Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 48: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp) - Năm học 2018-2019

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung chính

 + GV: Các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu như thế nào?

+ GV: Nếu sử dụng quá nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu sẽ gây tác động như thế nào?

+ GV: Cho HS quan sát bài trình chiếu sử dụng nhiều hiệu ứng? Và rút ra kết luận?

+ GV: Khi sử dụng hiệu ứng động các em cần thực hiện những lưu ý gì?

+ GV: Trước khi sử dụng hiệu ứng động cần cân nhắc gì?

+ HS: Trả lời

+ HS: Trả lời

+ HS: Quan sát và tiếp thu

+ HS: Trả lời

+ HS: Trả lời

 3. SỬ DỤNG CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG.

- Sử dụng hiệu ứng động giúp việc trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.

- Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra tác dụng ngược lại.

- Sử dụng hợp lí các hiệu ứng động là một điều quan trọng.

- Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn hay không.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 48: Tạo các hiệu ứng động (Tiếp) - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 48
Ngày soạn: 11/02/2019
Ngày giảng  lớp 9B
Ngày giảng . lớp 9C
TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: HS Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu. Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý. Hiểu được vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
2. Về kỹ năng: HS thực hiện được việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.
3. Về thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài. Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực riêng: NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy tính với các máy tính hoạt động tốt có kết nối mạng, máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
	3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháo động não.
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp bàn tay nặn bột
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Kĩ thuật “động não”.
- Kĩ thuật lược đồ tư duy.....
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
Kiểm tra bài cũ: (5’)
CÂU 1: Hãy nêu các bước đặt hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu? Thao tác lại
Câu 2: Làm thế nào để tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu? Thao tác lại
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( phút)
Hoạt động 1: Sử dụng các hiệu ứng động (10’)
1. Mục tiêu: HS sử dụng các hiệu ứng để tạo bài trình chiếu
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
 + GV: Các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu như thế nào?
+ GV: Nếu sử dụng quá nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu sẽ gây tác động như thế nào?
+ GV: Cho HS quan sát bài trình chiếu sử dụng nhiều hiệu ứng? Và rút ra kết luận?
+ GV: Khi sử dụng hiệu ứng động các em cần thực hiện những lưu ý gì?
+ GV: Trước khi sử dụng hiệu ứng động cần cân nhắc gì?
+ HS: Trả lời
+ HS: Trả lời
+ HS: Quan sát và tiếp thu
+ HS: Trả lời
+ HS: Trả lời
3. SỬ DỤNG CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG.
- Sử dụng hiệu ứng động giúp việc trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
- Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra tác dụng ngược lại.
- Sử dụng hợp lí các hiệu ứng động là một điều quan trọng.
- Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn hay không.
Hoạt động 2: Lưu ý khi tạo bài trình chiếu (10’)
1. Mục tiêu: HS biết 1 số lưu ý khi tạo bài trình chiếu
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
+ GV: Khi tạo bài trình chiếu, điều gì là quan trọng nhất?
+ GV: Theo em cần trình bài nội dung trang chiếu như thế nào là hợp lý nhất? 
+ GV: Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh điều gì?
+ GV: Đưa ra một số ví dụ về các sản phẩm cùng nội dung nhưng được trình bày khác nhau.
+ GV: Theo các em sản phẩm nào trình bày dễ hiểu hơn?
+ GV: Cho HS thực hiện một bài tập nhỏ về cách làm một bài trình chiếu.
+ GV: Trình chiếu một số bài tốt và một số bài có những lỗi cơ bản và yêu cầu HS chỉ ra các lỗi.
+ GV: Yêu cầu các em lần lượt tìm ra các lỗi trong bài.
+ HS: Trả lời
+ HS: Trả lời
+ HS: Trả lời
+ HS: Tập trung chú ý quan sát các ví dụ mà GV đưa ra.
+ HS: Trả lời
+ HS: Tập chug quan sát 
+ HS: Chú ý quan sát và trả lời.
+ HS: Trả lời
4. MỘT VÀI LƯU Ý KHI TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU.
- Để có một bài trình chiếu đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất.
1. Xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng như hình ảnh và các đối tượng khác một cách thích hợp.
2. Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào mộtý chính.
3. Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu.
4. Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất trên trang chiếu. 
* Khi tạo nội dung cho trang chiếu cần tránh:
- Các lỗi chính tả.
- Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ.
- Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu.
- Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thời gian: 18’)
1. Mục tiêu: HS được ôn lại các bước tạo hiệu ứng co trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu
2. Các bước tiến hành
B1: GV cho hs hoạt động cá nhân làm bài tập trắc nghiệm sau
CÂU 1: Sử dụng hiệu ứng động cho các bài trình chiếu để:
Trở nên hấp dẫn hơn.
Trở nên sinh động hơn.
Cả A và B đúng.
Cả A và B sai.
Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Sử dụng càng nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu giúp cho việc trình bày càng trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
B. Sử dụng quá nhiều hiệu ứng động trong bài trình chiếu làm mất sự tập trung của người nghe đến nội dung trình bày.
C. Sử dụng nhiều kiểu hiệu ứng động trong bài trình chiếu chứng tỏ người trình bày có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng phần mềm trình chiếu, do đó người nghe sẽ tin tưởng nội dung tình bày hơn.
Câu 2:Khi tạo nội dung trang chiếu, em cần tránh điều nào dưới đây?
Lỗi chính tả.
Hình ảnh quá to.
Cỡ chữ quá nhỏ.
Chữ trên trang chiếu khó đọc.
Quá nhiều hiệu ứng động.
Tất cả ý trên.
Câu 3: Em hãy tự tạo một trang chiếu, và sử dụng hiệu quả các hiệu ứng động?
B2: Hs hoạt động cá nhân làm bài tập và hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
B3: Gv nhân xét và kết luận
D. TÌM HIỂU MỞ RỘNG (Thời gian: ’ )
IV. Đánh giá và chốt kiến thức (1’)
Nội dung đã thực hành. 
V. Dặn dò (1’)
Đối với bài học ở tiết này:
Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. 
 Làm bài tập, bài 3, 4 trong sách giáo khoa.
 Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Xem trước bài thực hành 8: Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_48_tao_cac_hieu_ung_dong_tiep_nam.doc
Giáo án liên quan