Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
-Biết một số cách bảo vệ thông tin và phòng tránh máy tính
2. Kĩ năng:
-Biết một số cách phòng tránh mất mát thông tin
3. Thái độ:
-ý thức được tần quan trong của dữ liệu.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
Hiện thao tác sao lưu các tệp
Thực hành diệt virus
5. Liên môn:
Môn GDCD:
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
6. Định hướng phát triển năng lực:
• Năng lực chung:
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm bảo vệ máy
II.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
SGK, SGV, Projector, phòng máy, một số phần mềm quét virus miễm phí
2. Học sinh :
SGK, vở ghi, xem trước mục đích yêu cầu và nội dung Bài thực hành 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 13 Ngày soạn: 15 /11 /2018 Tiết 25 Ngày giảng: 20 /11 /2018 Bài thực hành số 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp -Biết một số cách bảo vệ thông tin và phòng tránh máy tính 2. Kĩ năng: -Biết một số cách phòng tránh mất mát thông tin 3. Thái độ: -ý thức được tần quan trong của dữ liệu 4.Xác định trọng tâm của bài học: Bảo vệ thông tin máy tính Hiện thao tác sao lưu các tệp 5. Liên môn: Môn GDCD: Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính. 6. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực chung: - Kỹ năng sử dụng các phần mềm bảo vệ máy II.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Projector, phòng máy, một số phần mềm quét virus miễm phí 2. Học sinh : SGK, vở ghi, xem trước mục đích yêu cầu và nội dung Bài thực hành 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra 15’ Đề : Em hãy nêu tác hại và các con đường lây lan của virus ? Đáp án + biểu điểm Câu Đáp Án Điểm - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống (CPU, RAM, dung lượng đĩa,..) -Phá hủy dữ liệu: Virus xóa hoặc làm hỏng các tập tin -Phá hủy hệ thống -Đánh cắp dữ liệu -Mã hóa dữ liệu để tống tiền -Gây một số phiền toái khác 5 Virus lây qua: -Tập tin đã nhiễm virus -Các phần mềm bẻ khóa, sao chép lậu -Thiết bị nhớ di động -Qua mạng Internet, LAN, đặc biệt là thư điện tử -Qua các lỗ hổng phần mềm 5 Tổng 10 III.Bài mới: Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã học về cách phòng tránh, sao lưu và quét virus vậy ta thực hành trên máy ntn?, về các vấn đề vừa học, vậy chúng ta làm sao để nhận biết đâu là virus, và đâu là phần mềm diệt virus.vậy ngoài những cách trên ta thực hiện như thế nào trên mạng máy tính và cách phòng tránh qua mạng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Mục tiêu: Giới thiệu mục đích yêu cầu của bài thực hành. Sản phẩm: HS nắm mục đích yêu cầu của bài thực hành. Gv: Y/c HS đọc mục đích, yêu cầu của Bài thực hành trang 65 Sgk Hs: 1 HS đọc, HS khác theo dõi Sgk Gv: Phân tích các yêu cầu cần thực hiện của Bài TH. Hs: HS chú ý lắng nghe. 1- Mục đích, yêu cầu: + Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường; + Thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus. Hoạt động 2: Mục tiêu: Tìm hiểu phần Sao lưu theo phương pháp thông thường Sản phẩm: HS biết cách Sao lưu theo phương pháp thông thường Gv: Y/c HS đọc nội dung Bài 1 trang 65 Sgk. Hs: 1 HS đọc thông tin, HS khác theo dõi Sgk Gv: Các bước thực hiện sao lưu dữ liệu? Hs: Dựa vào kiến thức Sgk trả lời. Gv: Thực hiện mẫu trên máy GV cho HS quan sát và y/c HS thực hiện tại máy cá nhân. Hs: Quan sát GV làm mẫu trên màn hình và thực hiện sao lưu tại máy HS. Hs: Tiếp tục thực hành cho thành thạo thao tác. Gv: Bao quát lớp và hướng dẫn thêm. *NLHT: Thực hiện sao chép dữ liệu ở ổ đĩa C sang ổ đĩa D 2- Nội dung: Bài 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường 1- Khởi động Windows Explorer, tạo thư mục Tailieu_hoctap trên ổ đĩa C:\. Sao chép một vài tập tin vào thư mục vừa tạo; 2- Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D:\ với tên Sao_luu; 3- Sao chép các tập tin trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu. * Kiến thức bổ sung: Ngoài sao lưu bằng cách thông thường vừa thực hiện, hệ điều hành Windows còn cung cấp tiện ích Backup. Với tiện ích này người dùng có thể: + Sao lưu dữ liệu ra các thiết bị lưu trữ hoặc dưới dạng tập tin lưu trên máy tính; + Lựa chọn các kiểu sao lưu (sao lưu