Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán thuật toán.
* Kĩ năng: Biết bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết
* Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên : Giaùo aùn, SGK, máy tính, máy chiếu.
Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Ngày soạn: 23/10/2018 Tuần: 9 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Máy tính và chương trình máy tính c1,c2 Số câu, số điểm 2 0.5đ 2 0.5đ Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình c3,c4, c9,c10 c17,c18 Số câu,số điểm 4 1.0đ 2 0.5đ 6 1.5đ Chương trình máy tính và dữ liệu c6,c11, c12,c15 c19,c20 c21 Số câu,số điểm 4 1.0đ 2 0.5đ 1 2đ 6 1.5đ 1 2đ Sử dụng biến trong chương trình c5,c7,c8,c13, c14,c16 c22 c23 Số câu,số điểm 6 1.5đ 1 2đ 1 1đ 6 1.5đ 2 3đ Tổng 16 4đ 5 3đ 1 2đ 1 1đ 23 10đ Tiết: 17 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ - Kiến thức: Vận dụng kiến thức bài 1,2,3,4 vào bài kiểm tra. - Kĩ năng: Củng cố lại kiến thức đã học. - Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: ¶ Giáo viên: Ra đề và đáp án, đánh máy, in ấn, phôtô 42 bản. ¶ Học sinh: Ôn tập kỹ. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: Hoạt động dẫn dắt vào bài: Hoạt động hình thành kiến thức: MA TRẬN ĐỀ Đề 1: A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Chương trình dịch là gì? a. Chương trình dịch là ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy. b. Chương trình dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên c. Chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình được thực hiện trên máy tính cụ thể. d. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ lập trình. Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình pascal từ khóa program dùng để: a. Khai báo tên chương trình b. Khai báo thư viện c. Khai báo biến d. Khai báo hằng Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình pascal từ khóa uses dùng để: a. Khai báo tên chương trình b. Khai báo thư viện c. Khai báo biến d. Khai báo hằng Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình khẳng định nào sai trong các khẳng định sau: a. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có b. Phần thân chương trình có thể có hoặc không c. Phần khai báo có thể có hoặc không d. Phần thân chương trình nhất thiết phải có. Câu 5: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng: a. Var hs: real; b. Const hs: real; c. Var 5hs: real; d. Var S = 24; Câu 6: Trong Turbo pascal, để kiểm tra lỗi chương trình ta nhấn: a. Tổ hợp phím Alt + F5 b. Tổ hợp phím Alt+ F9 c. Tổ hợp phím Ctrl+ F5 d. Tổ hợp phím Ctrl+ F9 Câu 7: Trong Turbo pascal, để chạy chương trình ta nhấn: a. Tổ hợp phím Alt + F5 b. Tổ hợp phím Alt+ F9 c. Tổ hợp phím Ctrl+ F5 d. Tổ hợp phím Ctrl+ F9 Câu 8: Khai báo biến bằng từ khóa: a. Const b. Var c. Type d. Uses Câu 9: Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là: a. Ngôn ngữ máy tính b. Ngôn ngữ lập trình c. Ngôn ngữ nhị phân d. Ngôn ngữ viết Câu 10: Khẳng định nào đúng khi đặt tên trong ngôn ngữ lập trình pascal sau đây: a. Tên không được bắt đầu bằng chữ số và có thể trùng với từ khóa. b. Tên được chứa dấu cách và không được trùng với từ khóa. c. Tên không được trùng với từ khóa và không được chứa dấu cách. d. Tên không được bắt đầu bằng chữ số, không được chứa dấu cách, không được trùng với từ khóa. Câu 11: Dấu nào sau đây dùng để phân cách các lệnh trong pascal? a. Dấu chấm phẩy b. Dấu phẩy c. Dấu chấm d. Dấu nháy Câu 12: Trong các tên sau đây, tên nào là không hợp lệ trong ngôn ngữ pascal. a. Tamgiac; b. Hinh_chu_ nhat!; c. Hinhthoi; d. 