Giáo án Tin học Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Ngô Trọng Nguyên

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức:

- Biết tổ chức thông tin trên internet là như thế nào?

- Biết như thế nào là tổ chức thông tin trên internet bằng siêu văn bản và trang web.

- Biết như thế nào là tổ chức thông tin trên internet bằng website, địa chỉ website và trang chủ.

- Biết như thế nào là trình duyệt web.

b. Về kĩ năng

 – Sử dụng được trình duyệt web.

 – Thực hiện được đăng kí, gửi, nhận thư điện tử.

 c. Về thái độ

 – Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

Giáo án, sgk, máy chiếu, phòng máy.

Tổ chức hoạt động theo nhóm.

 b. Chuẩn bị của HS

– Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.

3. Tiến trình dạy học

 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Câu hỏi

 Các máy tính trong internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

Đáp án

Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

– TCP (Transmission Control Protocol): giao thức truyền dữ liệu. Chức năng: chia thông tin thành nhiều gói nhỏ và phục hồi thông tin gốc từ các gói tin nhận được.Thực hiện một cách tự động việc truyền lại các gói tin có lỗi.

– Giao thức IP (Internet Protocol): giao thức tương tác trong mạng, chịu trách nhiệm về địa chỉ và cho phép các gói tin truyền qua một số mạng trước khi đến đích.

 

