Giáo án Tin lớp 6 tiết 47+ 48: Định dạng đoạn văn bản

2. Định dạng bằng hộp thoại paragraph

*Alignment: Căn lề

* Indentation: Khoảng cách lề

* Spacing: khoảng cách đến đoạn văn trên (before) hoặc dưới (after)

Ghi nhớ: Định dạng đoạn văn là thay đổi tính chất của toàn đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách giữa các đoạn văn)

- Có thể sử dụng các nút lệnh định dạng đoạn văn trên thanh công cụ định dạng hoặc dùng hộp thoại paragraph để thực hiện định dạng đoạn văn

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin lớp 6 tiết 47+ 48: Định dạng đoạn văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47,48
ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
 Ngày soạn: 02/03/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết cách định dạng đoạn văn bản đạt những yêu cầu như căn lề, vị trí lềdùng các nút lệnh hoặc hộp thoại paragraph.
2. Kỹ năng:
Thực hiện các thao tác cơ bản để định dạng đoạn văn bản.
3. Thái độ:
 	- Thói quen : HS có thái độ nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: xem bài trước ở nhà, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày cách định dạng font chữ, các kiểu in nghiêng, đậm của một câu văn.
Em hãy dùng hộp thoại Format và giải thích công dụng một số hộp thoại trong đó.
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Định dạng đoạn văn
Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
 *Kiểu căn lề;
 *Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang;
 *Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
Khoảng cách đến đoạn dưới
Khoảng cách giữa các dòng tăng
Khoảng cách đến đoạn trên
2. Định dạng văn bản bằng các nút lệnh
Trên thanh công cụ có các nút lệnh như: Căn lề, thay đổi lề cả đoạn văn, giãn cách dòng trong đoạn văn
Định dạng bằng hộp thoại paragraph
*Alignment: Căn lề
* Indentation: Khoảng cách lề
* Spacing: khoảng cách đến đoạn văn trên (before) hoặc dưới (after)
Ghi nhớ: Định dạng đoạn văn là thay đổi tính chất của toàn đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách giữa các đoạn văn)
- Có thể sử dụng các nút lệnh định dạng đoạn văn trên thanh công cụ định dạng hoặc dùng hộp thoại paragraph để thực hiện định dạng đoạn văn
 Một số ví dụ về định dạng đoạn văn
(Căn giữa)
Căn lề trái: những dấu cách sẽ được chèn tự động giữa các từ và các dòng căn thẳng theo lề tương ứng.
(Căn thẳng lề trái)
Căn lề phải: những dấu cách cũng sẽ được chèn tự động giữa các từ và các dòng căn thẳng theo lề tương ứng.
(Căn thẳng lề phải)
Căn thẳng cả hai lề: những dấu cách sẽ được chèn tự động giữa các từ và các dòng căn thẳng theo lề tương ứng.
 (Căn thẳng hai lề) 
 Thụt dòng đối với dòng đầu tiên của các đoạn hay một vài đoạn đặc biệt nào đó.
 (Thụt lề dòng đầu tiên) 
Thụt dòng đối với tất cả các dòng của các đoạn hay một vài đoạn đặc biệt nào đó.
 (Cả đoạn văn thụt lề) 
Căn cứ vào đoạn văn trên em hãy nhận xét các tính chât mà đoạn văn trên đã được định dạng (căn thẳng lề trái, căn giữa, căn thẳng lề phải, căn thảng hai lề, thụt lề dòng đầu tiên hoặc cả đoạn văn thụt lề)
? Nhìn đoạn văn sau (SGK) và nhận xét
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu trắng bạc, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.
Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơisương. trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
*Em hãy nhận xét so với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn khác nhau điều cơ bản gì?
(Định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở trong đó)
? Em hãy nhận xét, trên thanh công cụ định dạng có những nút lệnh thường dùng nào 
Căn lề
Thay đổi lề cả đoạn văn
Giãn cách dòng trong đoạn văn
Như vậy có thể định dạng đoạn văn bằng hai cách:
- Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
- Sử dụng hộp thoại paragraph.
3. Củng cố
Trình bày các thao tác để định dạng cho một đoạn văn bản?
Trả lời câu 1, 2 SGK.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
 Mở bài tập “Đôi mắt người Sơn Tây”, copy đoạn thơ đó và gõ tiếp.
V. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 47, 48.doc