1Hinh_binh_hanh; Câu 13: Trong pascal, mở cửa sổ mới để soạn thảo chương trình: a. File->Open b. File->Save c. File->New d. File-> Exit Câu 14: Trong pascal, để lưu tệp tin đang soạn thảo: a. File->Open b. File->Save c. File->New d. File->Exit Câu 15: Trong pascal, để thoát khỏi chương trình pascal: a. File->Open b. File->Save c. File->New d. File->Exit Câu 16: Khai báo hằng bằng từ khóa nào? a. Var b. Uses c. Type d. Const Câu 17: Trong pascal, để chỉ rõ cho chương trình dịch hiểu dãy chữ số 5233 là kiểu xâu ta phải đặt dãy số 5233 này trong cặp dấu gì? a. Dấu ngoặc đơn b. Dấu ngoặc nhọn c. Dấu nháy đơn d. Dấu ngoặc vuông Câu 18: Trong pascal, phép chia lấy phần dư được kí hiệu gì? a. Div b. Mod c. And d. OR Câu 19: Trong pascal, kết quả của phép chia 2 số là kiểu dữ liệu gì? a. Số thực b. Số nguyên c. Kiểu xâu d. Kiểu chuỗi Câu 20: Biểu thức toán học (a2 + b)(1+c)3 được biểu diễn trong pascal như thế nào? a. (a*a+b)(1+c)(1+c) b. (a.a+b)*(1+c)*(1+c)*(1+c) c. (a*a+b)*(1+c)*(1+c)*(1+c) d. (a.a+b).(1+c).(1+c).(1+c) B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 21: (2đ) Chuyển các biểu thức toán học sau sang biểu thức được viết trong Pascal? a. b. c. d. Câu 22: (2đ) Thực hiện các phép tính sau? a. 125 Mod 7 = .. b. 63 Div 8 =.. c. 234 mod 3 =......... d. 73 div 6=......... Câu 23: (1đ) Viết chương trình pascal tính tổng các số tự nhiên? ĐÁP ÁN: A. TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A c a b b a b d b b d a d c b d d c b a c B. TỰ LUẬN(5đ) Câu 21: (2đ) a. => (a*a+1)-3/a; b. => (3+5)/6+2*2*(2*3); c. => x+y*y*y; d. => 1/2*a*b+c*c; Câu 22: (2đ) a. 125 Mod 7 =6 b. 63 Div 8 =7 c. 234 mod 3 =0 d. 73 div 6= 12 Câu 23: (1đ) Program tinhtong; Var a,b : interger; S : real; Begin Write(‘Nhap a va b :’); Readln (a,b); S:= a+b; Writeln(‘ Tong can tim la :’,S:5:1); Readln End. Đề 2: A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Tên hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal là: a. 16abc; b. Hinh thang; c. D15; d. Program; Câu 2: Từ khoá để khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal là: a. Const b. Var c. Real d. End Câu 3: Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là: a. Begin à Program à End. b. Program à End à Begin. c. End à Program à Begin. d. Program à Begin à End. Câu 4: Phần nguyên trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là: a. 16 div 5 = 1 b. 16 mod 5 = 1 c. 16 div 5 = 3 d. 16 mod 5 = 3 Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình pascal từ khóa Const dùng để: a. Khai báo tên chương trình b. Khai báo thư viện c. Khai báo biến d. Khai báo hằng Câu 6: Khẳng định nào đúng khi đặt tên trong ngôn ngữ lập trình pascal sau đây: a. Tên không được bắt đầu bằng chữ số và có thể trùng với từ khóa. b. Tên không được bắt đầu bằng chữ số, không được chứa dấu cách, không được trùng với từ khóa. c. Tên được chứa dấu cách và không được trùng với từ khóa. d. Tên không được trùng với từ khóa và không được chứa dấu cách. Câu 7: Trong Turbo pascal, để kiểm tra lỗi chương trình ta nhấn: a. Tổ hợp phím Alt + F5 b. Tổ hợp phím Ctrl+ F5 c. Tổ hợp phím Alt+ F9 d. Tổ hợp phím Ctrl+ F9 Câu 8: Khai báo biến bằng từ khóa nào? a. Const b. Uses c. Type d. Var Câu 9: Trong Turbo pascal, để chạy chương trình ta nhấn: a. Tổ hợp phím Ctrl+ F9 b. Tổ hợp phím Alt+ F9 c. Tổ hợp phím Ctrl+ F5 d. Tổ hợp phím Alt + F5 Câu 10: Chương trình dịch là gì? a. Chương trình dịch là ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy. b. Chương trình dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên c. