đúng hay sai: 123 là số chia hết cho 3 Nếu 3 cạnh a, b và c của một tam giác thỏa mãn c2 = a2 + b2 thì tam giác đó có một góc vuông. 152 > 200 x2 < 1 Hướng dẫn học ở nhà Học bài Xem trước phần còn lại của bài học. V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 29.doc