Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 29 đến 30 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Biết khả năng tạo các hiệu ứng động áp dụng cho các trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu.

-Biết một vài nguyên tắc cơ bản khi tạo bài trình chiếu.

2. Kỹ năng:

-Biết mở được tệp trình chiếu có sẵn. Tạo bài trình chiếu theo mẫu có sẵn.

-Biết tạo hiệu ứng động

3. Thái độ:

-Có thái độ học tập nghiêm túc, cần cù, sáng tạo.

4. Kiến thức trọng tâm:

  Ôn tập kiến thức về bài trình chiếu.

5. Liên môn:

Môn Anh văn:

  Thông qua bài tập biết thêm một số từ vựng.

Môn GDCD:

  Yêu thích môn học.

6. Năng lực hình thành:

  Năng lực chung:

• Làm được các câu hỏi trong bài kiểm tra

  Năng lực riêng:

• Phân biệt các đáp án của câu hỏi và bài tập vừa và khó.

II. Chuẩn bị:

-Đề kiểm tra trên máy

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

I. Ma Trận

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 29 đến 30 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:	Ngày soạn: 18/ 03/ 2018
Tiết 57 	Ngày giảng: 25 /03/2018
ÔN TẬP
PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết vai trò chức năng chung và một vài lĩnh vực ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
- Biết một số dạng thông tin có thể trình bày trên các trang chiếu
- Biết khả năng tạo các hiệu ứng động áp dụng cho các trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu.
- Biết một vài nguyên tắc cơ bản khi tạo bài trình chiếu.
2. Kỹ năng:
- Mở được một tệp trình bày có sẵn và trình chiếu. Tạo bài trình chiếu mới theo mẫu có sẵn.
- Thay đổi được thứ tự các hiệu ứng động trên các slides
- Chèn được các đối tượng hình ảnh, âm thanh, tệp phim vào trang chiếu.
- Tạo được các hiệu ứng động
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo, tự khám phá, nghiên cứu, học hỏi.
- Năng động, tích cực phát biểu xây dựng bài.
4. Kiến thức trọng tâm:
Ôn tập kiến thức về bài trình chiếu.
5. Liên môn:
Môn Anh văn: 
Thông qua bài tập biết thêm một số từ vựng.
Môn GDCD:
Yêu thích môn học.
6. Năng lực hình thành:
Năng lực chung:
Làm được các câu hỏi trong bài kiểm tra
Năng lực riêng:
Phân biệt các đáp án của câu hỏi và bài tập vừa và khó.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, sgk.
- Máy tính, mạng internet.
2. Học sinh:
-Đồ dùng học tập.
- Xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:	
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập
3. Bài mới:
Vào bài: chúng ta đã học xong phần trình chiếu vậy phần trình chiếu chúng ta cần nắm những kiến thức cơ bản nào hôm nay thầy giúp các em nắm lại kiến thức trên.
Hoạt dộng của gv, hs
Nội dung
HĐ 1
Mục tiêu: tiềm hiểu bài 8
Sản phẩm: học sinh tự nắm được các kiến thức vừa học
NLHT: tự giải quyết vấn đề
`Kiến thức: HS nắm lại kiến thức cơ bản từ bài 8-12: như định dạng văn bản, chèn hình, tạo hiệu ứng động, sử dụng tạo màu nền,
GV: Em hãy nhắc lại phần mềm trình chiếu là gì?
HS Trả lời- bổ sung.
 Nêu ưu điểm , ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
Bài 8: Phần mềm trình chiếu
1.Phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày một cách hiệu quả.
2.PMTC giúp tạo ra các bài trình chiếu dưới dạng điện tử và có thể hiển thị mỗi trang chiếu trên toàn bộ màn hình.
3. Ưu điểm
4. ứng dụng
HĐ 1
Mục tiêu: tiềm hiểu bài 9
Sản phẩm: học sinh tự nắm được các kiến thức vừa học bài 9
NLHT: tự giải quyết vấn đề
GV: Bài trình chiếu là gì?
Công việc quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu là gì?
Nêu vai trò của màu sắc trang chiếu?
Uu điểm của màu.
GV: Vai trò của hình ảnh.
Thao tác cơ bản xử lý các đối tượng chèn vào trang chiếu.
-Vai trò tác dụng của hiệu ứng động, phân biệt hai hiệu ứng động?
Bài 9: Bài trình chiếu.
1. Bài trình chiếu do phần mềm trình chiếu tạo ra, là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp. các trang chiếu được đánh số thứ tự.