doc196 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Ngô Trọng Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên giấy bóng kính khổ rộng hơn (chứa được nhiều thông tin hơn)
- Năm 1990, các máy tính đã có thể nối trực tiếp với máy chiếu video và chiếu nội dung trang tính trực tiếp từ máy tính lên màn rộng.
- Phần mềm trình chiếu đầu tiên dành cho máy tính cá nhân là Storyboard của hãng IBM, ra mắt vào năm 1985
- Harvard Graphics là phần mềm trình chiếu của hãng Software Publishing Corporation, với phiên bản đầu tiên ra mắt năm 1986.
Vào tháng tư năm 1987, hai kĩ sư lập trình của hãng Forethought là Robert Gaskins và Dennis Austin đã sáng tạo ra phần mềm trình chiếu cho máy tính cá nhân Apple Macintosh có tên là Presenter. Sau đó phần mềm được đổi tên thành PowerPoint
c. 	Củng cố luyện tập: (4’) 
-	Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
-	Nếu thầy cô sử dụng bài giảng điện tử để giảng nội dung bài học, giờ học sẽ sinh động và dễ hiểu hơn rất nhiều so với viết trên bảng. Em hãy liệt kê một số môn học có sử dụng bài giảng điện tử và giải thích tại sao giờ học lại sinh động và dễ hiểu hơn.
GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét, hướng dẫn ghi nhớ các kiến thức trọng tâm.
d. 	Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
 -	Xem lại những phần đã học.
-	Tìm hiểu các nội dung trong bài đọc thêm 5.
*****™&™*****
Ngày soạn: 04/12/2010 	Ngày giảng:
Giảng lớp 9A: 07/12/2010
Giảng lớp 9B: 09/12/2010
 	Giảng lớp 9C: 07/12/2010
Tiết 31
BÀI TRÌNH CHIẾU
1. Mục tiêu
	a. Về kiến thức
-	Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và các thành phần cơ bản của một bài trình chiếu.
-	Biết cách bố trí nội dung trên trang chiếu và phân biệt được mẫu bố trí.
	b. Về kĩ năng:
-	Bố trí nội dung trên trang chiếu.
-	Tạo nhanh nội dung cho trang chiếu.
	c. Về thái độ:
-	Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
-	Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung bài 
 - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ 
Kết hợp trong bài học
Đặt vấn đề
Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Bài trình chiếu và nội dung bài trình chiếu.
	b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu 
GV: Cho HS quan sát một bài trình chiếu. Trên hình hiển thị gi? Có các dạng thông tin nào được hiển thị trên trang chiếu?
GV: Chốt lại
- Nội dung trên trang chiếu có các dạng:
+ Văn bản
+ Hình ảnh, biểu đồ 
+ Các tệp âm thanh, đoạn phim,...
à Các nội dung nói trên gọi chung là đối tượng.
GV: Vậy trang chiếu được bố trí thế nào để tạo được hấp dẫn và tăng hiệu quả bài trình chiếu.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách bố trí nội dung trên trang chiếu
GV: Cho HS quan sát một cuốn sách và yêu cầu các em nhận xét về cấu trúc cuốn sách.
GV: Tương tự như một cuốn sách, một bài trình chiếu gồm có trang đều tiên và người ta thường gọi là trang tiêu đề. Theo em trang tiêu đề thường ghi nội dung gì?
GV: Cho HS quan sát hình 64 SGK.
Phụ thuộc vào dạng nội dung (văn bản, hình ảnh,...), cách bố trí nội dung trên các trang chiếu có thể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trang chiếu thường có nội dung văn bản làm tiêu đề trang và nằm ở trên cùng.
GV: Cho HS quan sát một số trang có sự bố trí khác nhau trên cùng một trang.
GV: Đưa hình một số mẫu bố trí cho HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm phân tích để xem các mẫu sử dụng trong tình huống nào cho thích hợp?
GV: Nhận xét và chốt lại
HS: Suy nghĩ trả lời: Văn bản, hình ảnh...
HS: Tập trung ghi nhận vấn đề. 
HS: Gồm có trang bìa với tên sách, tác giả,. tiếp theo bên trong là nội dung chính.
HS: Giới thiệu tên đề tài, tác giả
HS: Tập trung quan sát.
HS: Thảo luận và trình bày ý kiến. Các nhóm nhận xét và phân tích để làm rõ vấn đề.
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu (20’)
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính đưới dạng một tệp.
Các trang chiếu được đánh số thứ tự 1, 2, 3,...,từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu. (20’)
- Các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí nội dung (gọi tắt là mẫu bố trí - layout). 
- Có thể thay đổi mẫu áp dụng cho trang chiếu đã có nội dung một cách nhanh chóng mà không cần nhập lại nội dung.
c. 	Củng cố luyện tập: (4’) 
-	Ta có thể thêm trang mới vào bất cứ vị trí nào, trước hoặc sau một trang chiếu hiện có?
a. Đúng b. Sai 
-	Chúng ta gọi một cách ngắn gọn các nội dung trên các trang chiếu là: 
a. Văn bản b. Hình ảnh c. Âm thanh d. Đối tượng
-	Một bài trình chiếu thường có trang đầu tiên cho biết:
a. Chủ đề của bài trình chiếu 
b. Nội dung chính của bài trình chiếu
c. Các hình ảnh sử dụng chính trong bài trình chiếu
d. Các đoạn phim sử dụng chính trong bài trình chiếu
HS: Các nhóm thảo luận, nêu vấn đề
GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét, hướng dẫn ghi nhớ các kiến thức trọng tâm.
d. 	Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