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ lập trình. d. Chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình thành chương trình được thực hiện trên máy tính cụ thể. Câu 11: Dấu nào sau đây dùng để phân cách các lệnh trong pascal? a. Dấu chấm phẩy b. Dấu phẩy c. Dấu chấm d. Dấu nháy Câu 12: Trong pascal, mở cửa sổ mới để soạn thảo chương trình: a. File->Exit b. File->Save c. File-> Open d. File->New Câu 13: Trong pascal, để lưu tệp tin đang soạn thảo: a. File->New b. File->Save c. File->Open d. File->Exit Câu 14: Trong pascal, để thoát khỏi chương trình pascal: a. File->Open b. File->Exit c. File->New d. File->Save Câu 15: Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là? a. Ngôn ngữ máy tính b. Ngôn ngữ lập trình c. Ngôn ngữ nhị phân d. Ngôn ngữ viết Câu 16: Trong ngôn ngữ lập trình pascal từ khóa program dùng để: a. Khai báo hằng b. Khai báo biến c. Khai báo tên chương trình d. Khai báo thư viện Câu 17: Trong pascal, phép chia lấy phần dư được kí hiệu gì? a. Div b. And c. Mod d. OR Câu 18: Trong ngôn ngữ lập trình khẳng định nào sai trong các khẳng định sau: a. Phần thân chương trình có thể có hoặc không b. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có c. Phần thân chương trình nhất thiết phải có d. Phần khai báo có thể có hoặc không . Câu 19: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng a. Var S = 24; b. Var hs: real; c. Const hs: real; d. Var 5hs: real; Câu 20: Trong pascal, kết quả của phép chia 1 số là kiểu dữ liệu gì? a. Số thực b. Số nguyên c. Kiểu xâu d. Kiểu chuỗi B. TỰ LUẬN (5 ®iÓm) Câu 21: (2đ) Xác định kết quả của các biểu thức sau? a) 15 – 8 > 7 ; b) (20 – 15)2 = 25; Câu 22: (2đ) Hãy liệt kê lỗi (nếu có) trong chương trình sau? const Pi:=3.1416; Var cv, dt: integer r: real; Begin r=5.5; cv:=2*Pi*r; dt=pi*r*r; writeln('Chu vi là:=cv'); writeln(' dien tich la:=dt'); readln end. Câu 23: (1đ) Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím)? ĐÁP ÁN: A. TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A c b d c d b c d a d a d b b b c c d b b B. TỰ LUẬN (5đ) Câu 21: (2đ) a. sai b. đúng Câu 22:(2đ) const Pi =3.1416; Var cv, dt: integer; r:=5.5; dt: =pi*r*r; Câu 23:(1đ) Program tinhtoan; Var a,h : interger; S : real; Const b=2; Begin Write(‘Nhap canh và chieu cao :’); Readln (a,h); S:=(a*h)/b; Writeln(‘ Dien tich hinh tam giac la :’,S:5:1); Readln End. 3. Hoạt động luyện tập: 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm .. Ngày soạn: 23/10/2018 Tuần: 9 Tiết: 18 BÀI 5: TỪ THUẬT TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán thuật toán. * Kĩ năng: Biết bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: ¶ Giáo viên : Giaùo aùn, SGK, máy tính, máy chiếu. ¶ Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: Hoạt động dẫn dắt vào bài: Kiểm tra bài cũ: không Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung I. Bài toán và xác định bài toán - GV: khái niệm bài toán đã quá quen thuộc với các em như khi em đã học môn Vật lý, toán học, hóa học...giới thiệu một số bài toán như: Bài toán tính diện tích của hình thang, bài toán xác định vận tốc của một chiếc xe khi đã biết trước quãng đường là 5 km và thời gian mà xe đó chạy là 60 phút, bài toán tìm nồng độ của một NaOH khi có thể tích V=3 lít và khối lượng của NaOH là 2 gam. Còn rất nhiều bài toán mà các em đã gặp. Ngoài các bài toán đơn giản còn có nhiều bài toán không cho điều kiện cho trước mà phải qua giá trị trung gian để tìm kiếm hay những bài toán phức tạp hơn như bài toán lập bảng cửu chương, bài toán tính lương của 10 ngàn công nhân trong một xí