Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 56: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2018-2019

Hoạt động của GV

Gv: Em hãy nêu các dạng thông tin mà em đã được học?

Gv: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản hoặc kết hợp của nhiều dạng thông tin.

Gv: Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới 1 dạng?

Gv: Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng?

Gv: Khi chúng ta tiếp nhận đồng thời nhiều thông tin như thế người ta gọi tiếp nhận thông tin đa phương tiện.

Gv: Đa phương tiện là gì?

Gv: Nhận xét và chốt lại

Gv: Sản phẩm đa phương tiện?

Gv: Nhận xét và chốt lại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 56: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 56
Ngày soạn: 12/03/2019
Ngày giảng  lớp 9B
Ngày giảng . lớp 9C
CHƯƠNG IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN
BÀI 12: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Giúp Hs biết và hiểu được những kiến thức cơ bản:
+ Hiểu được đa phương tiện là gì và cho được ví dụ về đa phương tiện.
+ Biết được một số ưu điểm mà đa phương tiện mang lại trong học tập, cuộc sống,....
2. Về kỹ năng: Học sinh thực hiện được việc nêu được thế nào gọi là đa phương tiện; Nêu được ưu điểm của đa phương tiện và lấy được các ví dụ đa phương tiện. Học sinh thực hiện thành thạo việc nêu được thế nào gọi là đa phương tiện; Nêu được ưu điểm của đa phương tiện và lấy được các ví dụ đa phương tiện.
3. Về thái độ: Học sinh thói quen say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi các công nghệ mới hiện nay. Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập tin học.
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực riêng: NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy tính với các máy tính hoạt động tốt có kết nối mạng, máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
	3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháo động não.
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp luyện tập- thực hành
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Kĩ thuật “động não”.
- Kĩ thuật lược đồ tư duy.....
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Khi tạo nội dung trang chiếu, em cần tránh những điều gì.
? Có mấy loại hiệu ứng đông? Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( phút)
Hoạt động 1: Đa phương tiện là gì (14’)
1. Mục tiêu: HS biết về đa phương tiện
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Gv: Em hãy nêu các dạng thông tin mà em đã được học?
Gv: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản hoặc kết hợp của nhiều dạng thông tin.
Gv: Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới 1 dạng?
Gv: Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng?
Gv: Khi chúng ta tiếp nhận đồng thời nhiều thông tin như thế người ta gọi tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Gv: Đa phương tiện là gì?
Gv: Nhận xét và chốt lại
Gv: Sản phẩm đa phương tiện?
Gv: Nhận xét và chốt lại.
Hs: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Hs: Đọc truyện, triễn làm tranh ảnh.
Hs: Xem tivi, xem ca sỹ hát ...
Hs: Trả lời.
Hs: Trả lời
1. Đa phương tiện:
 Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Sản phẩm đa phương tiện: là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
Hoạt động 2: Một số ví dụ về đa phương tiện (10’)
1. Mục tiêu: HS nhận biết 1 số ví dụ về đa phương tiện
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài.
Gv: Em hãy lấy ví dụ về đa phương tiện khi không sử dụng máy tính?
Gv: Lấy ví dụ về đa phương tiện khi sử dụng máy tính?
Hs: Trả lời.
Hs: Trả lời
 + Trang web
 + Bài trình chiếu
 + Từ điển bách khoa đa phương tiện
 + Đoạn phim quảng cáo
2. Một số ví dụ về đa phương tiện
* Khi không sử dụng máy tính:
Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh). 
- Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
* Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như: 
- Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),... 
- Bài trình chiếu
- Từ điển bách khoa đa phương tiện
- Đoạn phim quảng cáo
- Phần mềm trò chơi
Hoạt động 3: Ưu điểm của đa phương tiện (9’)
1. Mục tiêu: HS nhận biết 1 số ưu điểm của đa phương tiện
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Gv: Đa phương tiện có ưu điểm gì?
Gv: Nhận xét và chốt lại.
Hs: Suy nghĩ trả lời
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tín.
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.
3. Ưu điểm của đa phương tiện.
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thời gian: 5)
1. Mục tiêu: Hs được củng cố lại kiến thức của bài
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
GV cho hs hoạt động cá nhận làm bài tập
GV gọi hs đứng tại chỗ trả lới
HS hoạt động theo yêu cầu của GV
HS trả lời
Câu 1: Đa phương tiện có những ưu điểm và hạn chế sau:
A. Thu hút sự chú ý hơn, vì sự kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với chỉ một dạng thông tin cơ bản.
B. Không thích hợp với việc sử dụng máy tính, mà chỉ thích hợp cho tivi, máy chiếu phim, máy nghe nhạc
C. Rất phù hợp cho giải trí, nâng cao hiệu quả dạy và học
D. Thể hiện thông tin tốt hơn
Câu 2: Phần mềm máy tính nào dưới đây là ví dụ về sản phẩm đa phương tiện:
A. Phần mềm học toán với Toolkit Math
B. Phần mềm trình chiếu
C. Phần mềm trò chơi
D. Phần mềm xử lý ảnh 
Câu 3: Điền các cụm từ thích hợp: tốt hơn truyền đạt đồng thời sản phẩm đa phương tiện đầy đủ thành phần kết hợp nhanh hơn
a. Đa phương tiện là sự  thông tin từ nhiều dạng khác nhau và được thể hiện một cách 
b. Các .. của đa phương tiện có thể gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và hành động
c. Đa phương tiện đáp ứngyêu cầu. thông tin
d. Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách ... và .. hơn
e. Các..được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị
D. TÌM HIỂU MỞ RỘNG (Thời gian: ’ )
IV. Đánh giá và chốt kiến thức (1’)
- Hs thực hành trên PowerPoint để củng cố phần ôn tập.
- Tạo bài trình chiếu tương tự bài HANOI.ppt
V. Dặn dò (1’)
Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. 
 Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc và chuẩn bị trước mục 4 và mục 5 của bài để chuẩn bị tốt cho tiết sau học bài: Hãy kể tên các thành phần của đa phương tiện?
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_56_thong_tin_da_phuong_tien_nam_h.doc