toàn bộ dữ liệu cần thiết, chỉ sao lưu những thay đổi trong ngày hoặc chỉ sao lưu những thay đổi kể từ lần sao lưu gần nhất, ...); + Đặt lịch để sao lưu tự động sau những khoảng thời gian nhất định; + Thiết đặt người được phép sao lưu, ... IV. Củng cố-dặn dò: Gv: thực hiện lại cách sao lưu dữ liệu bằng sao chép thông Hs: quan sát lại những thao tác của GV trên màn hình để củng cố kiến thức đã thực hành. Về nhà thực hiện lại nhiều lần các thao tác của bài thực hành (nếu có máy tính); V.Rút Kinh Nghiệm: Tuần 13 Ngày soạn: 15 /11 /2018 Tiết 26 Ngày giảng: 21 /11 /2018 Bài thực hành số 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (TT) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: -Biết một số cách bảo vệ thông tin và phòng tránh máy tính 2. Kĩ năng: -Biết một số cách phòng tránh mất mát thông tin 3. Thái độ: -ý thức được tần quan trong của dữ liệu. 4.Xác định trọng tâm của bài học: Hiện thao tác sao lưu các tệp Thực hành diệt virus 5. Liên môn: Môn GDCD: Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính. 6. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực chung: - Kỹ năng sử dụng các phần mềm bảo vệ máy II.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Projector, phòng máy, một số phần mềm quét virus miễm phí 2. Học sinh : SGK, vở ghi, xem trước mục đích yêu cầu và nội dung Bài thực hành 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính? - Những tác hại của virus máy tính và cách phòng tránh? III.Bài mới: Đặt vấn đề: Trên mạng máy tính có gì nguy hiểm cho máy tính, vậy cách phòng tránh nó như thế nào, lậy cách cài đặt nó ra sao, cách tải phần mềm đó như thế nào vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành tiết theo. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Mục tiêu: Tìm hiểu cách quét virus bằng phần mềm bkav. Sản phẩm: HS biết cách quét virus bằng phần mềm bkav. Gv: Y/c HS đọc nội dung Bài 2 trang 66 Sgk. + 1 HS đọc thông tin, HS khác theo dõi Sgk + GV: khởi động BKAV trên máy GV và y/c HS thực hiện theo trên máy HS. + GV: Y/c HS quan sát giao diện phần mềm, tìm hiểu ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện. + HS: Quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện. + GV: Không chọn Xóa tất cả Macro vì các chương trình ứng dụng trong MS Office và các kết quả làm việc có thể chứa nhiều macro (những đoạn chương trình tiện ích) hữu ích. + HS: Lắng nghe GV giải thích. + GV: Thực hiện mẫu và y/c HS thực hiện các yêu cầu tiếp theo. + HS: Quan sát GV làm mẫu, dựa vào SGK thực hiện các yêu cầu tiếp theo trong SGK. (nếu có điều kiện, Gv giới thiệu thêm cho HS các phần mềm quét virus hiệu quả khác như Avast, McAfee, Norton, Kaspersky, PAV v.v) *NLHT: Download phần mềm diệt virus, cài, diệt virus Bài 2: Quét virus 1- Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. Sau khi khởi động màn hình làm việc của BKAV xuất hiện như sau: 2- Chọn tùy chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét virus. Lưu ý: Không nên chọn Xóa tất cả Macro. 3- Quan sát quá trình quét virus của chương trình. Cuối cùng nháy nút Thoát để kết thúc quá trình diệt virus. Lưu ý: có thể tải BKAV từ địa chỉ: Hoạt động 2. Mục tiêu: Tìm hiểu các PM quét virus miễn phí. Sản phẩm: HS biết sử dụng các PM quét virus miễn phí. Gv: Có những phần mềm quét virus nào. Hs: Avira, Kaspersky, Mcafee, Norton Gv: Để tải được các phần mềm đó về làm như thế nào? Hs: Đánh các từ khoá vào Google rồi Download theo hướng dẫn của máy. * Các phần mềm diệt virus miễn phí. Avira, Kaspersky, Mcafee, Norton Hoạt động 3 Mục tiêu: Tìm hiểu quét virus và Download các phần mềm diệt virus tại máy mình Sản phẩm: HS biết thực hành quét virus và Download các phần mềm diệt virus tại máy mình Gv: Làm mẫu. Hs: quan sát Gv: yêu cầu hs thực hiện Hs: Thực hiện các thao tác tại máy mình. IV. Củng cố-dặn dò: + Chạy các tùy chọn của chương trình bkav cho Hs quan sát. + HS: Quan sát lại những thao tác của GV trên màn hình để củng cố kiến thức đã thực hành. + Về nhà thực hiện lại nhiều lần các thao tác của bài thực hành (nếu có máy tính). + Đọc Bài đọc thêm 4: Lược sử của virus. + Xem trước Bài 7: Tin học và xã hội. V.Rút Kinh Nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_13_nam_hoc_2018_2019.doc