2. Quan trọng nhất Là tạo nội dung cho TC.
3. Các mẫu bố trí nội dung.
4. Nội dung chỉ được nhập vào các khung.
5. Impress là PMTC đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu.
1. Gồm màu nền và màu chữ.
2. Có thể định dạng văn bản.
3. Sử dụng mẫu có sẵn tiết kiệm thời gian công sức.
Bài 11: Thêm hình ảnh vào trang chiếu.
1. H/A minh họa nội dung, làm cho bài trình chiếu hấp dẫn , sinh động hơn.
2. Thao tác chèn.
3. PMTC tự động thay đổi mẫu bố trí ảnh.
4. Thay đổi kích thước, vị trí, thứ tự hình ảnh.
5. Sao chép di chuyển trang chiếu.
Bài 12: Tạo các hiệu ứng động.
1. PMTC ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu bằng hiệu ứng chuyển trang chiếu, thứ tự trên trang bằng cách áp dụng hiệu ứng động.
2. Chọn thời điểm xuát hiện, tốc độ xuất hiện, âm thanh đi kèm.
3. Tác dụng của hiệu ứng động:
4. Nên sử dụng hợp lý hiệu ứng động tránh lỗi cần tránh.
4. Củng cố 
GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua tiết ôn tập ngày hôm nay.
Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.
5. DẶN DÒ.
- Học bài và làm bài tập trong sgk.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
Tuần 29:	Ngày soạn: 18/ 03/ 2018
Tiết 58 	Ngày giảng: 28 /03/2018
KIỂM TRA 1 tiết (thực hành)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết khả năng tạo các hiệu ứng động áp dụng cho các trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu.
-Biết một vài nguyên tắc cơ bản khi tạo bài trình chiếu.
2. Kỹ năng:
-Biết mở được tệp trình chiếu có sẵn. Tạo bài trình chiếu theo mẫu có sẵn.
-Biết tạo hiệu ứng động
3. Thái độ:
-Có thái độ học tập nghiêm túc, cần cù, sáng tạo.
4. Kiến thức trọng tâm:
Ôn tập kiến thức về bài trình chiếu.
5. Liên môn:
Môn Anh văn: 
Thông qua bài tập biết thêm một số từ vựng.
Môn GDCD:
Yêu thích môn học.
6. Năng lực hình thành:
Năng lực chung:
Làm được các câu hỏi trong bài kiểm tra
Năng lực riêng:
Phân biệt các đáp án của câu hỏi và bài tập vừa và khó.
II. Chuẩn bị:
-Đề kiểm tra trên máy
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
I. Ma Trận
 Mức độ
Chủ đề
Nhận Biết
Thông Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Màu sắc trên trang chiếu
1
Câu 1,5:
0.5
Câu 2:
0.5
Câu 3:
2
4
Thêm hình ảnh minh họa
0.5
Câu 6:
0.5
1
Tạo hiệu ứng
1
Câu tl:
2
Câu 2tl:
2
3
Thực hành tổng hợp
0.5
Câu 4:
4
Câu 3.4tl:
4.5
3
Tổng
1.5
2
5
4
1
1
2.5
2
10
 II. Đề bài:
II. Đề:
A.Trắc nghiệm: (3đ) Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất
1. Cách chèn thêm trang chiếu (slide) mới?
a. Insert à New Slide	b. Nháy vào nút New Slide
c. Nháy phải ở khung bên trái và chọn New Slide	d. Cả 3 đều được.
2. Cách mở mẫu bố trí (slide layout)?
a. Insert à Slide layout	b. Format à New Slide	
c. Format à Slide layout	d. Tools à Slide layout	
 3. Cách mở mẫu bài trình chiếu (Slide Design)?
a. Insert à Slide Design	b. Format à Slide Design	 
c. Viewà Slide Design	d. Tools à Slide Design	
4. Các bước tạo bài trình chiếu ?
a. Chuẩn bị nội dung cho bài chiếu, Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.
b. Nhập và định dạng nội dung văn bản,Thêm các hình ảnh minh họa.
 c. Tạo hiệu ứng chuyển động,Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.
d. Cả a), b) và c)
5. Cách tạo màu nền cho 1 trang chiếu?
a. Chọn trang chiếuàChọn Format / BackgroundàNháy nút và chọn màu à Nháy nút Apply to All trên hộp thoại.
b. Chọn trang chiếuàChọn Format / BackgroundàNháy nút và chọn màu à Nháy nút Apply trên hộp thoại.
c. Chọn trang chiếuà Chọn Format / Backgroundà Nháy nút Apply trên hộp thoại.
d. Chọn trang chiếuàChọn Format / Backgroundà Nháy nút Apply to All trên hộp thoại.
6. Em có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng cách nào?
a. Insert à Text box	b. Format àFont
c.Insert à Pictureà from file	d. Edit à Select All.
B. Phần tự luận:(7đ)