nghiệp. ? Vậy em hãy cho biết bài toán là gì -HS: trả lời - GV: chốt lại - HS: ghi nhận - GV: để giải quyết một bài toán nào đó thì em cần phải làm điều gì trước tiên? -HS: trả lời - GV: nhấn mạnh xác định bài toán là rất quan trọng khi tiến hành lập trình. Khi các em đã nắm vững kiến thức bài 5 thì các bài sau sẽ dễ dàng tiếp thu hơn rất nhiều. - GV: để một máy tính giải được bài toán thì em phải làm gì? - HS: xác định được Input và output - GV: yêu cầu học sinh xác định Input và Output của các bài tập sau: Sau khi học sinh đưa ra 1. Bài toán là gì? - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết - Để giải quyết được bài toán cần phải: Xác định bài toán tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. 2. Các bài toán trong Tin học Bài toán 1: Tính tổng của 2 số a và b được gõ từ bàn phím Bài toán 2: Tính giá trị của biểu thức P= (a*b-c)/d với a, b, c, d là các số thực tùy ý Bắt đầu - Nhập giá trị cho a, b, c, d - Tính tích a*b và nhớ kết quả vào P1 - Tìm hiệu P1-c và nhớ kết quả vào P2 - Tính thương P2/d và nhớ kết quả vào P - In giá trị của P ra màn hình Kết thúc. Bài toán 3: Viết chương trình điều khiển Robot nhặt rác theo sơ đồ bài 1 II. Quá trình giải bài toán trên máy tính - GV: giải bài toán trên máy tính nghĩa là gì? - HS: nghiên cứu SGK và trả lời. - GV: Để máy tính có thể giải được bài toán thì con người cần chỉ dẫn cho máy tính. Tuy nhiên sự chỉ dẫn của con người để máy tính thực hiện phải rất cụ thể, chi tiết và đặc biệt là máy tính phải “hiểu” được sự chỉ dẫn này. ? Máy tính có thể giải được bài toán không? - HS: không được cần phải có sự chỉ dẫn của con người. VD: Robot nhặc rác phải được con người viết chương trình điều khiển máy tính rẽ phải, trái, tiến thẳng, nhặt rác là do con người nghĩ ra, máy tính chỉ thực hiện những thao tác theo sự chỉ dẫn của con người. - GV: Chốt lại; con người tìm ra cách thức, chỉ ra các thao tác để giải quyết công việc, máy tính chỉ thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn. Máy tính không tự giải được bài toán. ? Em hiểu thế nào là thuật toán. - HS: Tập hợp các bước để điều khiển Robot nhặc rác chính là một thuật toán. - GV: mô tả lại 3 bài toán ở mục I bằng thuật toán để dẫn dắt học sinh đến các bước để giải một bài toán. ? Em hãy nêu các bước của quá trình giải một bài toán. - HS: nghiên cứu SGK trả lời. - HS: nhận xét. - GV: bổ sung cho hoàn thiện -HS: ghi nhận - GV: Máy tính chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ con người sử dụng để viết chương trình. Mô tả thuật toán với ngôn ngữ tự nhiên thì chỉ có con người mới hiểu, máy tính không thể hiểu được. để máy tính có thể hiểu được và có thể thực hiện được thì cần mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình. Việc mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình để máy tính có thể hiểu, thực hiện được chính là viết chương trình Các bước để nhờ máy tính giải một bài toán: Bước 1: Xác định bài toán là xác định (thông tin vào- Input) và kết quả cần xác định ( thông tin ra- Output). Bước 2: thiết lập phương án để giải quyết ( xây dựng thuật toán) là tìm, lựa chọn thuật toán và mô tả nó bằng ngôn ngữ tự nhiên. Bước 3: viết chương trình (lập trình_ là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được 3. Hoạt động luyện tập: ? Nhắc lại khái niệm về bài toán, thế nào là đầu vào và đầu ra của bài toán. ? Thế nào là xác định bài toán. 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Khánh Hưng, ngày: 25/10/2018 Kí duyệt: Phạm Huy Bình
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_9_nam_hoc_2018_2019.doc