Giáo án Tin lớp 7 bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu

BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU

1. MỤC TIÊU:

1.4 Kiến thức:

 * Hoạt động: - Học sinh biết khái niệm lọc dữ liệu, biết cách lọc dữ liệu cho trang tính theo yêu cầu, biết cách trở lại danh sách ban đầu hay thoát khỏi chế độ lọc.

 - Học sinh hiểu được khái niệm lọc dữ liệu; hiểu được các thao tác lọc dữ liệu để thuận lợi cho việc lọc dữ liệu.

1.5 Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được các thao tác để lọc dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác để lọc dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5000 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin lớp 7 bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22 - Tiết 43
 Ngày dạy: 29/01/2015
BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Học sinh biết khái niệm sắp xếp dữ liệu, biết cách sắp xếp dữ liệu cho trang tính theo yêu cầu.
 - Học sinh hiểu được khái niệm sắp xếp dữ liệu; hiểu được các nút lệnh sắp xếp, các mục trong bảng chọn Sort để thuận tiện cho việc sắp xếp dữ liệu.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác để sắp xếp dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác để sắp xếp dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Tìm hiểu khái niệm sắp xếp dữ liệu và cách sắp xếp dữ liệu
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Chương trình bảng tính hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
Theo em cần làm những công việc nào để có một trang in hợp lí, đúng theo như ý muốn?
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vào bài: (4’)Các em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Bảng 1 với Bảng 2 :
 Bảng 1 Bảng 2
Ta mong muốn Hs trả lời:
 Ở hình 2 : Thứ tự các bạn học sinh thay đổi.
 Điểm trung bình được sắp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Việc chuyển từ bảng 1 thành bảng 2 được gọi là sắp xếp dữ liệu. Vậy để biết thế nào là sắp xếp dữ liệu và cách để sắp xếp dữ liệu trong bảng tính excel chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động: Sắp xếp dữ liệu. (24’)
Khái niệm sắp xếp dữ liệu:
Gv: Như các em đã biết ở bảng 1 và bảng 2 ở trên thì ở bảng 2 giá trị các hàng bị thay đổi .Cụ thể là bảng 2 này điểm trung bình được sắp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Từ đó ta thấy sắp xếp dữ liệu là:
 + Hoán đổi vị trí các hàng.
 + Giá trị trong một hay nhiều cột được sắp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
Gv: Vậy theo các em hiểu sắp xếp dữ liệu là gì?
 Hs: Trả lời.
 Gv: Chính xác hóa khái niệm
Cách sắp xếp dữ liệu.
 Gv: Các em theo dõi thầy thực hiện các thao tác sau.(GV thực hiện sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 không giải thích).
 Hs: Theo dõi.
 Gv: Vừa rồi thầy đã sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 . Gv: Đưa ra các bước thực hiện.
 Hs: Ghi bài.
 Gv: Thực hiện sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 theo các bước đã đưa ra và chỉ rõ cho học sinh hiểu .
 Hs: Theo dõi .
 Gv: Gọi 1 Hs lên thực hiện lại
 Hs: Thực hiện lại thao tác.
 Gv: Yêu cầu học sinh sắp xếp bảng điểm sau theo thứ tự tăng dần của điểm Tin.
 Hs1: Thực hiện yêu cầu.
 Hs2: Cho nhận xét.
 Gv: Chính xác hóa.
Gv: Đặt ra trường hợp không nhìn thấy các nút lệnh hay trên thanh công cụ và đưa ra cách hiển thị các nút lệnh đó.
 Hs: Xem GV hướng dẫn.
 Gv: Làm ví dụ để sắp xếp theo bước trên cho Hs xem.
 Hs: Theo dõi .
 Gv: Yêu cầu Hs thực hiện lại việc hiển thị các nút lệnh sau đó làm ví dụ SGK
 Hs1: Lên thực hiện yêu cầu.
 Hs2: Nhận xét.
 Gv: Chính xác hóa.
 Gv: Đặt ra thực tế: trường hợp các bạn có cùng điểm TB, Ở cách trên ta có thể sắp xếp dữ liệu với 1 tiêu chuẩn duy nhất ,vậy nếu mà chúng ta muốn sắp xếp theo nhiều tiêu chuẩn thì phải làm như thế nào ? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu: 
 Gv: Đưa ra các bước thực hiện và giải thích các thông tin trong hộp thoại Sort.