-	Xem lại những phần đã học.
-	Trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trang 86.
-	Chuẩn bị các nội dung tiếp theo trong bài.
----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04/12/2010 	Ngày giảng:
Giảng lớp 9A: 08/12/2010
Giảng lớp 9B: 10/12/2010
 	Giảng lớp 9C: 07/12/2010
Tiết 32
BÀI TRÌNH CHIẾU
(tiếp theo)
1. Mục tiêu
	a. Về kiến thức
-	Biết nhập nội dung văn bản vào các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu.
-	Nhận biết các thành phần trên giao diện của phần mềm trình chiếu Power Point và các chế độ hiển thị bài trình chiếu.
	b. Về kĩ năng:
-	Bố trí nội dung trên trang chiếu.
-	Thực hiện nhanh các chế độ hiển thị bài trình chiếu.
	c. Về thái độ:
-	Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
-	Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung bài 
 - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ 
Kết hợp trong bài học
Đặt vấn đề
Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu và Phần mềm trình chiếu PowerPoint 
	b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tạo nội dung văn bản cho trang chiếu 
GV: trên một trang chiếu, thành phần nào là quan trong nhất?
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 66 trang 85 và giới thiệu các khung văn bản
- Khung tiêu đề trang; Khung nội dung.
GV: Giống như hộp văn bản trong word, làm thế nào để nhập nội dung vào văn bản
GV: Chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm trình chiếu PowerPoint 
GV: Có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, trong đó phần mềm PowerPoint của Microsoft hiện đang được sử dụng phổ biến nhất. 
GV: Cho HS quan sát màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
GV: Em hãy tìm những điểm tương tự như màn hình Word và Excel trên màn hình của phần mềm trình chiếu PowerPoint.
GV: Trên màn hình có đặc điểm nào khác?
GV: Giới thiệu trang chiếu và bảng chọn SlideShow.
HS: Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là thông tin dạng văn bản.
HS: Tập trung quan sát.
HS: Nhớ lại và nêu thao tác.
HS: Tập trung quan sát phần mềm.
HS: Bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh.
HS: Trả lời.
HS: Tập trung quan sát, ghi nhận vấn đề
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu (20’)
- Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là thông tin dạng văn bản.
- Khung văn bản là các các khung với đường biên kẻ chấm mờ.
- Khung tiêu đề trang chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu.
- Khung nội dung được định dạng sẵn để nhập văn bản dạng liệt kê làm nội dung chi tiết của trang chiếu.
- Các thao tác như chỉnh sửa, sao chép ... giống với soạn thảo văn bản.
4. Phần mềm trình chiếu PowerPoint (20’)
- Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh quen thuộc giống như trong chương trình Word và Excel, màn hình này còn có thêm các đặc điểm sau đây: 
+ Trang chiếu: Nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung. 
+ Bảng chọn Slide Show (trình chiếu): Bao gồm các lệnh dùng để thiết đặt trình chiếu. 
- Ngăn bên trái hiển thị biểu tượng các trang chiếu. Khi cần làm việc với một trang chiếu cụ thể, ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng của nó.
c. 	Củng cố luyện tập: (4’) 
-	Nội dung trên các trang chiếu thường chứa dạng thông tin nào?
-	Các thao tác soạn thảo nội dung trong khung chứa văn bản như thế nào?
HS: Các nhóm thảo luận, nêu vấn đề
GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét, hướng dẫn ghi nhớ các kiến thức trọng tâm.
d. 	Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
-	Xem lại những phần đã học.
-	Trả lời câu hỏi 3, 4, 5, 6 (Trang 86 - SGK).
-	Tìm hiểu bài thực hành 6. “Bài trình chiếu đầu tiên của em”
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04/12/2010 	Ngày giảng:
Giảng lớp 9A: 08/12/2010
Giảng lớp 9B: 10/12/2010
 	Giảng lớp 9C: 07/12/2010
Tiết 33
ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. Mục tiêu
	a. Về kiến thức
- Ôn tập chương I, II. Bài8,bài 9
- Củng cố các kiến thức cơ bản về Mạng và Internet, sao lưu và quét virus, tạo slide.
b. Về kĩ năng:
- Ôn tập lại các kĩ năng thao tác với máy tính cho HS
	c. Về thái độ:
-	Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
-	Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu. Hệ thống câu hỏi
b. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại các nội dung đã học 
 - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ 
Kết hợp trong bài học
Đặt vấn đề
Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập các kiến thức đã học đê chuẩn bị cho bài kiểm tra Học kì I
	b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV. Dùng hệ thống câu hỏi để giúp HS củng cố bài cũ.
Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
+ Khái niệm mạng máy tính (MMT)?
+ Các thành phần của mạng?
+ Vai trò và lợi ích của mạng máy tính?
(Cho HS HĐ theo nhóm từng lợi ích và giải thích rõ)
