Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 11: Tạo các hiệu ứng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trung Nam
1. Hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu.
- Giúp thu hút sự chú ý tới nội dung trang chiếu và làm sinh động quá trình trình bày.
→ Giúp nhấn mạnh thông tin trang chiếu, điều khiển hiệu quả quá trình truyền đạt thông tin.
- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dãy lệnh Animations
→ Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
- B1: Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.
- B2: Mở dải lệnh Animations.
- B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong Animations.
TRƯỜNG: THCS QUANG TRUNG LỚP: TOÁN –TIN K42 GIÁO SINH: Nguyễn Trung Nam LỚP DẠY: GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 9 TUẦN: 23 TIẾT: BÀI 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG NGÀY SOẠN: 12/05/2020 NGÀY DẠY: 15/05/2020 BÀI 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu. - Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý. - Hiểu được vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động. 2. Kỹ Năng - HS thực hiện được việc tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu. Phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu. 3. Thái độ - Tự giác, hứng thú với môn học, tác phong nghêm túc, có tinh thần học tập. - Thái độ học tập nghiêm túc. - Tích cực xây dựng bài. 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực tự học, công nghệ, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác. II. PHƯƠNG PHÁP - Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu. 2. Học sinh - Đọc bài trước ở nhà. - Sách giáo khoa, vở ghi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các thao tác sao chép và sắp xếp trang chiếu ? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu. 1) Mục tiêu: Biết tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu. 2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề. 3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, nêu – giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, thực hành. 4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. 5) Sản phẩm: Nắm và thực hiện được các thao tác tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG -GV: Cho học sinh so sánh giữa trang chiếu có hiệu ứng và trang chiếu không có hiệu ứng. - GV: Việc tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu có tác dụng gì? - GV: Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dải lệnh nào? - GV: Nêu các bước tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu? - GV: Để hiển thị nhiều hiệu ứng động khác, không có hiển thị sẵn trên dải lệnh ta làm như thế nào? - GV: Chốt lại nội dung chính. -HS: Trả lời. - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài 1. Hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu. - Giúp thu hút sự chú ý tới nội dung trang chiếu và làm sinh động quá trình trình bày. → Giúp nhấn mạnh thông tin trang chiếu, điều khiển hiệu quả quá trình truyền đạt thông tin. - Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dãy lệnh Animations → Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau: - B1: Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động. - B2: Mở dải lệnh Animations. - B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong Animations. * Lưu ý: Chỉ một số hiệu ứng thường dùng được hiển thị sẵn trên dải lệnh. Nếu muốn tùy chọn thêm các hiệu ứng động khác em có thể nháy nút More để lựa chọn. * Hoạt động 2: Hiệu ứng chuyển trang chiếu. 1) Mục tiêu: Biết cách chuyển trang chiếu. 2) Phương pháp/Kĩ thuật: Nêu – giải quyết vấn đề. 3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, hoạt động cá nhân, thực hành. 4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. 5) Sản phẩm: Nắm và thực hiện được các thao tác chuyển trang chiếu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - GV: Ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu được không? - GV: Việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu có tác dụng như thế nào? - GV: Việc thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu ấy gọi là gì? - GV: Vậy, hiệu ứng chuyển trang chiếu là gì? - GV: Khi tạo hiệu ứng động cho trang chiếu em có thể áp dụng bao nhiêu kiểu hiệu ứng? - GV: Làm thế nào để tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu? - GV: None là kiểu hiệu ứng gì? - GV: Ngoài các bước trên, còn có các tùy chọn nào để thiết lập thời gian cho hiệu ứng chuyển trang chiếu không? - GV: Chốt lại nội dung chính. - HS: Trả lời - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời, ghi bài - HS: Trả lời - HS: Trả lời, ghi bài 2. Hiệu ứng chuyển trang chiếu. - Hiệu ứng chuyển trang chiếu là thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu. - Giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý. - Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu có trên dãy lệnh Transitions → Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau: - B1: Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng. - B2: Mở dãy lệnh Animations và chọn kiểu chuyển hiệu ứng chuyển trang chiếu trong nhóm Transitions to This Slide. - B3: Nháy lệnh Apply To All trong nhóm Timing để áp dụng hiệu ứng chuyển cho mọi trang chiếu. - None (không hiệu ứng) là ngầm định. - Ngoài 3 bước trên, trong nhóm Timing em có thể chọn các tùy chọn để thiết lập thời gian cho hiệu ứng chuyển trang chiếu. + Duration: Thiết lập thời gian thực hiện hiệu ứng chuyển. + On Mouse Click: Trang chiếu chỉ xuất hiện khi nháy chuột lúc trình chiếu. + After: Nhập thời gian để tự động chuyển trang sau 1 khoảng thời gian trình chiếu. * Hoạt động 3: Sử dụng các hiệu ứng động 1) Mục tiêu: Biết cách sử dụng các hiệu ứng động. 2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề. 3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, nêu – giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, thực hành. 4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. 5) Sản phẩm: Sử dụng các hiệu ứng động một cách thuần thục. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - GV: Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau: - Lợi ích của việc tạo hiệu ứng động là gì? - Những điều cần lưu ý khi sử dụng hiệu ứng động? - GV: Chốt lại nội dung chính. - HS: Trả lời, ghi bài -HS trả lời - HS trả lời 3. Sử dụng các hiệu ứng động. - Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. - Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng. - Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn không. 4. Củng cố: Câu 1: Sử dụng hiệu ứng động cho các bài trình chiếu để ? A. Trở nên hấp dẫn hơn. B. Trở nên sinh động hơn. C. Cả A và B đúng. D. Cả A và B sai. Câu 2: Khi tạo hiệu ứng động cho trang chiếu em có thể áp dụng cho ? A. Một trang chiếu B. Tất cả các trang chiếu. C. Cả A và B sai. D. Cả A và B đúng. Câu 3: Dải lệnh Animations dùng để ? Hiệu ứng chuyển trang Hiệu ứng động cho đối tượng Hiệu ứng cho chỉ hình ảnh Hiệu ứng cho chỉ văn bản V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn tập lại những kiến thức đã học hôm nay. - Đọc thêm: Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu. - Làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa trang 104. - Đọc tìm hiểu mở rộng SGK/105. VI. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_tin_hic_lop_9_bai_11_tao_cac_hieu_ung_nam_hoc_2019_2.docx