Câu 1. (1đ) Ta có thể nhập những đối tượng nào làm nội dung cho các trang chiếu?
Câu 2. (2đ ) Hãy nêu các bước cơ bản để tạo bài trình chiếu?
Câu 3. (2đ).Nêu các bước cần thực hiện để chèn hình ảnh vào trang chiếu?
Câu 4. (2đ).Nêu các bước cần thực hiện để tạo hiệu ứng động cho đối tượng?
III.Đáp án:
A.Trắc nghiệm: (3đ)
1
2
3
4
5
d
c
b
d
b
B. Phần tự luận:(8đ)
Câu 1. Những đối tượng làm nội dung cho các trang chiếu: (1đ)
Văn bản: (0.25đ) Thường là những câu ngắn gọn hoặc chỉ là một phần của câu, được trình bày dưới dạng liệt kê. 
Hình ảnh (0.25đ), biểu đồ minh hoạ (0.25đ),...
Các tập tin âm thanh và các đoạn phim (0.25đ),...
Câu 2. Các bước cơ bản để tạo bài trình chiếu: (2đ )
Gồm nhiều bước và được thực hiện theo trình tự sau :
a/ Chuẩn bị nội dung cho bài chiếu.
b/ Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.
c/ Nhập và định dạng nội dung văn bản.
d/ Thêm các hình ảnh minh họa.
e/ Tạo hiệu ứng chuyển động.
 f/ Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.
Câu 3. Nêu các bước cần thực hiện để chèn hình ảnh vào trang chiếu: (2đ).
+ Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
+ Chọn lệnh Insert à Picture à From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
+ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
+ Nháy chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert.
Câu 4. Nêu các bước cần thực hiện để tạo hiệu ứng động cho đối tượng: (2đ).
B1. Chọn các trang chiếu. 
B2.Mở bảng chọn Slide Show chọn Animation Schemes 
B3. Nháy chọn hiệu ứng thích hợp.
D- CỦNG CỐ
E - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Tuần 30	Ngày soạn: 26/03/2019
Tiết 59	Ngày giảng: 02/04/2019
BÀI 15: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (TT).
I. Mục tiêu::
1. Kiến thức:
-Biết các thành phần của đa phương tiện.
-Biết được ứng dụng của của đa phương tiện.
2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.
-Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
3. Thái độ:
 -Tập trung, nghiêm túc trong giờ học.
4. Kiến thức trọng tâm:
ứng dụng của của đa phương tiện.
thành phần của đa phương tiện.
5. Liên môn:
Môn Anh văn: 
Thông qua bài tập biết thêm một số từ vựng.
Môn GDCD:
Yêu thích môn học.
6. Năng lực hình thành:
Năng lực chung:
ứng dụng của của đa phương tiện.
thành phần của đa phương tiện.
Năng lực riêng:
Nêu các thành thành phần của đa phương tiện ở thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên:
-Máy tính, mạng Internet.
-Tài liệu, giáo án
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu
III. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: 
Vào bài: Hằng ngày chúng ta tiết xúc nhiều thông tin khác nhau như loa đài, truyền hình, phim ảnh, báo.. như vậy gộp những thứ đó lại được gọi là gì hôm nay thầy và các em làm rõ vấn đề đó trên.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: T1
Mục tiêu: tìm hiểu phần đa phương tiên là gì?
Sản phẩm:HS nêu khái niệm đa phương tiên là gì?
NLHT: Tự chủ- tự giải quyết vấn đề
Em hãy nêu các dạng thông tin mà em đã được học?
Hs: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Gv: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản hoặc là kết hợp của nhiều dạng
 Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới 1 dạng?
Hs: Đọc truyện, triễn làm tranh ảnh.
Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng?
Hs: Xem tivi, xem ca sỹ hát ...
Gv: Khi chúng ta tiếp nhận đồng thời nhiều thông tin như thế người ta gọi tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Đa phương tiện là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét và chốt lại
1. Đa phương tiện.
Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin được thể hiện một cách đồng thời và được sử dụng trên nhiều phương tiện.
Sản phẩm đa phương tiện: Là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: tìm hiểu Một số ví dụ về đa phương tiện.
Sản phẩm:HS nêu ví dụ về đa phương tiện.