 Hs: Lắng nghe và ghi bài
 Gv: Thực hiện thao tác theo các bước đã đưa ra và chỉ rõ cho học sinh hiểu.
 Hs: Theo dõi.
 Gv: Gọi 1 Hs lên thực hiện lại thao tác. 
 Hs: Thực hiện lại thao tác.
 Gv: Đưa ra yêu cầu và gọi Hs lên thực hiện (sắp xếp theo Điểm TB tăng dần, Nếu có cùng điểm TB thì sắp xếp Điểm Toán theo thứ tự giảm dần).
 Hs1: Thực hiện yêu cầu.
 Hs2: Nhận xét.
 Gv: Chính xác hóa.
 Gv: Để nắm chắc kiến thức hơn, chúng ta sẽ làm một số bài tập để củng cố lại kiến thức hôm nay
 1. Sắp xếp dữ liệu.
Khái niệm:
Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.
*Chú ý: Đối với những cột có kiểu là kí tự thì mặc định sẽ sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh. 
Cách sắp xếp dữ liệu:
 B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong cột em cần sắp xếp dữ liệu.
 B2: Nháy nút trên thanh công cụ để sắp theo thứ tự tăng dần (hoặc nháy nút để sắp theo thứ tự giảm dần).
*) Lưu ý: Nếu các em không nhìn thấy các nút lệnh hay trên thanh công cụ thì chúng ta có thể làm như sau:
 B1:Nháy vào nút ở sau mỗi 
thanh công cụ.
 B2:Trỏ vào Add or Remove Buttons/ Standard.
 B 3: Nháy chuột để đánh dấu nút lệnh cần hiển thị.
*) Trường hợp sắp xếp dữ liệu theo nhiều tiêu chuẩn: 
Để sắp xếp dữ liệu theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Ta thực hiện như sau:
 B1: Nháy chọn 1 ô em cần sắp xếp dữ liệu.
 B2: Vào Data chọn Sort ,xuất hiện hộp thoại Sort :
 Trong đó:
 - Mục Sort by: Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ nhất.
 - Mục Then by : Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ hai.
 - Mục Then by: Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ ba.
 - Ascending : Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
 - Descending: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
 - Header row: Được chọn thì dòng đầu của dữ liệu không tham gia vào quá trình sắp xếp
 - No header row: Được chọn thì dòng đầu của dữ liệu được tham gia vào quá trình sắp xếp.
 B3: Nháy chọn Ok.
Tổng kết. (7 phút)
Gv: Đưa ra bảng tính đã chuẩn bị trước sau đó đưa ra các yêu cầu sắp xếp. 
Hs: Thực hiện các yêu cầu giáo viên đưa ra. 
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài mới để tiết sau học.
- Cụ thể: Xem và tìm hiểu thao tác lọc dữ liệu.
5. PHỤ LỤC.
	----------˜˜&™™---------- 
Tuần 22 - Tiết 44
 Ngày dạy: 29/01/2015
BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Học sinh biết khái niệm lọc dữ liệu, biết cách lọc dữ liệu cho trang tính theo yêu cầu, biết cách trở lại danh sách ban đầu hay thoát khỏi chế độ lọc.
 - Học sinh hiểu được khái niệm lọc dữ liệu; hiểu được các thao tác lọc dữ liệu để thuận lợi cho việc lọc dữ liệu.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác để lọc dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác để lọc dữ liệu của một trang tính nào đó theo yêu cầu.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Tìm hiểu khái niệm lọc dữ liệu và cách lọc dữ liệu
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy. Chương trình bảng tính hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
 Câu hỏi: Em hãy trình bày lại các bước sắp xếp dữ liệu? 
 Thực hiện bài tập.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vào bài: (5’) Các em quan sát hình sau:
Cho thầy biết Tổ 4 có bao nhiêu bạn được Học Lực loại Giỏi? 
 Đây là trường hợp chỉ có 8 bạn của tổ 4 nên việc tìm kiếm bằng mắt thường khá đơn giản. Em hãy thử hình dung nếu tìm một trong danh sách khối 7 hay hơn nữa là danh sách của cả trường mình. Hơn nữa trường hợp thầy chỉ muốn hiển thị và in lại danh sách các bạn học sinh giỏi từ bảng dữ liệu này.... thì việc tìm kiếm bằng mắt và in ấn là rất khó và tốn nhiều thời gian, còn có thể bỏ sót nữa. Vậy liệu trong chương trình Microsoft Excel có chức năng nào cho phép chúng ta khắc phục được các nhược điểm này? Để trả lời câu hỏi này thầy và các em cùng nghiên cứu tiếp bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu phần 2: Lọc dữ liệu.
