Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 34: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2018-2019
Hoạt động của GV
? Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính
a) Yếu tố công nghệ - vật lí
- Máy tính là một thiết bị điện tử nên chất lượng làm ra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngẫu nhiên.
- Máy tính cũng có “tuổi thọ” nhất định.
- Các phần mềm máy tính không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định và đúng như mong muốn.
b) Yếu tố bảo quản và sử dụng
- Máy tính cần được bảo quản và sử dụng hợp lí: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, sử dụng đúng cách khi khởi động hoặc tắt máy.
c) Virus máy tính
- Virus máy tính là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng.
? Virus máy tính là gì
? Em hãy nêu một số tác hại và các con đường lây lan của virus máy tính
? Làm thế nào để phòng tránh virus
- HS: Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: “Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng”
? Em hãy liệt kê một số việc làm cụ thể để phòng tránh virus
Tiết : 34 Ngày soạn: 3/12/2018 Ngày giảng lớp 9B Ngày giảng . lớp 9C ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: HS củng cố lại những kiến thức trọng tâm đã học để chuẩn bị thi học kì 1. 2. Về kỹ năng: Nhận biết và vận dụng được những kiến thức trọng tâm của bài học. 3. Về thái độ: Tích cực thảo luận, hoàn thành tốt bài tập thực hành, rèn luyện ý thức học tập tốt. 4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực - Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực riêng: NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy tính với các máy tính hoạt động tốt và được kết nối mạng, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ. 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học 3.1. Phương pháp: - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháo động não. - Phương pháp dạy học trực quan. - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp bàn tay nặn bột 3.2. Kỹ thuật dạy học - Kĩ thuật khăn trải bàn. - Kĩ thuật “động não”. - Kĩ thuật lược đồ tư duy..... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Trình duyệt web là gì ? Muốn truy cập vào một trang web ta thực hiện như thế nào ? Thư điện tử là gì ? Địa chỉ thư điện tử có dạng gì? Cho ví dụ về dạng địa chỉ thư điện tử? 2. Tiến trình tổ chức hoạt động B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( phút) Hoạt động 1: Từ máy tính đến mạng máy tính (20’) 1. Mục tiêu: HS ôn lại về mạn, mạn máy tính, ... 2. Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung chính ? Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính a) Yếu tố công nghệ - vật lí - Máy tính là một thiết bị điện tử nên chất lượng làm ra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngẫu nhiên. - Máy tính cũng có “tuổi thọ” nhất định. - Các phần mềm máy tính không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định và đúng như mong muốn. b) Yếu tố bảo quản và sử dụng - Máy tính cần được bảo quản và sử dụng hợp lí: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, sử dụng đúng cách khi khởi động hoặc tắt máy. c) Virus máy tính - Virus máy tính là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng. ? Virus máy tính là gì ? Em hãy nêu một số tác hại và các con đường lây lan của virus máy tính ? Làm thế nào để phòng tránh virus - HS: Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: “Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng” ? Em hãy liệt kê một số việc làm cụ thể để phòng tránh virus - HS: Thông tin trong máy tính cần được bảo vệ vì: + Đó là những thông tin rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên. + Trong quá trình sử dụng máy tính khó tránh những rủi ro có thể xảy ra. + Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn. - HS: Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. - HS: Tác hại: + Tiêu tốn tài nguyên hệ thống (CPU, bộ nhớ,) + Phá hủy dữ liệu: Các tệp văn bản (*.doc), tệp bảng tính (*.xls), tệp chương trình (*.exe, *.com) + Phá hủy hệ thống. + Đánh cắp dữ liệu: Các loại sổ sách, chứng từ, + Mã hóa dữ liệu để tống tiền. + Gây khó chịu khác: Ẩn tập tin hay thư mục, - Một số con đường lây lan của virus máy tính: + Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus. + Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu. + Qua các thiết bị nhớ di động. + Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử. + Qua các “lỗ hổng” phần mềm. - HS: Hạn chế sao chép không cần thiết; không mở những tệp tin gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc; định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus; thường xuyên cập nhật những phần mềm diệt virus, 5. Bảo vệ thông tin máy tính a) Yếu tố công nghệ - vật lí b) Yếu tố bảo quản và sử dụng c) Virus máy tính - Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. - Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: “Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng” Hoạt động 2: Bài trình chiếu (18’) 1. Mục tiêu: HS ôn lại bài trình chiếu, cách trình chiếu 2. Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung chính ? Bài trình chiếu là gì - Nhắc lại việc tạo nội dung trên các trang chiếu. ? Trên trang chiếu có các dạng nội dung gì ? Thành phần cơ bản của một bài trình chiếu là gì - HS: Bài trình chiếu do phần mềm trình chiếu tạo ra là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp. - HS: Nội dung trên các trang chiếu có thể là các dạng: Văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, phim, - HS: Thành phần cơ bản của một bài trình chiếu là: Nội dung các trang chiếu 6. Bài trình chiếu - Bài trình chiếu do phần mềm trình chiếu tạo ra là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp. - Nội dung trên các trang chiếu có thể là các dạng: Văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, phim, - Thành phần cơ bản của một bài trình chiếu là: Nội dung các trang chiếu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thời gian: ) D. TÌM HIỂU MỞ RỘNG (Thời gian: ) IV. Đánh giá và chốt kiến thức (1’) Nội dung đã ôn tập V. Dặn dò (1’) Học bài chuẩn bị thi học kì 1 VI. Phần ghi chép bổ sung của GV ................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_34_on_tap_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_2.doc