MMT được hiểu là tập hợp các MT kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in .
Bao gồm: 
- Các thiết bị đầu cuối ( MT, máy in ..)
- Môi trường truyền dẫn (dây dẫn, sóng điện tử, hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh )
- Dùng chung dữ liệu. 
- Dùng chung các thiết bị phần cứng.
- Dùng chung các phần mềm. 
- Trao đổi thông tin
Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính (13’)
MMT được hiểu là tập hợp các MT kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in .
Bao gồm: 
- Các thiết bị đầu cuối ( MT, máy in ..)
- Môi trường truyền dẫn (dây dẫn, sóng điện tử, hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh )
- Dùng chung dữ liệu. 
- Dùng chung các thiết bị phần cứng.
- Dùng chung các phần mềm. 
- Trao đổi thông tin
Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet
+ Internet là gì? 
+ Một số dịch vụ trên Internet ?
+ Làm thế nào để kết nối internet ?
Là hệ thống kết nối MT và MMT ở qui mô toàn thế giới .
- Tổ chức khai thác thông tin trên web. – Tìm kiếm thông tin trên Internet. – Trao đổi thông tin qua thư điện tử. – Hội thảo trực tuyến. - Đào tạo qua mạng. -Thương mại điện tử.
- Người dùng kết nối internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ internet.
Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet(13’)
Là hệ thống kết nối MT và MMT ở qui mô toàn thế giới .
- Tổ chức khai thác thông tin trên web. – Tìm kiếm thông tin trên Internet. – Trao đổi thông tin qua thư điện tử. – Hội thảo trực tuyến. - Đào tạo qua mạng. -Thương mại điện tử.
- Người dùng kết nối internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ internet.
Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
+ Siêu văn bản là gì ? phân biệt sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web ?
+ Khái niệm về địa chỉ trang web, website , địa chỉ website và trang 
+ Trình duyệt web là gì ?
+ Cách truy cập trang web ?
+ Máy tìm kiếm là gì?
+ Cách sử dụng máy tìm kiếm ?
(HS HĐ nhóm)
- Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video ... và các siêu liên kết tới cac siêu văn bản khác. Trang web là 1 siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên internet.
- Website là nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ.
-Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet. 
-Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web. 
-Trang chủ: Mỗi khi truy cập vào một website, bao giờ cũng có một trang web được mở ra đầu tiên, được gọi là trang chủ. 
Là phần mền giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet
Truy cập trang web ta cần thực hiện:
- Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ . - Nhấn enter.
Là công cụ hộ trợ tìm kiếm TT trên mạng Internet theo yêu cầu của người dùng.
Một số máy tìm kiếm: 
-Google: http //www.google.com.vn
- Yahoo: 
-Microsoft: -AltaVista:
-Máy tìm kiếm dựa trên từ khóa do người dùng cung cấp sẽ hiển thị danh sách các kết quả có liên quan dưới dạng liên kết.
Các bước tìm kiếm: - vào máy tìm kiếm. ví dụ : 
Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa.-Nhấn enter hoặc nháy nút tìm kiếm
Kết quả tìm kiếm liệt kê dưới dạng danh sách các liên kết.
Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet(14’)
- Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video ... và các siêu liên kết tới cac siêu văn bản khác. Trang web là 1 siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên internet.
- Website là nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ.
-Trang web là một siêu
c. Củng cố, luyện tập: (5’)
GV nhận xét giờ học, đánh giá từng nhóm học sinh
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Ôn lại các bài tập đã thực hiện trong tiết học
- Tiết sau tiếp tục ôn tập.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04/12/2010 	Ngày giảng:
Giảng lớp 9A: 08/12/2010
Giảng lớp 9B: 10/12/2010
 	Giảng lớp 9C: 07/12/2010
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ I
(tiếp theo)
1. Mục tiêu
	a. Về kiến thức
- Ôn tập chương I, II. Bài8,bài 9
- Củng cố các kiến thức cơ bản về Mạng và Internet, sao lưu và quét virus, tạo slide.
b. Về kĩ năng:
- Ôn tập lại các kĩ năng thao tác với máy tính cho HS
	c. Về thái độ:
-	Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
-	Phát huy tính tự học, tìm tòi sáng tạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu. Hệ thống câu hỏi
b. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại các nội dung đã học 
 - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
Đặt vấn đề
Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập các kiến thức đã học đê chuẩn bị cho bài kiểm tra Học kì I
	b. Giảng nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bài 4: Thư điện tử 
+ Thư điện tử là gì?
+ Hệ thống thư điện tử ?
+ Cách mở tài khoản, gửi và nhận thư diện tử?
+ Cách nhận và gửi thư điện tử?
Bài 5: Tạo trang web bằng phần mềm kompozer
Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính.
+ Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
+ Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn TT MT?
+ Nêu những tác hại của virus MT,các con đương lây lan của virus và cách phòng tránh virus?
Bài 7: Tin học và xã hội.
+ vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?
+ Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần phải như thế nào?
Bài 8. Phần mềm trình chiếu
+ Phần mềm trình chiếu là gì?
+ Ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
Bài 9: bài trình chiếu
+ Các dạng nội dung trên trang chiếu?
+ Thư điện tử là một ứng dụng của Internet cho phép gửi và nhận thư trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử.
+ Trong hệ thống thư điện tử, người gửi và người nhận đều phải có một tài khỏan thư điện tử để có địa chỉ gửi và nhận thư.
- Mỗi địa chỉ thư điện tử là tên của một hộp thư điện tử và là duy nhất trên tòan thế giới.
 Mở tài khoản thư điện tử
 Để gửi và nhận thư chúng ta cần phải mở một tài khoản thư điện tử. Sau đó nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử sẽ cung cấp một hộp thư điện tử.
Mọi địa chỉ thư điện tử luôn gồm hai phần:
 @
Vd:lea9x00@yahoo.com.vn; lea@gmail.com.
- Mỗi địa chỉ thư điện tử là tên của một hộp thư điện tử và là duy nhất trên toàn thế giới.
@ Mở hộp thư điện tử:
+ B1: Truy cập trang web cung cấp dịch vụ thư điện tử.
+ B2: Gõ tên đăng nhập, gõ mật khấu rồi nhấn Enter.
- Dịch vụ thư điện tử cho phép nhận và đọc thư, viết và gửi thư, trả lời thư và chuyển tiếp thư cho người khác.
- Mở tài khoản thư điện tử
- Nhận và gửi thư.
a. Tạo, mở và lưu trang web:
+ Tạo mới: Nháy chuột vào nút lệnh New 
+ Mở một tập tin đã có trên máy: Nháy chuột vào nút lệnh Open Error! Objects cannot be created from editing field codes.
Nhấp đôi lên tập tin cần mở
+ Lưu trang web: Nháy chuột vào nút lệnh Save Gõ vào tên tập tin, nháy OK
- Nháy nút Error! Objects cannot be created from editing field codes. để đóng trang HTLM
- Tạo trang Web : 
Lựa chọn đề tài. - Chuẩn bị nội dung. -Tạo kịch bản.
Thông tin MT có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thông tin MT bị mất sẽ gây ra những hậu quả.
a. Yếu tố công nghệ – vật lí
b. Yếu tố bảo quản và sử dụng.
c. Virus máy tính.
Tác hại của virus.
 - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. - Phá huỷ dữ liệu. - Phá huỷ hệ thống.
 - Đánh cắp dữ liệu. - Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
 - Gây khó chịu khác: Thiết lập các chế độ ẩn cho tập tin tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của hệ điều hành cũng như các phần mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng
Các con đương lây lan của virus.
- Qua việc sao chép tập tin đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu. - Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạg Internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua "lỗ hỗng" phần mềm
Phòng tránh virus.
Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: 
"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" 
1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy. 
2. Không mở những tập tin gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư. 
3. Không truy cập các trang web không rõ nguồn gốc.
4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành. 
5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 
6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus. 
- Có rất nhiều chương trình diệt virus khác nhau như các phần mềm của McAfee, Norton, Kaspersky... BKAV.
a) Lợi ích của ứng dụng tin học
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội như: nhu cầu cá nhân, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế của đất nước.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và công tác quản lý.
b) Tác động của tin học đối với xã hội:
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con người và cách tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội, các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội.
- Ngày nay, tin học và máy tính đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
@ Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:
+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
+ Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet.
+ Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin)
-Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
- Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung được gọi là trang chiếu.
- Mội phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản.
- Ngoài ra còn có thể tạo các chuyển động của văn bản, hình ảnh,... trên trang chiểu để bài trình chiếu sinh động, h dẫn hơn.
- Trong nhà trường: tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,..
- Sử dụng các cuộc họp, hội thảo,..
- Tạo các Album ảnh, Album ca nhạc nhờ các hiệu ứng
- In các tờ rơi, tờ quảng cáo
- Nội dung trên trang chiếu có

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_nam_hoc_2011_2012_ngo_trong_nguyen.doc