Hoạt động: Lọc dữ liệu: (23’)
 a. Khái niệm lọc dữ liệu:
Gv: Thực hiện việc lọc các em có học lực xếp loại giỏi
Hs: Quan sát.
Gv: Một em cho thầy biết sự thay đổi trước và sau khi thầy thực hiện thao tác?
Hs: Cho nhận xét. 
(Mong muốn trả lời: Trước là ds đầy đủ các bạn tổ 4, sau là chỉ hiển thị các bạn Hs giỏi) 
Gv: Việc thầy chọn và chỉ cho hiển thị các bạn có xếp học lực loại giỏi là lọc dữ liệu.
 ? Vậy em nào có thể khái quát lên và cho thầy biết lọc dữ liệu là gì?.
Hs1: Suy nghĩ và trả lời.
Hs2: Nhận xét.
Gv: Chính xác hóa.
Hs: Ghi bài.
b. Các bước lọc dữ liệu:
Gv: Nói lại quá trình lọc: Và vừa rồi thầy đã vừa thực hiện quá trình lọc dữ liệu:
Gv: Thực hiện lại từng bước và giải thích
Hs1: Thực hiện lại các thao tác thầy vừa thực hiện
Hs2: Nhận xét
Gv: Chính xác hóa.
Gv: Giới thiệu cách lọc dữ liệu bằng nút trên thanh công cụ.
Gv: Sau đó em cũng có thể chọn cột khác để tiếp tục lọc các hàng thảo mãn thêm các tiêu chuẩn bổ sung. (Ví dụ: Hs Giỏi là Nữ)
Gv: Một điều đặt ra là sau khi lọc ra 1 đội thõa mãn tiêu chí đã chọn, để hiển thị bảng chọn về nguyên như bảng ban đầu để lọc ra những tiêu chí khác ta phải làm như thế nào?Gv thực hiện:
Hs: Quan sát.
Gv: Còn để trở lại danh sách như lúc đầu, tức là thoát khỏi chế độ lọc ta làm như thế nào?
Gv: Thực hiện
Hs: Quan sát
Gv: Gọi và cho Hs thực hiện 2 thao tác
Hs: Thực hiện.
*Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (nhỏ nhất)
 Cho hs quan sát bảng tính và hỏi. Với một bảng tính gồm nhiều hàng để lọc ra một số dữ liệu phù hợp với yêu cầu thì chúng ta làm cách nào? Các em cùng quan sát thầy thực hiện:
Gv: Thực hiện (không giải thích)
Hs: Quan sát
Gv: Đưa ra các bước thực hiện 
Hs: Ghi bài
Gv: Thực hiện lại và giải thích theo từng bước:
* Lưu ý: Lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự.
2. Lọc dữ liệu.
a. Khái niệm lọc dữ liệu:
Lọc dữ liệu là chỉ chọn và hiển thị các hàng thỏa mãn tiêu chuẩn nhất định
b. Các bước lọc dữ liệu:
Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước chính:
+ Bước 1: Chuẩn bị:
- Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.
- Mở bảng chọn Data, chọn Filter và nháy chuột vào Auto Filter trên bảng chọn hiện ra.
 Khi đó xuất hiện các dấu mũi tên cạnh các tiêu đề cột.
+ Bước 2: Lọc:
- Nháy chuột vào nút trên hàng tiêu đề cột.
 - Chọn một giá trị mà ta muốn lọc ở trong danh sách hiện ra.
 Ngoài ra chúng ta có thể lọc dữ liệu bằng nút trên thanh công cụ chuẩn bằng cách:
B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.
B2:Chọn nút trên thanh công cụ chuẩn. 
B3: Nháy vào nút ở trên hàng tiêu đề cột.
B4: Chọn một giá trị mà ta muốn lọc ở trong danh sách hiện ra.
Để hiển thị lại toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter ta làm như sau:
 Vào Data, chọn Filter và chọn Show All
Để thoát hẳn khỏi chế độ lọc ta thực hiện:
 Vào Data, Filter và nháy chuột vào AutoFilter để xóa dấu tích.
Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất):
 Các bước để lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất):
 B1: Nháy nút chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc, chọn Data, Filter chọn Auto Filter
B2: Chọn nút trên tiêu đề cột thay vì chọn 1 giá trị cụ thể ta chọn (Top 10...)
B3: Hộp thoại Top 10 Auto Filter xuất hiện. 
 - Ta chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất)
 - Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc
 B4: Nhấn OK
* Lưu ý: Lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự.
Tổng kết. (7 phút)
Gv: Đưa ra bảng tính đã chuẩn bị trước sau đó đưa ra các yêu cầu lọc khác nhau. 
Hs: Thực hiện các yêu cầu giáo viên đưa ra. 
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc trước bài thực hành 8 “ Ai là người học giỏi” . 
- Và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu.
5. PHỤ LỤC.
	----------˜˜&™™---------- 

File đính kèm:

  • docBai_8_Sap_xep_va_loc_du_lieu_20150727_112406.doc