NLHT: Tự giải quyết vấn đề - hợp tác
Em hãy lấy ví dụ về đa phương tiện khi không sử dụng máy tính?
Hs: Trả lời.
Lấy ví dụ về đa phương tiện khi sử dụng máy tính?
Hs: trả lời
2. Một số ví dụ về đa phương tiện.
* Khi không sử dụng máy tính.
- Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh). 
- Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
* Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như: 
- Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),... 
- Bài trình chiếu.
- Từ điển bách khoa đa phương tiện
- Đoạn phim quang cáo.
- Phần mềm trò chơi.
Hoạt động 3: 
Mục tiêu: tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện.
Sản phẩm:HS nêu ưu điểm của đa phương tiện.
NLHT: Tự giải quyết vấn đề 
Đa phương tiện có ưu điểm gì?
Hs: 
Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính.
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. 
Gv: Nhận xét và chốt lại.
3. Ưu điểm của đa phương tiện.
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. 
4. Củng cố
Gv: Nhắc lại những nội dung trọng tâm.
Hs: Nghe giảng và ghi nhớ.
5. dặn dò
-Học kỹ bài.
-Đọc trước bài 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động.
Tuần 30	Ngày soạn: 26/03/2019
Tiết 60	Ngày giảng: 02/04/2019
BÀI 15: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (TT).
I. Mục tiêu::
1. Kiến thức:
-Biết được ứng dụng của của đa phương tiện.
2. Kỹ năng:
-Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
3. Thái độ:
 -Tập trung, nghiêm túc trong giờ học.
4. Kiến thức trọng tâm:
ứng dụng của của đa phương tiện.
thành phần của đa phương tiện.
5. Liên môn:
Môn Anh văn: 
Thông qua bài tập biết thêm một số từ vựng.
Môn GDCD:
Yêu thích môn học.
6. Năng lực hình thành:
Năng lực chung:
ứng dụng của của đa phương tiện.
thành phần của đa phương tiện.
Năng lực riêng:
Nêu các thành thành phần của đa phương tiện ở thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên:
-Máy tính, máy chiếu, mạng Internet.
-Tài liệu, giáo án
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu
III. Tiến trình:
1.Ổn định lớp:
Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho vd? Đa phương tiện có những ưu điểm nào?
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: 
Vào bài: chúng ta được biết trang web là siêu văn bản vì sao gọi trang web là siêu văn bản nó liên qua gì tới đa phương tiện không chúng ta cùng tìm hiểu nội dung vừa nêu trên.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1
Mục tiêu: tìm hiểu Các thành phần của đa phương tiện
Sản phẩm:HS nêu các thành phần của đa phương tiện.
NLHT: Tự giải quyết vấn đề 
GV: Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện ?
HS: Trả lời
GV: Phân tích thêm từng thành phần
HS: Học sinh chú ý lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Các thành phần của đa phương tiện
- Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :
a/ Văn bản: Là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.
b/ Âm thanh: Là thành phần điển hình của đa phương tiện.
c) Ảnh tĩnh: Là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
e) Phim: Là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên
HĐ 2
Mục tiêu: tìm hiểu ứng dụng của đa phương tiện
Sản phẩm:HS nêu các ứng dụng của đa phương tiện.
NLHT: Tự chủ 
GV: Các em thấy đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào?
HS: Trả lời
Một số phần mềm giáo dục hữu ích:
Một số trang web giáo dục :
5. Ứng dụng của đa phương tiện
Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:
a. Trong nhà trường. 
b. Trong khoa học.
c. Trong Y tế. 
d. Trong thương mại:
e. Trong quản lý xã hội:
 f. Trong nghệ thuật.
 g. Trong cụng nghiệp, giải trí.
4. Củng cố
Gv: Nhắc lại những nội dung trọng tâm.
Hs: Nghe giảng và ghi nhớ.
5. dặn dò
-Học kỹ bài.
-Đọc trước bài 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_29_den_30_nam_hoc_2018_2019.doc